image banner

image advertisement image advertisement

Danh mục có lý lịch dự kiến các tuyến đường đề nghị đặt tên trên địa bàn thị trấn Quán hành

      

UBND TỈNH NGHỆ AN

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG

THỊ TRẤN QUÁN HÀNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nghệ An, ngày   tháng 4 năm 2024

 

DANH MỤC CÓ LÝ LỊCH DỰ KIẾN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG ĐỀ NGHỊ ĐẶT TÊN

TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN QUÁN HÀNH

 

TT

(1)

 

Tên đường

(2)

Trích ngang lý lịch danh nhân,

sự  kiện, địa danh (3)

 

Hiện trạng

(4)

 

Điểm

đầu

(5)

 

Điểm

cuối

(6)

Chiều

dài

(m)

(7)

 

Chiều rộng

hiện trạng (m)

(8)

Chiều rộng quy hoạch

(m)

(9)

Loại hình

(10)

I

Trục Bắc Nam : Sắp xếp thứ tự từ tuyến Đường QL1A xuống các tuyến Phía Tây thị trấn (8 tuyến)

 1

Nguyễn Duy Trinh

 

   Nguyễn Duy Trinh (1910 -1985), tên khai sinh là Nguyễn Đình Biền, sinh ra tại làng Cổ Đan, tổng Đặng Xá, (nay là xã Phúc Thọ), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Năm 1927, ông tham gia các phong trào học sinh chống áp bức của bọn đế quốc phong kiến đòi tự do hoạt động ở thành phố Vinh. Năm 1928, tham gia Đảng Tân Việt - một trong những tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam, tich cực hoạt động ở Sài Gòn- Gia Định, bị thực dân Pháp bắt và kết án 18 tháng tù, trục xuất về quê. Năm 1930, ông là một trong những đảng viên lớp đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam. Sau cách mạng tháng Tám 1945, giữ chức Phó Chủ tịch Uỷ ban hành chính Trung bộ. Năm 1949, giữ chức Bí thư Liên khu uỷ V, kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Trung bộ. Cuối năm 1954, đồng chí làm Chánh văn phòng Trung ương Đảng. Năm 1958, đồng chí làm Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Năm 1960, giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, sau đó kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước(1963-1964). Tháng 4/1965, đồng chí là Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tháng 12/1976, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng và làm Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho đến năm 1980. Năm 1982, được phân công Thường trực Ban nghiên cứu chiến lược kinh tế- xã hội của Trung ương Đảng và Chính phủ.

Đường nhựa

  Giao với đường Phạm Nguyễn Du ( Km448+700 QL1A

Ngã 3 đường Tránh Vinh)

 

Giao với Ngã 3 tuyến đường Nguyễn Đức Công (Km451+258,9 QL1A xóm 1 xã Nghi Trung )

2.558,9 m

30-35 m

34,5 m

Nhà chính trị

 2

Võ Đại Huệ

Võ Đại Huệ (1952-1979), quê ở xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội 11, tiểu đoàn 3, trung đoàn 16, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1969 đến năm 1972, Võ Đại Huệ tham gia chiến đấu chống Mỹ trên các chiến trường Đường 9, Khe Sanh, Tây Nguyên... Đồng chí đã lập nhiều chiến công, được thưởng hai Huân chương Chiến công. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Võ Đại Huệ tình nguyện sang công an nhân nhân vũ trang và được điều động về trung đoàn 16. Chiều ngày 18 tháng 2 năm 1979, chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, Võ Đại Huệ chỉ huy đơn vị phá vòng vây dày đặc của địch, di chuyển đến vị trí mới, đồng chí đã anh dũng hy sinh.
Võ Đại Huệ được truy thăng cấp hàm trung úy và truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất.
Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Võ Đại Huệ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Đường láng nhựa

 Chợ Quán Hành

(TP số 3)

Giao với tuyến đường Nguyễn Thị Nhã (Nhà văn hóa TDP số 2 cũ )

554  m

7,5-9 m

12 m

Anh hùng lực lượng vũ trang

 3

Hoàng Phan Thái

 

Hoàng Phan Thái (1819 – 1865), người làng Cổ Đan, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; hiệu là Đại Hưu; ông nổi tiếng thông minh và học giỏi từ lúc còn nhỏ; lớn lên thi đậu đầu xứ nên được gọi là Đầu Xứ Thái. Sống dưới thời Tự Đức và nhìn xa thấy rộng về thời cuộc, ông có khuynh hướng canh tân, từng đề xuất việc lập tân đảng để đưa nước nhà tiến bộ trên đường văn minh. Hưởng ứng "Hịch Bình Tây”, Phan Thái xưng hiệu là “Đông Hải đại tướng quân” chiêu mộ nghĩa binh chống lại sự bạc nhược của triều đình Huế đầu hàng giặc Pháp. Triều đình Huế đưa quân đến Nghi Lộc quê hương ông vây bắt. Ông bị bắt đưa ra xử chém. Ông mất năm 1865. Phan Bội Châu gọi Hoàng Phan Thái là “Cách Mạng Khai Sơn Chi Tổ”.

Đường nhựa

 

Giao với đường Nguyễn Năng Tĩnh  (đường QL1A đi xóm Kim Liên )

Giao đường Hoài Thanh (Ngã 3 Phòng giáo dục)

1401,6 m

15 m

15 m

Sỹ phu yêu nước

4

Nguyễn Xí

 

Nguyễn Xí (1397–1465) xuất thân trong một gia đình làm muối ở làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc, nay là xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu dấy binh. Trong suốt 10 năm khởi nghĩa, Nguyễn Xí luôn là vị tướng tiên phong, vào sinh ra tử, tham gia đánh thắng nhiều trận đánh lớn, như: Bồ Đằng, Trà Lân, thành Nghệ An, thành Diễn Châu, Tốt Động, Chúc Động, Đông Quan, Xương Giang...Năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi vua, Nguyễn Xí được xếp vào hàng "khai quốc công thần". Năm Thuận Thiên thứ hai (1429), nhà vua cho khắc biển công thần, khi bàn công, ông đứng vào hàng thứ năm, được phong tước Huyện Hầu. Để thể hiện sự ưu ái đặc biệt cho những người có công lớn trong khởi nghĩa, Lê Lợi đã ban quốc tính cho Nguyễn Xí là Lê Xí. Với tấm lòng trung quân ái quốc, Nguyễn Xí đã phục vụ dưới 4 triều vua Lê: Vua Lê Thái Tổ, vua Lê Thái Tông, vua Lê Nhân Tông và Lê Thánh Tông. Ông có nhiều công lao to lớn đối với nhà nước Đại Việt.

Đường nhựa

(Đường 35M)

Giao với đường Trần Văn Quang (chân cầu vượt QL48E)

Giao đường Nguyễn Đức Công (Ngã 3 TTYT)

2.371,7 m

35 m

35 m

Danh thần thời Lê

5

Nguyễn Thị Xân

Nguyễn Thị Xân (1902-1992) Quê làng Kỳ Trân, tổng Thượng Xá, nay thuộc xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, hồi nhỏ có tên là Chính, sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống yêu nước. Cuối năm 1929 Bà được giao nhiệm vụ mua vải may cờ đỏ búa liềm, in truyền đơn tuyên truyền nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga lần thứ 12. Ngày 01/5/1930, Bà trở thành ủy viên BCH huyện Đảng bộ, trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh của huyện Nghi Lộc trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Năm 1931, Bà được điều động làm việc ở Tỉnh ủy và trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng  huyện Anh Sơn. Tháng 4/1938, Bà được bầu vào BCH Tỉnh ủy Nghệ An, phụ trách công tác phụ vận và lãnh đạo các huyện miền Tây Nghệ An, sau đó bị bắt và đày tại nhà tù Nha Trang (Khánh Hòa). Tháng 4/1945, bà thoát khỏi nhà tù, trên đường trở về Nghệ An, tham gia đâú tranh cướp chính quyền ở Quảng Ngãi và được bầu làm Phó Chủ tịch UBHC tỉnh Quảng Ngãi khóa đầu tiên. Năm 1954, bà về Nghệ An hoạt động một thời gian rồi về nghỉ hưu và mất ngày 30/10/1992. Quá trình hoạt động bà được tặng nhiều Huân chương, trong đó có Huân chương lao động hạng nhất.

Đường láng nhựa

 Giao với đường Nguyễn Trương Khoát (đường Quán Hành – Xã Đoài)

Giao với đường Nguyễn Năng Tĩnh (Xưởng may Chương Hoa)

791  m

9 m

9 m

Chiến sỹ Cách mạng

6

Trương Vân Lĩnh

 

Trương Vân Lĩnh (1902 – 1945), tên khai sinh là Trương Văn Thanh, bí danh Nguyễn An, là nhà cách mạng chống Pháp, một trong những lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Sinh ra tại làng Tuỵ Anh, tổng Vân Trình (nay xã Nghi Phương), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là người theo đạo Công giáo. Năm 1923, ông gia nhập Cách mạng thanh niên đồng chí hội. Năm 1926, Trương Vân Lĩnh gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc. Cuối năm 1926, ông được Đảng cộng sản Trung Quốc cử vào học trường Võ bị Hoàng Phố. Tốt nghiệp trường Võ bị, ông được cử chỉ huy một đơn vị quân đội Quốc dân đảng. Năm 1932 ông bị bắt, kết án khổ sai. Ngày 4/12/1942, Trương Vân Lĩnh cùng đồng chí Chu Huệ, Trần Hữu Doánh và Nguyễn Tạo vượt ngục trở về hoạt động cách mạng. Ngày 18/9/1944, ông bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà tù Hoả Lò (Hà Nội).  Sau cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí Trương Vân Lĩnh được Trung ương Đảng giao nhiệm vụ phụ trách trường Quân chính ở Hà Nội và đồng chí mất tại đây ngày 23/11/1945.

Đường láng nhựa

Giao với đường Quy hoạch 18m

Giao đường Nguyễn Đức Công (Ngã tư TDP số giáp Nghi Trung

2.071,73 m

10 m

15 m

Nhà cách mạng

7

Lê Văn Miến

 

Lê Văn Miến (1873 -1943), tên gọi khác là Lê Huy Miến, quê ở làng Ông La, xã Kim Khê, huyện Nghi Lộc (nay là xóm Kim La, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc). Ông là nhà giáo, họa sĩ vẽ tranh sơn dầu đầu tiên của Việt Nam. Năm 1888, ông sang Pháp học tại Trường Thuộc địa (école Coloniale), rồi vào học ở Trường Mỹ thuật Paris. Sau 6 năm học tập, ông về nước, được nhà soạn tuồng Đào Tấn đương chức Tổng đốc An - Tịnh mời về dinh làm Đốc giáo Trường Pháp - Việt Vinh. Tại đây ông đã vẽ hai bức tranh sơn dầu nổi tiếng tiêu biểu cho sự mở đường, mở một lối vẽ, một cách sử dụng chất liệu cho nền hội họa hiện đại nước ta, là bức Bình văn và bức Chân dung Cụ tú Mền (hiện còn lưu giữ ở Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam). Ông là người thành lập Hoan Châu học Hội 1905. Năm 1907, ông được triệu về Huế dạy học. Ông dạy tại Trường Quốc Học, Trường Hậu bổ và Quốc Tử giám, sau làm Hiệu trưởng trường này. Học trò của ông sau này nhiều người trở thành nhà văn nhà thơ, nhà hoạt động chính trị, nhà yêu nước nổi tiếng như: Lê Thước, Lê Đình Thám, Trần Đình Nam, Võ Liêm Sơn, Lê Đình Dương, Lê Văn Kỷ, Phạm Phú Tiết. Đặc biệt, ông từng hai lần dạy Nguyễn Tất Thành tại Trường Tiểu học Vinh và Quốc học Huế. Ông ủng hộ, tạo điều kiện cho lớp trẻ hoạt động yêu nước. Ông mất ngày 6 tháng 6 năm 1943, tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, hưởng thọ 70 tuổi.

Đường bê tông

Giao với đường Nguyễn Năng Tĩnh (Đoạn gần Nghĩa Trang Kim Liên)

Giao đường Nguyễn Đức Công (Nhà ông Thành TDP số 5)

2124,7 m

4-5 m

5,5m

Nhà giáo, họa sĩ

8

Đinh Văn Chất

 

Đinh Văn Chất (18431887), tự Giả Phu, hiệu Trực Hiên, là một nhà khoa bảng, quan lại nhà Nguyên và một sĩ phu kháng Pháp dưới triều vua Tự Đức trong lịch sử Việt Nam.

Ông sinh ra tại làng Ông La Giáp, xã Kim Khê, tổng Kim Nguyên, huyện Chân Lộc, phủ Anh Sơn (nay là xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc), tỉnh Nghệ An,

Khoa thi Mậu Thìn 1868, ông đỗ Cử nhân tại trường thi Hương Nghệ An.[2]Khoa thi năm Ất Hợi 1875, ông đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân.[3][4]

Sau khi đỗ đạt, ông được triều đình bổ làm Tri phủ Nghĩa Hưng (Nam Định).[5] Do có công yên dân và mẫn cán trong công việc, tháng 11 năm 1882, ông được vua Tự Đức ban thưởng: "Thưởng cho Tri phủ Nghĩa Hưng là Đinh Văn Chất 1 cái kim khánh có chữ “Liêm bình cần cán”

Sau Hòa ước Quý Mùi 1883, ông được phái chủ chiến cử làm Thanh Hóa Thương biện quân vụ, rồi được phong làm Sơn phòng Chánh sứ, chiêu lập nghĩa binh chống Pháp, lập căn cứ ở vùng Thạch Bàn.

Ngày 5 tháng 7 năm 1885, kinh đô thất thủ, vua Hàm Nghi bôn tẩu, xuống chiếu Cần Vương. Nghĩa quân Đinh Văn Chất hưởng ứng.

năm 1887, Đinh Văn Chất bị quân Pháp bắt được, bị giao cho Nam triều xử tội. Dưới áp lực của người Pháp, triều đình Đồng Khánh khép ông tội khi quân và hạ chiếu tru di tam tộc, bị chặt đầu bêu xác ngày 17 tháng Mười năm Đinh Hợi, tức ngày 28 tháng 11 năm 1887.

Đường bê tông

Giao với đường Nguyễn Năng Tĩnh (ông Cương)

Giao đường Nguyễn Đức Công (Nhà ông Sỹ)

2.157 m

5 m

18 m

Danh thần thời Nguyễn

II

Trục Đông Tây (11 tuyến)

1

Nguyễn Đức Công

Nguyễn Đức Công (1874-1916)

Chí sĩ, liệt sĩ Nguyễn Đức Công, hay Hoàng Trọng Mậu tự là Báu Thụ, quê xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh nghệ An. Nguyễn Đức Công được xem là một con người đặc biệt thông minh, thông thạo cổ văn Trung Quốc và nói tiếng phổ thông như người Bắc Kinh. Tham gia phong trào Đông du. Năm 1902, ông sang Nhật học trường Đồng Văn Thư viện. Năm 1906, bị Nhật trục xuất, ông sang Trung Quốc hoạt động. Tốt nghiệp trường võ bị Bắc Kinh, ông đặc biệt quan tâm đến chiến lược cách mạng. Năm 1912, ông tham gia Việt Nam Cách mạng Đảng, giữ chức Bí thư và Quân vụ Ủy viên (ủy viên phụ trách quân sự). Cùng với Phan Bội Châu thảo "Việt Nam Quang phục quân phương lược" (chiến lược cách mạng trong tuyên ngôn của Hội). Ông cũng là người làm phần ghi chú và viết lời tựa cho cuốn Việt nam Quốc sử Khảo của Phan Bội Châu. Tháng 3 năm 1915, trong thế chiến thứ nhất, ông cùng Đinh Hồng Việt chỉ huy quân đột nhập về Lạng Sơn tiến công chiếm đồn Tà Lùng của Pháp nhưng không thành. năm 1915, ông bị bắt tại Hương Cảng rồi bị giam tại Hỏa Lò. Năm 1916 ông  bị xử bắn tại trường bắn Bạch Mai, Hà Nội.

Đường láng nhựa

Giao với đường Nguyễn Duy Trinh ( Km 451+258,9m QL1A Nhà nghỉ Hiến Kim)

Giao đường Tránh Vinh (Nghĩa trang Kỳ Cháng )

1707 m

7-15 m

28 m

Chí sỹ yêu nước

2

Hoàng Đan

Hoàng Đan (1928 – 2003) sinh ra tại xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Tháng 3/1945, Ông tham gia hoạt động Cách mạng, được cử làm Ủy viên BCH Mặt trận Việt Minh huyện Nghi Lộc. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Ông cùng các đ/c trong Mặt trận Việt Minh tổ chức biểu tình, vận động nhân dân đứng lên khởi nghĩa, giành Chính quyền tại huyện Nghi Lộc.

Tháng 2/1946, ông nhập ngũ, từng giữ các chức vụ: Trung đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng. Trong chiến dịch Điện Biên phủ, ông là Trung đoàn phó Trung đoàn 57, Đại đoàn 304; sau năm 1954, là Trưởng ban tác chiến Sư đoàn 304, Phó phòng nghiên cứu Trường trung cao cấp quân sự (nay là Học Viện Quốc phòng); năm 1964 - 1965, chủ nhiệm khoa Bộ Binh, Học viện Quân Chính; năm 1965 - 1970, là Phó Tư lệnh Sư đoàn 304B; năm 1970 - 1973 là Tư lệnh Sư đoàn 304; tháng 11/1973, là Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đoàn 1; tháng 4/1974, là Phó Tư lệnh Quân đoàn 2; tham gia Bộ chỉ huy Chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức năm 1974; tháng 3/1975, trực tiếp chỉ huy mũi tiên phong của Quân đoàn 2, thực hiện "Thần tốc, táo bạo, quyết thắng", tiến hành liên tiếp các trận đánh giải phóng Trị - Thiên, Huế, Đà Nẵng và các tỉnh Cực Nam Trung bộ; tháng 4/1975, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, trực tiếp chỉ huy lực lượng cơ động của Quân đoàn 2 nhanh chóng đánh chiếm Dinh Độc Lập, giải phóng Sài Gòn. Năm 1976, ông là phó giám đốc Học viện quân sự cao cấp (nay là học viện Quốc phòng). Năm 1977, trong đợt phong quân hàm cấp tướng đầu tiến của QĐ ta sau khi thống nhất đất nước, ông được phong hàm thiếu tướng. Tháng 2 năm 1979, là Tư lệnh Quân đoàn 5 mới được thành lập, kiêm Tư lệnh Mặt trận Lạng Sơn, chiến đấu chống quân xâm lược phía Bắc. Tháng 2/1981, Ông là Phó Tư lệnh - Tham Mưu Trưởng Quân khu 1, tham gia chỉ huy chiến đấu tại Mặt trận Vị  Xuyên, Hà Giang năm 1984 -1985; tháng 6 năm 1990 là cục trưởng Cục khoa học quân sự, Bộ QP.

Năm 2014, ông  được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Đường bê tông

Giao với đường Nguyễn Duy Trinh (Km 450+900 QL1A Phía Bắc Trường Nguyễn Duy Trinh)

Giao đường Tránh Vinh

1628,7 m

5-6 m

15 m

Tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam

3

 

Hoài Thanh

Hoài Thanh (1909 -1982)

tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, sinh ngày 15-7-1909, trong một gia đình có truyền thống Nho học ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An - vùng đất nổi tiếng với truyền thống hiếu học và các phong trào yêu nước. Ngay từ hồi học trung học, Hoài Thanh đã tích cực tham gia các hoạt động yêu nước. Năm 1927, ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930, ông bị bắt, bị kết án treo, rồi bị trục xuất khỏi Hà Nội và buộc phải về quê. Năm 1931, ông vào Huế sắp chữ cho Nhà in Đắc Lập đồng thời vừa dạy học, viết văn, làm báo. Năm 1945, Hoài Thanh tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh cướp chính quyền ở Huế rồi sau đó giữ các chức vụ: Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế; ủy viên Ban Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam (1950); Trưởng tiểu ban Văn nghệ, Ban Tuyên huấn Trung ương (1950-1956); giảng dạy tại Khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Từ năm 1958-1969, ông là đại biểu Quốc hội khóa II, Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn khóa I, II. Từ năm 1959-1969, ông giữ chức Phó Viện trưởng Viện Văn học kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học (sau là Tạp chí Văn học). Từ năm 1969-1975, ông giữ chức Chủ nhiệm Báo Văn nghệ. Ông là tác giả, thi nhân nổi tiếng của Việt Nam. Ông mất ngày 14-3-1982 tại Hà Nội, thọ 73 tuổi.

Đường láng nhựa

Giao với đường Nguyễn Duy Trinh (Km 450+750 QL1A Phía Bắc Kho bạc)

 Giao đường Tránh Vinh (Cầu chui TDP số 8 cũ)

1602,6 m

5-14 m

27 m

Nhà văn

4

Hoàng Văn Tâm

 

Hoàng Văn Tâm (1910-1932), sinh ra tại làng Vạn Lộc,

Năm 1927, ông tham gia Hội Việt Nam CM Thanh niên. Ông đã mở lớp học tại Nhà thờ họ Hoàng Văn. Những người được ông giác ngộ, ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tích cực tham gia trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Với cương vị là Bí thư Huyện ủy Nghi Lộc, ngày 28/9/1930, ông đã triệu tập Ban Chấp hành Huyện ủy họp tại Nhà thờ họ Hoàng Văn, phát động quần chúng đấu tranh. Cuối tháng 9/1930, để bảo vệ cán bộ, Tỉnh ủy Nghệ An điều Hoàng Văn Tâm lên phụ trách công tác tuyên truyền của Tỉnh ủy. Ngày 26/6/1931, ông chủ trì cuộc họp Ban chấp hành Huyện ủy Nghi Lộc tại xã Nghi Thạch, ông bị bắt. ngày 20/6/1932, thực dân Pháp đã kết án tử hình để uy hiếp tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ Tĩnh. Ông hy sinh khi mới tròn 22 tuổi.

Đường nhựa

Giao với đường Nguyễn Duy Trinh (Km 450+500 QL1A Đoạn chi nhánh Ngân hàng NN &PTNT)

Giao với đường tránh Vinh

631,7 m

6-22 m

27 m

Chiến sỹ, liệt sỹ Cách mạng

5

Nguyễn Trương Khoát

Nguyễn Trương Khoát (1913-2008), sinh ngày 7-2-1913 tại làng Nại, tổng Thượng Xá (nay là xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), khi tham gia hoạt động cách mạng lấy bí danh và bút danh là Duy Ninh. Năm 1925, Nguyễn Trương Khoát hăng hái tham gia cuộc đấu tranh đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu, đi mít tinh tại Chùa Diệc để truy điệu cụ Phan Chu Trinh. Ông tham gia vào phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930931,  tham gia trong bộ phận ấn loát, in tài liệu, viết báo, truyền đơn, vận động Nhân dân đấu tranh. Năm 1931, ông bị bắt. Ra tù ông tham gia khởi nghĩa dành chính quyền. Năm 1948, được bầu vào Ban chấp hành Tỉnh ủy. Năm 1949, ông được bầu vào BanThường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng Đoàn Chính quyền của tỉnh Nghệ An. Tháng 9-1952, đồng chí Nguyễn Trương Khoát được Trung ương Đảng cử sang Trung Quốc nghiên cứu lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin thời gian hai năm. Tốt nghiệp loại xuất sắc, khi trở về, được Trung ương Đảng phân công làm Phó Giám đốc phụ trách công tác đào tạo của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc. Năm 1961, ông phụ trách Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp. Ông mất vào ngày 02-7- 2008

Đường nhựa

Giao với đường Nguyễn Duy Trinh (Km 450+400 QL1A Đèn xanh đỏ trung tâm thị trấn)

Giao với đường Lê Văn Miến (TDP số 6

nhà ông Khang)

446 m

6-15 m

15 m

Chí sỹ yêu nước

6

Đặng Thái Thân

 

Đặng Thái Thân (1874-1910) là chí sĩ cận đại, hiệu Ngư Hải, Ngư Ông, quê làng Hải Côn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Năm 1904, ông cùng với Phan Bội Châu và một số nhà yêu nước khác lập ra hội Duy tân, xướng xuất phong trào Đông du.
Năm 1908, ông bị giặc Pháp bao vây và tự sát. Phan Bội Châu ghi về ông: “Đặng quân vốn người hăng hái gan dạ, nhân phẩm lại cao, trải mười năm vừa là thầy vừa là bạn tôi (Ngục Trung Thư).

Đường nhựa

(QH- XĐ)

Giao với đường Nguyễn Duy Trinh (Km 450+300 QL1A Ngã 3 lên Xã Đoài)

Giao đường Tránh Vinh (Cầu Chui Nghi Diên)

1469 m

18 m

24 m

Chiến sỹ Cách mạng

7

Nguyễn Thức Tự

Nguyễn Thức Tự (1841-1923). Người làng Thịnh Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An: biệt hiệu là Đông Khê, ông đậu cử nhân năm 1868. Sau một thời gian làm Học quan, ông được bổ làm Sơn Phòng Sứ Hạ Tỉnh (cho nên ông còn được nhân dân địa phương là cụ Sơn). Năm 1886, ông tham gia nghĩa quân Phan Đình Phùng, được giao giữ chức Tán Tướng Quân vụ ở chiến khu Vũ Quang. Ông từng lập được nhiều chiến công. Sau khi Phan Đình Phùng bị bệnh mất trong chiến khu vào năm 1895, ông cùng một số chiến hữu rút vào rừng sâu. Một thời gian sau, ông về quê mở trường dạy học. Phần lớn học trò của ông là những nhà Khoa bảng yêu nước nổi tiếng như: Phan Bội Châu, Đặng Nguyên Cẩn....

Đường láng nhựa

Giao với đường Nguyễn Duy Trinh -  (Km 449+950 QL1A Đoạn Công ty vật tư nông nghiệp, cổng chào TDP số 3)

Giao với đường Nguyễn Xí (đường 35m)

350 m

8-12 m

12 m

Danh thần triều Nguyễn

8

Nguyễn Thị Nhã

Nguyễn Thị Nhã ( 1911- 1992) Nguyễn Thị Nhã sinh ra tại làng Kim Cẩm, tổng Kim Nguyên (nay là xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Năm 1928, bà được kết nạp vào Đảng Tân Việt, phụ trách công tác xây dựng quỹ và in ấn tài liệu. Ngoài công việc tài chính, Nguyễn Thị Nhã còn kiêm công tác giao thông liên lạc từ Vinh đến huyện Nghi Lộc.

 Năm 1930, bà được bầu vào Ban chấp hành huyện ủy, phụ trách công tác tuyên truyền và vận động. Bà đã thành lập ra Chi bộ Kim Cẩm và chị được bầu làm Bí thư. Năm 1930-1931 bà bị bắt giam. Ra tù, năm 1936, bà được bầu vào đoàn đại biểu dự họp Đông Dương Đại hội. Sau đó bà phụ trách xưởng dệt của phụ nữ huyện Nghi Lộc. Năm 1940, bà bị bắt, năm 1945 ra tù bà tham gia vào ban lãnh đạo khởi nghĩa, phụ trách công tác Phụ vận và huấn luyện viên của Ủy ban Mặt trận Việt Minh, tham gia giành chính quyền huyện Nghi Lộc. Bà mất vào ngày 12/7/1992

Đường láng nhựa

Giao với đường Nguyễn Duy Trinh (Km 449+550 QL1A Đoạn Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh, cổng chào TDP số 2 cũ)

Giao với đường Đinh Văn Chất (Tuyến cuối Xóm KL)

835,7 m

6-10 m

15 m

Chiến sỹ Cách mạng

9

Nguyễn Năng Tĩnh

Nguyễn Năng Tĩnh (1782-1867), tự Phương Đình, hiệu Mai Hoa Đường, là một danh sĩ và văn thần nhà Nguyễn. Ông từng làm đến chức Giám sát ngự sử, Tri phủ Lạng Giang dưới thời các vua Gia Long và Minh Mạng. Nguyễn Năng Tĩnh quê ở xã Thịnh Trường, huyện Chân Phúc, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng tại Nghi Trường. Cha là Nguyễn Viết Tuấn thi đỗ Hiệu sinh khoa Nhâm Ngọ (1762) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 23 triều vua Lê Hiển Tông. Anh trai Nguyễn Viết Trị thi đậu Cử nhân thời Gia Long, làm đến chức Đốc học. Nguyễn Năng Tĩnh đỗ Cử nhân khoa Kỷ Mão năm Gia Long thứ 18 (1819) được bổ nhiệm làm Biên tu ở Hàn lâm viện, sau đó được sung chức Toàn tu Quốc sử quán, rồi lại làm Giáo thụ ở phủ kinh môn (Hải Dương). Sau đó lên làm tri phủ Lạng Giang do có tiếng liêm khiết công minh nên được triệu về kinh bổ nhiệm chức Giám sát Ngự sử quan.

Làm Giám sát ngự sử được vài năm, năm 1833, thầy học của ông là Đinh Phiên tham gia Khởi nghĩa Lê Văn Khôi, thất bại, bị bắt và bị xử tử. Nguyễn Năng Tĩnh xin từ quan (có nguồn cho là bị bãi chức) Sau khi từ quan về nhà, ông trở thành một thầy thuốc và tiếp tục làm thầy giáo[4].

 

Đường láng nhựa

Giao với đường Nguyễn Duy Trinh (Km 449+550 QL1A Ban chỉ huy quân sự huyện Nghi Lộc cũ)

Giao với đường Tránh Vinh

1293,7 m

7-10 m

24 m

Danh thần triều Nguyễn

10

Trần Văn Quang

 

Trần Văn Quang (1917-2013), tên thật là Trần Thúc Kính; bí danh: Bảy Tiến, sinh năm 1917. Quê quán: Xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc. Năm 1935, đồng chí tham gia Hội Ái hữu hoạt động ở địa phương. Tháng 10-1936, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1937, đồng chí là Huyện ủy viên Nghi Lộc (Nghệ An). Năm 1938, đồng chí là Thành ủy viên Sài Gòn - Chợ Lớn. Từ tháng 10-1939 đến tháng 9-1940, đồng chí bị thực dân Pháp bắt ở Nghệ An; từ tháng 10-1940 đến tháng 3-1941, đồng chí vượt ngục, được Xứ ủy trao nhiệm vụ tổ chức lại Đảng bộ tỉnh Nghệ An.

Từ tháng 4-1941 đến tháng 5-1945, đồng chí bị thực dân Pháp bắt lần thứ hai, bị kết án tù chung thân và bị đưa đi đày tại Buôn Ma Thuột. Ra tù ông tiếp tục hoạt động, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh Nghệ An, được cử vào Tỉnh ủy, phụ trách Ủy viên quân sự.

Năm 1945, Ông làm Trưởng ban Tuyên truyền Nghệ An; Sau đó ông lần lượt giữ chức Chủ nhiệm Tham mưu Khu 4, Chính ủy Khu 4, Phân khu trưởng kiêm Chính ủy Phân khu Bình - Trị -Thiên; Khu ủy viên, Chính ủy Sư đoàn bộ binh 304; Bí thư Sư đoàn ủy; Cục trưởng Cục Địch vận,

Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Tư lệnh Quân khu 4, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Đồng chí được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1959; Trung tướng tháng 4-1974; Thượng tướng tháng 12-1984.

Đồng chí là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương); Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa III.

Đường nhựa

Giao với đường Nguyễn Duy Trinh (Km 449+50 Cầu vượt QL1A)

Giao với đường Tránh Vinh tại đèn xanh đỏ xã Nghi Hoa

811 m

30 m

52 m

Tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam

11

Phạm Nguyễn Du

Phạm Nguyễn Du (1739-1786), nguyên tên là Phạm Vĩ Khiêm, tự là Hiếu Đức, hiệu là Thạch Động tiên sinh, người làng Đặng Điền, tổng Đặng Xá, huyện Châu Phúc, nay là xóm Tiên Lạc, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông đậu Giải nguyên năm 1773, đậu Hội nguyên (Hoàng giáp) năm 1779, dưới triều vua Lê Hiển Tông. Phạm Nguyễn Du là một vị quan thanh liêm, trung thực, có nhiều cống hiến cho đất nước dưới thời vua Lê, chúa Trịnh. Phạm Nguyễn Du còn là một nhà văn nổi tiếng ở thế kỷ 18, với nhiều tác phẩm có giá trị như: Nam hành ký đắc tập, Đoạn trường lục, Thạch động tiên sinh thi tập, Độc sử si tưởng,.. để lại dấu ấn khó phai trong lịch sử văn học Việt Nam. Phạm Nguyễn Du mất năm 1786, tại quê nhà.

Đường nhựa

Giao với đường Nguyễn Duy Trinh Km0+00 (QL1A Lô cốt đèn xanh đỏ)

Giao với đường Trần Văn Quang Km 0+ 732,4 (QL48E tại đèn xanh đỏ xã Nghi Hoa)

732,4 m

20-30 m

52 m

Danh thần triều Lê Trung Hưng

                                                                        

(Tổng cộng: 19 tuyến đường)