Bộ Dân tộc và Tôn giáo làm việc với các tỉnh: Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An
Sáng nay (4/4),
Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức buổi làm việc trực tuyến với các tỉnh: Hà Nam,
Thanh Hóa, Nghệ An về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ
tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đào Ngọc Dung – Ủy viên
Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Thành viên Chính phủ chủ trì
buổi làm việc. Tham dự có lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương.
Chủ trì buổi
làm việc tại điểm cầu tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Nguyễn Đức Trung - Bí thư
Tỉnh ủy; Lê Hồng Vinh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Tham dự có lãnh
đạo các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan.
Quang cảnh buổi làm việc tại điểm cầu Nghệ An
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các tỉnh: Nghệ An, Thanh
Hóa, Hà Nam đã báo cáo về tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, các Chương trình mục tiêu quốc gia
(MTQG), xây
dựng nhà ở xã hội và phong
trào thi đua xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm
(GRDP) trên
địa bàn tỉnh Nghệ
An Quý I ước đạt 8%
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng
Vinh cho biết, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập
khẩu, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, các Chương trình MTQG, xây dựng nhà ở xã hội và phong trào thi đua xoá nhà tạm, nhà
dột nát trên địa bàn tỉnh được triển khai quyết liệt, đồng
bộ và đạt được nhiều kết quả khá tích cực trên
các lĩnh vực. Tốc độ
tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) quý I ước đạt 8,0% (xếp thứ 27 cả
nước, thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ và thứ 5 vùng Bắc Trung Bộ và duyên
hải Trung Bộ), đây cũng là mức tăng trưởng Quý I cao nhất trong 5 năm gần đây của tỉnh
Nghệ An.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh phát biểu tại buổi làm việc
Khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản tiếp
tục duy trì tăng trưởng ổn định, ước tăng 5,02%, bảo đảm theo kế hoạch đề ra. Khu vực công nghiệp, xây dựng ước
tăng 11%, riêng công
nghiệp tăng 11,07%, đóng vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng, các ngành
sản xuất công nghiệp chủ lực vẫn duy trì tăng trưởng ở mức khá. Chỉ
số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,74%;
trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,41%; công nghiệp khai khoáng
ước tăng 20,62%.
Khu vực dịch vụ
và thuế trợ cấp trừ sản phẩm đều có mức tăng đạt 7,02%. Hoạt động thương mại diễn ra khá sôi động, giá cả hàng hóa
cơ bản ổn định: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 46.237 tỷ đồng, tăng 27,02%; Kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa quý I ước
đạt 840,92 triệu USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt
667,62 triệu USD, tăng 36,76% so với cùng kỳ.
Thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn quý I thực hiện 6.311 tỷ đồng, đạt 35,6% dự toán HĐND tỉnh
giao và bằng
99,9% cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 5.954 tỷ đồng, đạt
37,2% dự toán; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 293,6
tỷ đồng,
đạt 18%
dự toán.
Thu hút đầu tư tiếp tục đạt kết quả tích cực; trong quý
I, tỉnh đã chấp
thuận chủ trương đầu tư cho 10 dự án với tổng mức đầu tư 2.223 tỷ đồng, điều
chỉnh 38 lượt dự án. Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 6.719 tỷ đồng. Đặc
biệt, trong quý I, tỉnh
Nghệ An đã hoàn thành thủ tục và trao quyết định chủ trương đầu tư
dự án Khu công nghiệp VSIP
Nghệ An 3 với diện tích
hơn 181ha, vốn đầu tư đăng ký 52,5 triệu USD.
Về công tác giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện các Chương
trình MTQG: Tính đến ngày 31/3, ước tỷ lệ giải ngân của
tỉnh đạt 17,18% tổng kế
hoạch được giao, xếp thứ 14 so với các địa phương và cao hơn so với
mức bình quân cả nước (9,53%); trong đó nguồn vốn các Chương trình MTQG có chuyển biến tích cực, hiện đã giải
ngân đạt 22,33% kế
hoạch, cao hơn so với mức bình quân cả nước là 16,57%. Các công trình, dự án trọng điểm liên
vùng trên địa bàn tỉnh cơ bản bảo đảm tiến độ đề ra.
Về xây dựng nhà ở xã hội,
phong trào thi đua xoá nhà tạm, nhà dột nát: Hiện
nay, trên địa bàn tỉnh có 05 dự án nhà ở xã hội độc lập, 36 dự án nhà ở xã hội
trong quỹ 20% của các dự án thương mại và 06 dự án nhà lưu trú công nhân khu
công nghiệp; dự kiến sau khi hoàn thành sẽ cung ứng khoảng 35 nghìn căn hộ, đến
nay có 3 dự án với 1.756 căn hộ đã hoàn thành. Luỹ kế từ năm
2023 đến nay, tỉnh Nghệ An đã vận động, hỗ trợ thực hiện Chương trình xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người nghèo và người có
hoàn cảnh khó khăn về nhà ở với tổng số kinh phí gần 1.000 tỷ đồng, xây dựng 13.527 căn (trong đó xây mới 10.576 nhà, sửa chữa 2.951 nhà), đạt 64,31% tổng nhu cầu giai đoạn 2023-2025, tỉnh Nghệ An quyết tâm
phấn đấu hoàn thành mục tiêu trước ngày 31/7/2025…
Các đại biểu tham dự buổi làm việc tại điểm cầu Nghệ An
Tại buổi làm việc, tỉnh Nghệ An kiến nghị một số nội dung vướng mắc liên quan
đến việc triển khai các văn bản pháp luật mới về đất đai, đầu tư công cần sự
hướng dẫn, giải đáp của các Bộ, ngành Trung ương như: Thẩm quyền xác minh điều
kiện nhà ở của các đối tượng mua nhà ở xã hội; xác định phần diện tích vi phạm
để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án chậm tiến độ. Việc
bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nhà ở thương mại hoặc dự án khu đô thị
nhưng không đáp ứng tiêu chí khu đô thị được thực hiện thông qua hình thức nào;
một số nội dung liên quan đến Luật Đầu tư công như thẩm quyền gia hạn thời gian
bố trí vốn đối với các dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư
công năm 2019; thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn do thay đổi
nhu cầu sử dụng giữa các cơ quan, đơn vị; phân loại đối với trường hợp dự án
xây dựng đường giao thông phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh,...
Tập trung
quyết liệt đẩy mạnh công tác giải ngân nguồn vốn đầu tư công
Qua nghe báo cáo của các địa phương, lãnh đạo các Bộ,
ngành Trung ương đánh giá cao hoạt động sản xuất kinh doanh đầu tư công, xây
dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh, nhất là trong thu hút đầu
tư các dự án trên địa bàn các địa phương; đồng thời đề nghị các địa phương có biện
pháp trong thu hút đầu tư các dự án vào địa bàn; tập trung quyết liệt cho công
tác giải ngân nguồn vốn đầu tư công; tăng cường đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người nghèo và người có
hoàn cảnh khó khăn về nhà ở;… Liên quan
đến các kiến nghị của các tỉnh, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương đã giải đáp
cụ thể các nội dung thuộc thẩm quyền; đồng thời cho biết sẽ tham mưu sửa đổi,
bổ sung Luật Đầu tư công phù hợp với thực tế để sớm đưa các dự án trên địa bàn
của các địa phương vào hoạt động, tăng thu ngân sách, đảm bảo các chỉ tiêu tăng
trưởng.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung phát
biểu
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức
Trung trân trọng cảm ơn Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo và các Bộ, ngành Trung
ương trong suốt thời gian qua đã luôn quan tâm, tháo gỡ, giải
quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cho tỉnh, đặc biệt là công
tác an sinh xã hội.
Bí thư Tỉnh ủy chia sẻ, thời gian qua, Tỉnh ủy Nghệ An
luôn quan tâm và đồng hành với UBND tỉnh để thực hiện các chỉ tiêu về tăng
trưởng kinh tế, xử lý vấn đề, tháo gỡ vướng mắc khó khăn để tạo thuận lợi cho
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo UBND tỉnh về các hoạt
động sản xuất kinh doanh; giải pháp thúc đẩy tăng trưởng; sắp xếp đơn vị hành
chính;… Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, Nghệ An quyết tâm cao, nỗ lực lớn nhưng thực
tế có những vấn đề phát sinh và cũng rất lo lắng, đặc biệt trong quý II/2025 là
quý áp lực nhất đối với các địa phương khi tập trung cao độ cho việc thực hiện
chủ trương tổ chức mô hình chính quyền 2 cấp, không tổ chức chính quyền cấp
huyện, sắp xếp lại ĐVHC cấp xã, đây là vấn đề rất áp lực về mặt thời gian và
tiến độ công việc. Tỉnh Nghệ An đã tổ chức 5 đoàn công tác do các đồng chí Phó
Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến các địa phương để rà soát các vấn đề
phát sinh liên quan để chủ động trong công việc, không để gián đoạn khi không
tổ chức chính quyền cấp huyện, sắp xếp lại ĐVHC cấp xã.
Nghệ An cũng xác định bên cạnh những khó khăn, là tỉnh
rộng nhất cả nước, di chuyển từ trung tâm đến các địa phương rất khó, chủ yếu
là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhưng Nghệ An là một trong ít tỉnh
có Nghị quyết riêng của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển Nghệ
An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Nghệ An, đây là
những nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng, là những thuận lợi để Nghệ An phát
triển. Thời gian qua, Trung ương cũng đã có chỉ đạo tháo gỡ những điểm
nghẽn cho tỉnh nên tỉnh cũng đạt được kết quả cao trong thu hút đầu tư, nhất là
thu hút đầu tư FDI.
Tiếp thu các ý kiến của các Bộ, ngành, tỉnh Nghệ An sẽ
rà soát lại các nhiệm vụ và thực hiện tốt trong thời gian tới, nhất là các vấn
đề liên quan đến chính sách cho người nghèo và vùng dân tộc thiểu số và miền
núi; đồng thời tỉnh rất mong nhận được sự quan tâm của cá nhân Bộ trưởng Bộ Dân
tộc và Tôn giáo, của Chính phủ cũng như các Bộ, ngành Trung ương giúp cho Nghệ
An thực hiện được các mục tiêu của năm 2025, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng
trên 10,5% đã được Chính phủ giao.
Tiếp tục tập
trung cao độ cho công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn
giáo Đào Ngọc Dung biểu dương và đánh giá cao kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh 3 tỉnh
trong quý I/2025, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng đạt rất cao; thu ngân sách tương đối tốt; tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công
đạt trên mức trung bình chung của cả nước; công tác xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người nghèo và người có
hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đạt kết quả tích
cực;…
Trước các
khó khăn, vướng mắc của địa phương, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo đề nghị
lãnh đạo 3 tỉnh cần tập trung cao cho công tác giải ngân nguồn vốn đầu tư công
hiệu quả nhất; đánh giá, rà soát lại các Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương
trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021-2030 để đẩy nhanh thực hiện theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc
hội; quan tâm triển khai các dự án trọng điểm, các khu công nghiệp trên địa bàn;
quan tâm đến hạ tầng trục chính giao thông, huyết mạch để đầu tư thực hiện đồng
bộ; triển khai thực hiện đột phá khoa học công
nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia theo tinh thần Nghị quyết số
57-NQ/TW của Bộ Chính trị. Quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực,
đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi…
Về công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân, các địa
phương sớm chỉ đạo ngành Giáo dục và Y tế quan tâm kiên cố hóa trường lớp vùng
miền núi; có những chính sách đặc biệt đối với công tác chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân.
Về công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát, Bộ trưởng Bộ Dân
tộc và Tôn giáo ghi nhận và đánh giá rất cao 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa trong triển
khai thực hiện và đạt kết quả rất tích cực, đặc biệt là tỉnh Nghệ An; thời gian
tới, Bộ trưởng đề nghị các địa phương tiếp tục tập trung cao độ cho công tác này.
Đối với các kiến nghị, đề xuất của các tỉnh, Bộ trưởng
Bộ Dân tộc và Tôn giáo đề nghị các Bộ, ngành phải trả lời bằng văn bản cho các
địa phương; rà soát lại các Chương trình MTQG và tổng hợp các kiến nghị vượt thẩm
quyền báo cáo Chính phủ xem xét, giải quyết.
H.B