image banner

image advertisement image advertisement

Danh mục các tuyến đường dự kiến đặt tên trên địa bàn thành phố Vinh đợt VII

UBND TỈNH NGHỆ AN

HĐTV ĐẶT TÊN ĐƯỜNG

THÀNH PHỐ VINH ĐỢT VII

 

 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

 

 


Nghệ An, ngày      tháng 4  năm 2024

 


DANH MỤC

Các tuyến đường dự kiến đặt tên trên địa bàn thành phố Vinh đợt VII

TT

Tên đường dự kiến

Tóm tắt lý lịch danh nhân, danh từ, địa danh

Phường, xã

Hiện trạng

Điểm đầu

Điểm cuối

Chiều dài (m)

Chiều rộng hiện trạng (m)

Chiều rộng quy hoạch (m)

Loại hình

1

Tôn Quang Phiệt

Tôn Quang Phiệt (1900-1973), quê ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Năm 1925, ông cùng Đặng Thai Mai, Phạm Thiều sáng lập tổ chức Việt Nam nghĩa đoàn, tham gia đấu tranh đòi thực dân Pháp thả cụ Phan Bội Châu. Tổ chức này sau đó được thống nhất với Hội Phục Việt. Tôn Quang Phiệt được cử làm Hội trưởng, sau đó đổi tên thành Hội Hưng Nam (1925),  Đảng Tân Việt (1928), là một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, ông bị bắt, kết án tù. Năm 1934, ông ra tù, bị quản thúc, sống bằng nghề dạy học. Từ năm 1936-1945, ông tham gia tích cực các phong trào cách mạng. Tháng 8/1945, ông làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng và Ủy ban kháng chiến đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa I-IV, đã đảm nhận nhiều chức vụ trong Quốc hội như Phó trưởng ban Thường trực Quốc hội khóa I, Tổng Thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa III, IV, Ông từng giữ chức Chủ tịch Uỷ ban đoàn kết nhân dân Á - Phi của Việt Nam, Phó Hội trưởng Hội hữu nghị Việt - Trung, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội hữu nghị Việt – Xô.  Ông còn là nhà Sử học với nhiều bộ sách lịch sử có giá trị. Ông được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

Quán Bàu

Nhựa

Đường Mai Hắc Đế

 

Ngô Gia Tự

422,3

 

6

10,5

Nhà hoạt động cách mạng

2

Nguyễn Cảnh Toàn

Nguyễn Cảnh Toàn (28/9/1926-08/02/2017), quê quán làng Nghiêm Thắng, xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Ông là một Giáo sư Toán học Việt Nam, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (1976 –1989), phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. Ông được báo chí trong nước đánh giá là một tấm gương tự học thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán. Ông là một trong những nhà Toán học Việt Nam đầu tiên có luận văn được nghiên cứu trong nước và bảo vệ ở nước ngoài. Ông đã công bố 10 bài báo khoa học, biên soạn một số cuốn sách và đăng một số bài báo về giáo dục ở trong nước. Ông làm phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ hơn 40 năm. Ông là người đề xuất chủ trương đào tạo phó tiến sĩ và tiến sĩ trong nước. Khi ba luận án Phó tiến sĩ đầu tiên được bảo vệ thành công  năm197)0 tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội, thì nhà nước Việt Nam chính thức quyết định mở hệ nghiên cứu sinh trong nước. Nhờ đó mà đã có hàng trăm Phó tiến sĩ, Tiến sĩ được đào tạo ở Việt Nam. Ông còn là người đề xuất phong trào "Dạy tốt – học tốt" tại các khoa trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong những năm cuối của thập niên 1960, xây dựng phong cách giảng dạy mới, phong cách học tập mới, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Phong trào này đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo trong những năm chiến tranh. Trong tuyển tập "Bàn về giáo dục Việt Nam", ông đã viết một số quan điểm của mình, ông quan niệm "...Tư duy và nhân cách quan trọng hơn kiến thức...Người thầy dở là người chỉ đem kiến thức cho học trò, người thầy giỏi là người biết đem đến cho họ cách tự tìm ra kiến thức...".

Lê Lợi

Nhựa

Số 54, Lý Thường Kiệt

Số 51, Nguyễn Thái Học

410

12

12

GS- Nhà giáo nhân dân

3

Trần Tố Chấn

 Trần Tố Chấn (1900-1948), quê quán làng Phú Nhuận, tổng Đặng Sơn, phủ Anh Sơn, nay thuộc xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Trần Tố Chấn còn có tên là Trần Sỹ Chất với các bí danh là Tống Bạch Anh, Trần Văn Tăng, Ngô Văn Anh, Bạc Đầu, Nam, Chu, Phô.. Trần Tố Chấn từng học trường tiểu học Cao Xuân Dục ở Vinh, trường Quốc học Vinh, sau khi tốt nghiệp bậc Thành chung (năm 1920) ông dạy học ở phủ Anh Sơn. Tại đây ông tham gia các hoạt động yêu nước như vận động và quyên góp tiền ủng hộ thanh niên xuất dương….Đầu năm 1925, Trần Tố Chấn cùng 7 người bạn của mình vượt Trường Sơn qua Lào sang trại Cày của Đặng Thúc Hứa (nước Xiêm). Giữa năm 1926, Trần Tố Chấn được cử sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc trực tiếp hướng dẫn. Năm 1927, ông cùng Ban lãnh đạo Tổng bộ Hội thanh niên ở Xiêm xuất bản tờ báo Đồng Thanh bằng tiếng việt (năm 1928 đổi thành báo Thân Ái). Tháng 6/1928, ông cùng với Lê Mạnh Trinh trực tiếp làm việc với Võ Mai, là phái viên Tổng bộ Hội Thanh niên trong nước đặt quan hệ liên lạc hoạt động của Hội ở trong nước và nước ngoài. Tháng 4/1930, Chấp ủy lâm thời của ĐCSVN tại Xiêm thành lập (3 đảng viên), trong đó có Trần Tố Chấn. Năm 1930, ông phụ trách liên lạc giữa Đảng cộng sản Xiêm với Đảng Cộng sản Đông Dương ở Trung Quốc. Ngày 27-31/3/1935, tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất của ĐCS Đông Dương tại Ma Cao, Trung Quốc, ông được bầu là Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng. Ngày 20/3/1936, trên đường về Xiêm ông bị sa lưới địch, bị trục xuất khỏi Xiêm. Ông sang Trung Quốc hoạt động. Từ 1942-1945, ông hoạt động ở một số nước vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Cách mạng tháng Tám thành công, ông về nước và giữ chức vụ Trưởng ban Biên chính kiêm công tác chính trị Trưởng ban Dân quân Việt Lào của Liên khu IV.

Vinh Tân

Nhựa

Đường Phạm Hồng Thái

Nhà văn hóa khối 2, phường Vinh Tân

400 (QH 632)

15

15

Danh nhân cách mạng

4

Phạm Hồng Sơn

 

Phạm Hồng Sơn (1923 - 2013), quê quán xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Năm 1941, ông thi đỗ vào học trường Luật. Năm 1945, ông tham gia Tổng hội sinh viên Hà Nội.
Tháng 9/1945, ông vào học trường Quân chính kháng Nhật khóa 4. Sau đó được chuyển về Trung đoàn Bắc Bắc (sau này là Trung đoàn 36 - Đại đoàn quân tiên phong). Ông từng trải qua nhiều chức vụ như: Tham mưu trưởng Quân khu Hữu Ngạn (nay là Quân khu 3); Phó Viện trưởng Viện Khoa học Quân sự; Phó Giám đốc Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng); Phó Viện trưởng Viện Chiến lược quân sự (nay là Viện Chiến lược Quốc phòng-Bộ Quốc phòng), Thiếu tướng (1974), Trung tướng (1982).Ông là Giáo sư, tiến sĩ khoa học quân sự. Ông được Đảng và Nhà nước tặng nhiều giải thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Ba; Hai Huân chương chiến công hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhất; Huân chương Chiến thắng hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì và Ba; Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng Nhất, Nhì và Ba; Huân chương Quân kỳ chiến thắng; Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

Vinh Tân

Nhựa

Số 90, đường Lê Mao

 

Đường Lục Niên, khối Phúc Lộc

 

400 (QH 600)

21,5

21,5

Nhà hoạt động cách mạng, Nhà khoa học quân sự

5

Nguyễn Tư Nghiêm

Nguyễn Tư Nghiêm (20/10/1918-15/6/2016), quê quán: xã Nam Cường (Trung Phúc Cường), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.  Ông học khóa XV Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1941-1946). Lúc đang học năm thứ 3, ông đã gây chú ý của giới hội họa với bức tranh sơn dầu Người gác Văn Miếu giành được giải nhất tại Salon Unique năm 1944. Trong kháng chiến chống Pháp, ông giảng dạy tại Trường Mỹ thuật kháng chiến ở Việt Bắc. Ông cũng có thời gian giảng dạy tại Trường Mỹ nghệ Hà Nội (1959-1960). Nguyễn Tư Nghiêm được giới chuyên môn trang trọng xếp vào nhóm “tứ trụ” thế hệ thứ hai của mỹ thuật Việt Nam hiện đại, bao gồm các danh họa "Nghiêm - Liên - Sáng - Phái". Cùng với nhóm "tứ trụ" thứ nhất (Nguyễn Gia Trí - Tô Ngọc Vân - Nguyễn Tường Lân - Trần Văn Cẩn), họ là những gương mặt tiêu biểu cho thành tựu, cũng như các phong cách đặc trưng của hội họa Việt Nam trong giai đoạn từ đầu thế kỷ 20. Với nhiều tác phẩm nổi tiếng, ông đã được tặng thưởng nhiều giải thưởng cao quý.

Hà Huy Tập, Nghi Phú

Nhựa

Vườn hoa đường Phạm Đình Toái

Đường Tân Phú (thuộc dự án Công ty Vinaconex 9)

600

7

 

Họa sĩ

6

Bàu Đông

Tên địa danh cổ thuộc xã Hưng Đông, nơi con đường đi qua.

Hưng Đông

Nhựa

Đường Đặng Thai Mai

Đường Nguyễn Chí Thanh

1220

9

24

Địa danh

7

Cao Bá Tuyết

Cao Bá Tuyết (03/3/1937 - 20/7/2016), quê làng Cờ, xã Hưng Thuỷ (nay là phường Bến Thủy, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An). Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có truyền thống đấu tranh cách mạng,  ông  tham gia hoạt động cách mạng từ sớm và đạt được nhiều thành tích trong chiến đấu. Làm việc ở vị trí nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và giữ các chức vụ quan trọng: đội trưởng đội xe 806, Phó Bí thư Chi bộ rồi Phó đoàn xe số 8 (Hà Tĩnh, Quảng Bình), Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Cục vận tải ô tô số 6 đóng tại Đà Nẵng… Với nhiều thành tích trong chiến đấu và sáng tạo trong lao động, ông đã được Đảng Nhà nước phong tặng: Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác của các Ban, Ngành: Huân chương hạng III; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, hạng Nhì; Tham dự Đại hội Thi đua yêu nước tại Thủ đô Hà Nội; Danh hiệu“ Anh hùng Lao động”. .. Cao Bá Tuyết được tín nhiệm bầu vào Đại biểu Quốc hội khoá 4, Uỷ viên Ban chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam khoá 4. Ông còn được Nhà nước CHDCND Lào tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giải phóng và phát triển đất nước Lào. Ông đã được vinh danh là một trong những người con của thành phố Vinh tiêu biểu, được Tỉnh uỷ Nghệ An chọn để viết trong tập sách: “Nghệ An những người con tiêu biểu (1930- 1975)”, được nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Trường Thi

Nhựa

Đường Nguyễn Xí

Đường Bạch Liêu

560

6-10

10

Anh hùng lao động

8

Ngũ Phúc

Tên xóm Ngũ Phúc, được thành lập và có tên gọi từ năm 1983. Địa danh Ngũ Phúc là nơi có tuyến đường đi qua

Hưng Lộc

Nhựa

Số 123, đường Lê Viết Thuật

Số 45, đường Trần Minh Tông

447

9

15

Địa danh

9

Dương Xuân Thiếp

Dương Xuân Thiếp (1904-1980), quê quán: Đức Thịnh - Yên Trường - Hưng Nguyên - Nghệ An. Năm 1930 tham gia phong trào thanh niên yêu nước
và kết nạp Đảng Cộng sản tháng 7/1930. Năm 1930 - 1931, ông là Bí thư chi bộ Đức Thịnh - Lộc Đa, tham gia phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, bị Pháp bắt và đưa đi tù tại Tua Ran (Đà Nẵng) tháng 11/1930 đến 1934. Từ 1935- 1944, sau khi ra tù, ông trở về quê, giữ chức vụ Bí thư chi bộ, hoạt động bí mật tai khu phố 4, 5 thị xã Vinh. Từ tháng 8/1945-19469, ông là Chủ tịch xã Đức Thịnh, Đức Lộc và Hưng Phong (Gồm Hưng Hòa, Hưng Lộc, Hưng Dũng ngày nay). Từ 1950-1954, ông là cán bộ rồi Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch huyện Hưng Nguyên. Từ
1955-1966, ông là Hội trưởng hội đông y Nghệ An; UVBCHTW hội Đông y Việt Nam, từng được nhân Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng 3.

Hưng Lộc

Thảm nhựa, có vỉa hè, bó vỉa

Ngõ 406, đường Lê Viết Thuật

Giao ngõ 83 đường Trần Khánh Dư

504

9

9

Nhà hoạt động cách mạng

10

Trương Học Ba

Trương Học Ba (1903-1930), quê quán Xứ đạo Mỹ Yên thuộc tổng Vân Trình, nay là xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Trương Học Ba còn có tên là Đinh Nho Học, Hồ Nhất Trí. Ông là một giáo dân kính Chúa, yêu nước và căm thù bọn thực dân Pháp xâm lược. Năm 1924, Trương Học Ba lên đường xuất dương sang Xiêm. Cuối năm 1924, ông sang Quang Châu dự lớp huấn luyện chính trị đặc biệt do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức , sau đó vào học lớp võ bị  Phố cùng với Trương Vân Lĩnh.. Tháng 4/1929, Trương Học Ba vinh dự được Bác Hồ giới thiệu gia nhập và hoạt động trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ông được bố trí gia nhập quân đội Tưởng Giới Thạch rồi trở thành một sỹ quan cao cấp. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Trương Học Ba vẫn được Bác Hồ giao nhiệm vụ hoạt động trong hàng ngũ chỉ huy quân đội của Tưởng Giới Thạch. Tháng 10/1930, Trương Học Ba được giao nhiệm vụ chỉ huy chống lại cuộc càn quyét của Tưởng Giới Thạch, để bảo vệ khu du kích Đỏ ông đã bị hi sinh. Ông được Đảng và Nhà nước truy tặng liệt sĩ thời kỳ 1930-1931 tại Quyết định số 176/QĐ ngày 27/02/2002.

Hưng Lộc

Nhựa

Số 115, đường Trần Minh Tông

Ngõ 49, Lê Viết Thuật

493

6

7

Nhà hoạt động cách mạng

11

Nguyễn Đắc Đài

Nguyễn Đắc Đài (thế kỷ XIV), hiệu Xuân Lâm sinh tại làng Đống Thượng, xã Trung Mưu, tổng Thông Lạng (nay là xóm 13, xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An). Từ nhỏ, Ngài đã là một người có trí tuệ siêu phàm, có tài ứng khẩu và rất nhiều mưu lược. Năm 18 tuổi, theo chiếu kêu gọi ái quốc của Thái Thượng Hoàng Trần Minh Tông, Ngài tham gia đội quân tinh nhuệ của Nguyễn Trung Ngạn ra biên ải trấn Châu Quỳ (nay là huyện Quỳ Châu, Nghệ An) để dẹp giặc Bồn Man quấy nhiễu bờ cõi. Nhờ trí thông minh tài mưu lược của mình, Ngài đã hiến được nhiều kế hay khiến quân thù phải khiếp sợ. Thắng trận trở về, Thái Thượng Hoàng phong Ngài làm Tướng quân lo việc quân cơ. Mùa thu năm Đinh Sửu  1337,  Ngài được Vua phong là Đại tướng quân phụ trách đội quân cánh Tả, cùng với Đại Tướng quân Nguyễn Trung Ngạn phụ trách cánh Hữu ra biên ải dẹp giặc đã giải phóng được  Kỳ Sơn, Tương Dương. Nhưng sau đó Ngài bị đánh lén và hơi thở cuối cùng vào chiều ngày 18 tháng 8 năm 1337, khi vừa mới 37 tuổi. Thương tiếc và nhớ ơn vị tướng tài ba, Thái Thượng Hoàng Trần Minh Tông cho xây miếu lập thờ Ngài trên Núi Chung nơi Ngài ngã xuống (Nhất miếu linh tự) và ban chiếu sắc phong cho Ngài là: “Xuân Lâm Đại Tướng quân thượng thượng đẳng tối linh tôn thần”. Hàng năm, đến ngày húy nhật được tổ chức theo nghi lễ Quốc gia. Vua Lê Lợi đã sắc phong Ngài là: “Xuân Lâm đại tướng quân tế trị tịnh nạn tái gia tặng cương dụng hoàn nghi mậu đạt tú ngực lịch triều truy phong Thượng thượng đẳng Đại vương tôn thần”.

Đông Vĩnh

Nhựa

Đường Phan Thúc Trực

Đường QH 12m

590

12

24

Danh tướng thời Trần

12

Cầm Quý

Cầm Quý (Thế kỷ XV) Ông là một người yêu nước, người dân tộc Thái ở miền núi Nghệ An. Ông làm tù trưởng của một vùng rộng lớn. Khi Lê Lợi kéo nghĩa quân Lam Sơn vào Nghệ An, Cầm Quý đem toàn quân binh và voi ngựa dưới quyền quy thuận nghĩa quân, dâng toàn đất đai cùng nhiều lương thực cho nghĩa quân. Qua chiến đấu Cầm Quý lập được nhiều chiến công, được Lê Lợi phong cho làm quan đến chức Thái úy.

 

Đông Vĩnh

Nhựa

Trần Bình Trọng

Phan Thúc Trực

400

7

 

Nhà yêu nước

13

Trương Hán

Trương Hán (Thế kỷ XV) Ông là một người yêu nước, là một tù trưởng người dân tộc Thái, quê ở bản Khe Trằng, Mượng Pục nay là xã thọ Sơn, huyện Anh Sơn. Trong những ngày nghĩa quân Lam Sơn bao vây thành Trà Long, Trương Hán đã đem trâu ngựa, gà vịt và lương thực của gia đình giúp đỡ nghĩa quân và dẫn đường cho nghĩa quân tiến vây thành Trà Long. Sau này Lê Lợi đã ban cho Trương Hán mộ chức quan và khoanh cho một mảnh đất gồm “Tam bách đỉnh sơn” (ba trăm đỉnh núi) là đất phong. Trương Hán qua đời, nhà vua cho lập đền thờ, truy tặng là “Khả lam quốc công”, nay gọi là đền tả Ngọn.

Đông Vĩnh

Nhựa

Trần Bình Trọng

Phan Thúc Trực

400

12

 

Nhà yêu nước

14

Tạ Quang Đệ

Tạ Quang Đệ (1915-1999), quê quán ở làng Hoành Sơn, nay thuộc xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông có bút danh là Quang Đạm. Tạ Quang Đệ lớn lên và học ở Huế, đã từng giúp việc cho cụ Phan Bội Châu trong những năm cụ bị quản thúc ở Bến Ngự, có làm công chức cho Pháp một thời gian, có tham gia phong trào yêu nước trước năm 1945. Sau Cách mạng ông tham gia quân đội. Ông là người xây dựng bộ luật mật mã đầu tiên của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau đó ông chuyển công tác báo chí. Là phóng viên đặc biệt của báo nhân dân, ủy viên Ban biên tập báo Nhân Dân, ông chuyên viết bình luận báo quốc tế và các bài có tính triết học, pháp luật, văn hóa, chính trị, xã hội. Ông là nhà lý luận về báo chí Cách mạng, nhiều người coi ông là người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam, đã có công đào tạo và bồi dưỡng nhiều thế hệ nhà báo.

Nghi Ân

Bê tông

Nhà văn hoá xóm Kim Khánh

Đường 35m địa phận Kim Mỹ

840

5.8

8

Nhà báo

15

Nguyễn Đức Khởi

Nguyễn Đức Khởi (1903-1973), quê quán xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Năm 1931, tốt nghiệp y sĩ Đông Dương, sau đó ông làm trưởng Ty Y tế Pleicu, viện trưởng viện chống lao Phan Chu Trinh ở Huế. Năm 1937-1938, ông được đi bổ túc chuyên khoa vi sinh vật tại viện Pasteur Paris và chuyên khoa lao tại bệnh viện Laeennec Paris. Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử làm Viện trưởng Bệnh viện Huế, kiêm Viện trưởng Viện chống lao Phan Chu Trinh Huế, rồi Viện trưởng Viện Vi trùng học Trung Bộ (sau đổi thành Chi viện Vi trùng học Liên khu IV trực thuộc Bộ Y tế) kiêm Viện trưởng Viện chống lao Phan Chu Trinh. Hiệp định Giownevơ được kí kết, ông được cử đi tiếp quản thủ đô và trở thành Giám đốc đầu tiên của Sở Y tế Hà Nội. Sau đó được giao nhiệm vụ tiếp quản viện Pasteur và làm Phó giám đốc Viện Vi trùng học trung ương. T6/1960, ông làm Giám đốc Viện Vi trùng học trung ương rồi Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Ông có công lao hàng đầu của nền y tế Việt Nam, đặc biệt là ở chuyên khoa vi trùng học. Năm 1948, ông được nhận bằng khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh vì đã có công lớn trong việc giữ gìn các giống vi trùng và dụng cụ chuyên môn của Viện Vi trùng học Thuận Hóa, trong việc sản xuất các thuốc sinh hóa cung cấp cho các cơ quan y tế Trung Bộ, đặc biệt là chế được thuốc ngưu đậu khô rất tiện dụng trong thời kỳ chiến tranh, đã sản xuất được Vắc xin phòng tả có giá trị cho nhân dân và bộ đội trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Với những đóng góp của Nguyễn Đức Khởi cho ngành Y tế, tại Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ nhất ông được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc. Sau này, ông còn được tặng thưởng nhiều bằng khen, nhiều huân chương. Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của ngành y tế Việt Nam sau năm 1945.

Nghi Ân

Nhựa

Đường Ân Hậu

Đường Đức Thiết (Xóm Kim Tân)

1052

6

8

Bác sĩ, nhà khoa học

16

Nguyễn Nhân Biểu

Nguyễn Nhân Biểu (1950 -1972), quê xã Hùng Tiến, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Từ năm 1969 – tháng 8/1972, ông tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Nam, Quảng Ngãi, với 43 trận đánh, tiêu biểu như trận An Sơn (Quế Xuân) ngày 19/5/1970, trận Bàn Thùng (Quảng Nam) ngày 23/6/1972, trận Thuận An (Quảng Nam) ngày 12/5/1972…Kết quả đơn vị ông đã tiêu diệt hàng trăm tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Riêng Nguyễn Nhân Biểu đã diệt được 88 tên (trong đó có 23 tên Mỹ), bắt sống 01 tên, phá hủy 5 xe bọc thép, thu 7 súng. Trong trận đánh điểm cao 381 (Quế Sơn) ngày 30/8/1972, địch bắn mạnh vào khu vực mở cửa, đơn vị không tiến lên được, Nguyễn Nhân Biểu xông lên diệt hỏa điểm địch. Ông đã anh dũng hi sinh. Hành động của Nguyễn Nhân Biểu đã cổ vũ đơn vị xông lên đánh thẳng vào vị trí địch, làm chủ trận địa. Ông được Nhà nước tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng (1 hạng nhất, 1 hạng nhì, 1 hạng 3). Ngày 20/12/1973, Nguyễn Nhân Biểu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nghi Ân

Bê tông

Đường Thanh Niên

Nghi Trường (Xóm Kim Liên)

1200

6

8

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

17

Hồ Thị Nhung

Hồ Thị Nhung (1909-1990), quê quán làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tháng 3/1930, bà được đứng vào hàng ngũ những người cộng sản, từ đó bà tích cực tham gia các cuộc đấu tranh ở Quỳnh Lưu. Sau cuộc đấu tranh ngày 4/02/1931, Hồ Thị Nhung bị địch bắt, nhưng vì không có chứng cứ nên đầu năm 1934 thực dân Pháp buộc phải trả tự do cho bà. Ra tù bà liên hệ với các đồng chí mới ra tù để tổ chức lại Chi bộ Đảng ở Quỳnh Lưu và giữ chức Bí thư. Từ năm 1936 – 1941, bà là một cán bộ giàu kinh nghiệm của huyện ủy Quỳnh Lưu. Năm 1941, thực dân Pháp cho bắt lại những người tù chính trị đã được thả, trong đó có Hồ Thị Nhung, bà bị đày giam tại Nha Trang (Khánh Hòa). Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, các chị em tù đã lợi dụng thời cơ vượt ngục trở về tham gia lãnh đạo, vận động nhân dân đấu tranh cướp chính quyền ở huyện Quỳnh Lưu (17/8/1945). Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Thị Nhung được bầu vào ủy ban Hành chính lâm thời của huyện Quỳnh Lưu. Từ tháng 3/1946, bà từng giữ các chức vụ: Bí thư đầu tiên của Phụ nữ Cứu quốc tỉnh Nghệ An; Bí thư Đảng đoàn phụ nữ Liên khu, Ủy viên Khu ủy Việt Bắc, Hội trưởng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa, Trưởng ban kiểm tra tỉnh ủy Thanh Hóa…Bà dã được tặng thưởng Huân chương độc lập hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Nghi Ân

Bê tông

Đường Ân Hậu

Dăm Chùn

850

6

8

Nữ chiến sĩ cách mạng

18

Lê Thị Vi Nình

Lê Thị Vi Nình (1905 - 1944), quê quán: làng Yên Dũng Thượng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Bà tên thật là Lê Thị Vi. Bà làm công nhân trong nhà máy Diêm. Năm 1928, bà được gia nhập vào hàng ngũ Hội Phục Việt. Cuối năm 1929, bà tham gia tổ chức Công Hội Đỏ ở nhà máy Diêm và hoạt động tích cực trong Hội ái Hữu. Tháng 4/1931, bà được chỉ định làm Bí thư Chi bộ nhà máy Diêm Cưa. Ngày 7/12/1932, bà bị địch bắt ở Bến Thủy, lúc đó bà là Khu ủy viên Vinh - Bến Thủy, Trưởng ban giao thông liên lạc của Xứ ủy Trung Kỳ. Năm 1934, bà bị tra tấn đến tàn phế, Sở mật thám đã thả cho bà về quê. Bà lại tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1937, bà lại bị bắt đưa vào giam tại nhà lao Vinh, kẻ thù đã dùng đủ mọi cực hình để tra tấn. Ngày 24/4/1944, bà đã anh dũng hy sinh tại nhà lao Vinh

Nghi Ân

Bê tông

Đường Cần Vương

Đường Trần Văn Quang (Xóm Kim Liên)

850

5

8

Nữ liệt sĩ cách mạng

19

Chu Huệ

Chu Huệ (1903-1956), quê làng Cẩm Bảo, nay là xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Chu Huệ từng dạy chữ nho và chữ quốc ngữ tại trường làng. Năm 1927: Ông tham gia lập trại cày để gây cơ sở và gây quỹ cho Hội VNTNCMĐCH hoạt động tại cánh đồng Mưng (Diễn Lâm, Diễn Châu).       Tháng 9/1929, Chu Huệ được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng, sau đó được bầu là Bí thư Chi bộ tổng Hoàng Trường. Phong trào Xô Viết nổi lên, Chu Huệ đã cùng với các đồng chí lãnh đạo Phủ Diễn phát động các cuộc đấu tranh với quy mô trong toàn phủ. Nổi bật là cuộc đấu tranh ủng hộ Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại trong ngày 7/11/1930. Từ 1931 - 1945: Chu Huệ nhiều lần bắt bị bắt giam tại nhà Lao Phủ Diễn, nhà lao Vinh, nhà tù Buôn Ma Thuột (2 lần), nhà tù Đắk Min nhưng ông đều vượt ngục thành công. Sau khi thoát khỏi tù ngục, ông trở về Nghệ An, tham gia cướp chính quyền ở Nghĩa Đàn, Quỳ Châu. Đầu năm 1946, Chu Huệ làm việc tại nha công an Hà Nội. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, Chu Huệ trở về Nghệ An tham gia hoạt động trong Ban Tiêu thổ kháng chiến và nhiều công tác khác. Ông đã được Đảng và Chính phủ truy tặng Huân chương Độc lập hạng II.

Nghi Ân

Bê tông

Đường Thanh niên

Quốc lộ 46

670

8

8

Nhà Hoạt động cách mạng Nữ liệt sĩ Cách mạng

 

20

Trần Hữu Doánh

Nguyễn Hữu Doánh (1906-1945), quê quán làng Thổ Sơn, xã Cát Ngạn, nay là xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông có bí danh là Đình, Phi, Doanh. Năm 1925, Trần Hữu Doánh học ở trường Quốc học Vinh, được kết nạp vào tổ chức Sinh đoàn của Hội Phục Việt; năm 1926, được kết nạp vào Hội Phục Việt; năm 1927, gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; năm 1929, ông trở thành đảng viên rồi Bí thư chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Cát Ngạn; tháng 3/1939, ông vừa là Bí thư chi Chi bộ Cát Ngạn, vừa gây thêm cơ sở cộng sản ở các xã lân cận và chỉ huy nhiều cuộc đấu tranh ở địa phương; tháng 01/1931, ông làm Bí thư Huyện ủy Thanh Chương. Tháng 4/1931, ông được điều lên cơ quan Tỉnh ủy và trở thành Ban chấp hành Tỉnh ủy Nghệ An, phụ trách công tác tuyên truyền và Tài chính. Tháng 02/1932, ông về xã Lưu Sơn thành lập chi bộ Anh  - Thanh, một trong những chi bộ cộng sản cuối cùng của Nghệ An trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Ngày 06/6/1932, tất cả ông cùng cán bộ trong cơ quan Tỉnh ủy Nghệ An bị sa lưới địch. Ông bị kết án tù khổ sai chung thân, bị đày đi tù Lao Bảo. Tháng 12/1942, ông đã cùng với những người bạn của mình là Trương Vân Lĩnh, Chu Huệ, Nguyễn Tạo vượt ngục về Nghệ An tiếp tục hoạt động. Ngày 05/4/1945, Trần Hữu Doánh bị hi sinh khi đang thuyết phục một toán lính Pháp chạy trốn quân Nhật.

Nghi Ân

Nhựa

Số 13 Đường Thanh niên

Quốc lộ 46

600

8

8

Liệt sĩ cách mạng

21

Nguyễn Thúc Hào

Võ Thúc Hào (1912-2009) quê quán huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một dòng họ khoa bảng nổi tiếng. Ông nội là cụ Nguyễn Thúc Kiều, Cử nhân nho học, thầy dạy của nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Cha là cụ Nguyễn Thúc Dinh đỗ Phó bảng. Năm 1924, Nguyễn Thúc Hào thi đỗ thủ khoa vào trường Trường Quốc học Huế, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đỗ á khoa. Đây cũng là người bạn thân học tập và làm việc cùng trong nhiều năm về sau này. Năm 1925, ông chuyển ra Hà Nội, vào học Trường Trung học Albert Sarraut. Năm 1929, ông sang Pháp và thi đỗ tú tài toán tại Aix-en-Provence. Theo học dự bị đại học tại Trường Saint Louis nổi tiếng ở Paris, ông chuẩn bị thi vào các "trường lớn" của nước Pháp. Nhưng do không quen chịu rét, ông rời Paris xuống miền nam, theo học Trường Đại học Khoa học Marseille, bên bờ Địa Trung Hải. Sau 4 năm học tập, ông thi lấy 6 chứng chỉ: toán học đại cương, giải tích toán học, vật lý đại cương, cơ học lý thuyết, cơ học chất lỏng và thiên văn học. Ngoài ra, ông còn viết xong luận văn cao học, nay gọi là thạc sĩ, về một đề tài liên quan đến hình học và cơ học. Năm 1935, ông trở về dạy toán tại trường Trường Quốc học Huế. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm giám đốc Vụ Trung học Trung Bộ. Sau đó ông chuyển ra thủ đô Hà Nội, nhận chức tổng thư ký kiêm giám đốc trường Đại học Khoa học Hà Nội – tiền thân của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau khi Hà Nội giải phóng, ông giữ chức phó hiệu trưởng trường Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 1959–1974, ông trở về quê hương, xây dựng trường ĐH Vinh từ những ngày đầu sơ khai. Ông là hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Sư phạm Vinh. Ông là đại biểu Quốc hội ba khóa liên tiếp (II,III, IV), Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An, Ủy viên ban chấp hành Hội Hữu nghị Việt – Pháp.

Nghi Ân

Bê tông

Xóm 11

Xóm 11

700

6.5

8

GS Toán học

22

Phan Tư

Phan Tư (1931 - 2018), quê ở xã Thọ Thành, xã Yên Thành, Nghệ An. Năm 1951, ông nhập ngũ, từ 1951 đến tháng 7/1954, ông tham gia 4 chiến dịch lớn ở Bắc Bộ với các nhiệm vụ khác nhau như: mở đường, phá bom đảm bảo giao thông, phá thác… ở bất kỳ nhiệm vụ nào ông cũng nêu cao tinh thần dũng cảm, kiên dũng vượt qua các khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chiến công của Phan Tư rất nhiều nhưng sự kiện khiến nhiều người nhớ tới ông hơn cả là hình ảnh ông khuất phục thác dữ trên sông Nậm Na. Tháng 2/1954, trung đội 51 của ông đã phá được 30 thác dữ thông luồng cho thuyền chở vũ khí phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ được dễ dàng và an toàn. Ngày 31/8/1955 ông được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương quân công hạng Ba và danh hiệu anh hùng lực lưỡng vũ trang nhân dân. Ông tiếp tục tham gia chiến đấu chống Mỹ xâm lược, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam phía Bắc. Năm 1976, ông được phong quân hàm Đại tá, là Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 239. Năm 1987, ông về hưu và mất năm 2018.

Nghi Ân

Bê tông

Đường Phạm Duy Thanh

Giáp xóm Kim Khánh

1500

9

9

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

23

Võ Văn Đồng

Võ Văn Đồng, quê ở xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc) tham gia cách mạng từ năm 1927, kết nạp đảng 1930, thoát ly lên huyện làm cán bộ Tuyên truyền. Chỉ đạo phong trào đấu tranh tại các xã vùng Cửa Hội... Ông tham gia cuộc đấu tranh ngày 2-1-1931 đội Tự vệ Đỏ giết tên tri huyện Tôn Thất Hoàn và 7 tên lính quẳng xác xuống sông Lam (Cưả Hội)... Giặc Pháp trả thù, đốt cháy nhà cửa 3 làng và tịch biên tài sản gia đình, truy lùng bắt Võ Văn Đồng và những người lãnh đạo... Tỉnh ủy yêu cầu Võ Văn Đồng rút lui lên Tỉnh ủy, sau đó ông bị bắt và giam tại nhà lao Vinh. Ra tù ông tham gia Ban chấp hành Tỉnh ủy Nghệ An, sau được phân công sưu tầm nghiên cứu tài liệu hiện vật viết lịch sử và xây dung đễ cương Chính trị và đề cương nội dung để trình Bác Hồ, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Bộ Văn hóa Thông tin để thành lập Bảo tàng XVNT (cùng Bác Võ Thúc Đồng). Ngày 3-2-1960 khi Thành lập Bảo tàng XV Nghệ Tĩnh, ông được phân công đảm nhận nhiệm vụ Chủ Nhiệm Viện Bảo tàng XVNT Nghệ cho đến ngày được nghỉ hưu... Tên ông được đưa vào các tập sách” Nghệ An những tấm gương Cộng sản" và “Nghệ An những người con tiêu biểu”.

Nghi Ân

Bê tông

Đường 654

Số 10 đường Kim Bình

620

7

15

Nhà hoạt động cách mạng

24

Nguyễn Phùng

Nguyễn Phùng (thế kỷ XV), là con trai thứ 6 của Cương Quốc công Nguyễn Xí. Ông từng được phong là Đạo Đô đốc tổng binh sư. Từ Thanh Hóa ông vào lập nghiệp tại làng Lương Lương xưa, có công khai hoang, lập ra làng Lương Lương nên được nhân dân ghi nhớ công ơn.

Nghi Liên

Nhựa

Sân bóng đá xóm 11

Giao đường nội xóm Lương Lương

495

7

 

Danh thần thời Lê

25

Lê Duy Tích

Lê Duy Tích là thành hoàng của thôn Yên Lạc, tổng Kim Nguyên, huyện Nghi Lộc xưa, nay thuộc xóm Kim Yên, xã Nghi Liên. Với công trạng bảo quốc hộ dân, ông được nhân dân tôn làm thành hoàng, thờ tại đền làng và được triều đình gia phong "Linh Phù Dực Bảo Trưng Hưng Đôn hậu tôn thần". Tuyến đường đi qua xóm Yên Lạc xưa nên lấy tên thành hoàng làng đặt cho tên đường.

Nghi Liên

Nhựa

cổng chào xóm Phúc Hậu

Đường Trung Liên

448

6,5

 

Thành hoàng làng

26

Yên Lạc

Yên Lạc là tên làng xưa của Xóm Kim Yên ngày nay. Đường đi qua làng Yên Lạc xưa nên lấy tên làng đặt cho tên đường.

Nghi Liên

Nhựa

Cổng chào xóm Kim Yên

Ngõ Hồng Liên

530

6

9

Địa danh

27

Lương Lương

Là tên của xóm Lương Lương nơi có tuyến đường đi qua.

Nghi Liên

Nhựa

Đường Gom đường sắt Bắc Nam

Xóm Lương Lương

1100

6

9

Địa danh

28

Nam Liên

Lấy theo địa danh, chỉ phía Nam của xã Nghi Liên

Nghi Liên

Nhựa

Bờ rào sân bóng trường Giao thông 4

Xóm Kim Chi

810

6

 

Địa danh

29

Đông Liên

Lấy theo địa danh, chỉ phía Đông của xã Nghi Liên

Nghi Liên

Nhựa

Công ty Bao bì NA

Công ty Sơn Đại Việt

1520

7

16

Địa danh

30

Tây Liên

Lấy theo địa danh, chỉ phía Tây của xã Nghi Liên

Nghi Liên

Nhựa

Giao đường Kim Yên

Bệnh viện Ung Bướu

1270

6

30

Địa danh

31

Trần Văn Giảng

Trần Văn Giảng (1930-2001), quê ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, tp Đà Nẵng. Năm 1945-1950, ông là du kích xã Hòa An, Ủy viên BCH Xã đoàn, được kết nạp Đảng năm 1949. Năm 1955, ông tập kết ra Bắc và làm Chi ủy viên, Đại đội Công trường 1 Hà Đông. Năm 1956-1959, ông là Chi ủy viên Chi bộ chiếu bóng, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn, Ủy viên Thường vụ Đoàn Thanh niên Ty Văn hóa Nghệ An, phụ trách Đội chiếu bóng 55. Năm 1960-1967, ông làm Đội trưởng Đội chiếu bóng lưu động 109, trong thời gian này ông là người đầu tiên sáng tạo ra loại đèn chai che gió, giảm sáng và hình thành nên loại rạp chiếu phim lưu động dã chiến, giúp người dân an tâm khi xem phim ngay vào thời điểm chiến tranh leo thang, máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc ác liệt nhất. Về sau, mô hình rạp chiếu phim lưu động của ông được nhân rộng trên toàn miền Bắc. Tại Đại hội Thi đua toàn quốc tháng 1/1967, Đội Chiếu phim lưu động 109 được xem là điển hình trong ngành chiếu bóng. Năm 1967-1975, ông làm Phó Chủ nhiệm Công ty Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh Nghệ An, là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy khối Văn xã tỉnh Nghệ An, Bí thư Đảng ủy Trường Bổ túc Văn hóa tỉnh Nghệ An; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy ngành Văn hóa - Thông tin tỉnh Nghệ An. Từ năm 1975, ông được tăng cường vào Nam, về công tác tại tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ông được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (1967);Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương, Bằng khen các cấp.

Nghi Liên

Nhựa

Nhà văn hóa xóm Kim Liên

Đường Thăng Long

400

6

 

Anh hùng lao động ngành Văn hóa

32

An Thuyên

  An Thuyên (1949 –2015), tên đầy đủ là Nguyễn An Thuyên, quê quán huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sau khi tốt nghiệp trường Văn hóa nghệ thuật Nghệ An (năm 1967) ông về công tác ở Ty Văn hoá Nghệ An. Năm 1975, ông nhập ngũ. Năm 1977, ông về công tác ở Đoàn Văn công Quân khu 4. Từ năm 1981- 1988, ông học tại Nhạc viện Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông về Phòng Văn nghệ Quân đội. Tháng 8 năm 1992, ông về công tác tại Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội, đến năm 1993, ông là Hiệu trưởng của trường. Năm 2007, ông được phong hàm Thiếu tướng. Ông là một trong số các nhạc sĩ đã khai thác, vận dụng và phát triển vốn âm nhạc của dân ca Nghệ Tĩnh một cách tài tình, có hiệu quả. Ông được người yêu âm nhạc biết đến từ tác phẩm Em chọn lối này (năm 1971). Những ca khúc của ông mang âm hưởng dân ca ngọt ngào sâu lắng, nhiều tác phẩm có chất lượng, có sức lan toả rộng lớn, như: Đêm nghe hát đò đưa nhơ Bác, Chín bậc tình yêu, Neo đậu bến quê, Ca dao em và tôi…Ngoài ra, ông còn viết một số kịch hát đã được dàn dựng ở nhiều Đoàn Văn công). Ông còn viết nhạc cho phim và viết phần âm nhạc cho khoảng 60 vở kịch nói, tuồng, chèo…Các giải thưởng ông đã nhận: Giải Nhất cuộc thi ca khúc toàn quốc năm 1985: Tiếng đàn balalaica trên sông Đà (phỏng thơ Quang Huy). Giải thưởng chính thức của Bộ Quốc phòng: Hành quân lên Tây Bắc (1984), Thơ tình của núi (1994). Giải Nhất của Bộ Văn hoá - Thông tin và Hội Nhạc sĩ Việt NamKhi xe tăng qua miền Quan họ (1985), Mẹ Việt Nam anh hùng (1995). Giải Nhì Hội Nhạc sĩ Việt Nam: Chín bậc tình yêu (1992). Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007. Ông được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng III. Huân chương chiến công hạng I.

Nghi Đức

Nhựa

Đường 535

Đường QH 12m

1150

7

 

Nhạc sĩ, Thiếu tướng quân đội

33

Ninh Viết Giao

Ninh Viết Giao (15/5/1933 - 06/3/2014), quê quán xã Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm Văn khoa Hà Nội, ông được phân công về dạy học ở trường cấp III Huỳnh Thúc Kháng (Nghệ An), sau đó gắn bó với Xứ Nghệ ở cả hai lĩnh vực giáo dục và sưu tầm, biên soạn văn hóa, văn nghệ dân gian. Ông trở thành một nhà Nghệ học bậc nhất của Việt Nam, được phong hàm Phó giáo sư (năm 1984), giải thưởng Nhà nước (năm 2001). Ông có những công trình đồ sộ bao quát gần như đủ hết các loại hình văn hóa dân gian Xứ Nghệ với số lượng đầu sách đã vượt con số 40. Ngoài ra ông còn có một loạt công trình về địa chí văn hóa các huyện như Diễn Châu, Quỳnh Lưu,... Ông là tác giả của các tác phẩm có tầm khái quát văn hóa dân gian Xứ Nghệ như ''Nghệ An - Lịch sử và Văn hóa, ''Nghệ Tĩnh trong Tổ quốc Việt Nam'', ''Về văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh'', ''Về văn hóa Xứ Nghệ''…. Ngày 20/5/2013, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã trao huy chương và xác nhận kỷ lục "Người có nhiều công trình nghiên cứu nhất về Văn hóa Dân gian xứ Nghệ" cho PGS Ninh Viết Giao. Năm 2017, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật cho tập sách "Kho tàng về xứ Nghệ" (gồm 9 tập).

Nghi Đức

Nhựa

Đường 535

Đường QH 24m

780

6

 

Nhà nghiên cứu VHDG

34

Nguyễn Trung Phong

Nguyễn Trung Phong(1929-1998), quê quán làng Trung Phường, xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông là một người thích hát chèo từ nhỏ và hoạt động sân khấu chèo từ rất sớm. Năm 1953-1954, ông công tác ở Hội Nông dân cứu quốc tỉnh Nghệ An, năm 1955, ông được điều sang Ty Văn hóa Nghệ An (sau là Sở Văn hóa Thông tin Nghệ Tĩnh) với các chức vụ Trưởng phòng Văn nghệ, Phó Giám đốc. Ông là Hội viên Hội Văn nghệ Nghệ An, Hội viên Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và đã có nhiều tác phẩm chèo có giá trị như: Nhắc lại, Xấu hay đẹp, Cô gái sông Lam…Ông có một số vở chèo, cải lương, kịch bản dân ca được Đoàn chèo Nghệ An dựng: Hạt lúa quê ta (chèo), Một cuộc đời (chèo), Ngọn lửa không bao giờ tắt (cải lương), Giữa vụ cày (kịch bản dân ca)…Một số vở diễn của ông được chọn tham dự Hội diễn sân khấu toàn quốc, tác phẩm Cô gái sông Lam đạt Huy chương vàng hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1962.

Nghi Đức

Nhựa

Đường Vạn Xuân QH 35m

Đường Lê Ngọc Hân

850

6

 

Nhà biên kịch

35

Phú Minh

Phú Minh là tên địa danh của một xóm dân cư cũ của xóm Phong Phú, xã Hưng Hòa. Tuyến đường đi qua xóm Phú Minh xưa nên lấy tên xóm để đặt tên đường.

Hưng Hoà

Nhựa, bê tông

Đê môi trường

Đường QH 18m

700

6

6

Địa danh

36

Vạn Thánh

Xã Hưng Hòa có đền Vạn Thánh, xưa kia nơi thờ bà Phạm Thị Thánh Lương (Thánh Mẫu), người có công lập ấp ở thế kỷ XVI. Nơi đây cũng là nơi thờ phùng các vị quan thời kỳ đó. Đường mang tên Vạn Thánh vì tuyến đường đi qua trước đền Vạn Thánh.

Hưng Hoà

Bê tông

Đg Quế Hoa

Đg. Hòa Lộc

600

6

18

Danh từ

37

Nguyễn Lợi

Nguyễn Lợi (23/11/1903-08/7/1088), quê quán: xã Hưng Thủy, nay thuộc phường Bến Thủy, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Năm 14 tuổi, sau khi cha mất, cậu thiếu niên Nguyễn Lợi đã vào làm công nhân trong Nhà máy diêm Bến Thủy. Cuối năm 1926, đầu năm 1927 anh thanh niên Nguyễn Lợi tham gia Hội Hưng Nam, sau đổi là Tân Việt cách mạng Đảng, sau đó bị mật thám bắt và bị đưa về Nhà lao Vinh. Vào cuối năm 1929 Nguyễn Lợi được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng và tham gia các cuộc biểu tình trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Từ tháng 5/1930- 1932,  Nguyễn Lợi bị mật thám bắt hai lần và bị đày lên Nhà đày Lao Bảo, rồi Nhà đày Ban Mê Thuột. Như vậy, trải qua ba lần bị bắt, bị kết án tử hình rồi hạ xuống chung thân, bị tra tấn thừa sống thiếu chết, bị giam cầm hơn 13 năm nhưng Nguyễn Lợi vẫn trung thành với phong trào cách mạng. Trong Cách mạng tháng Tám ông đã tham gia lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền ở các huyện Diên Khánh, Vĩnh Xương, thị xã Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, làm Chính ủy Trung đoàn 210. Sau năm 1954 Nguyễn Lợi tập kết ra Bắc, được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhà máy Cơ khí Hà Nội. Từ năm 1962-1972, Nguyễn Lợi được cấp trên phân công làm Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Công nhân kỹ thuật Vinh (nay là Trường Đại học SPKT Vinh). Với những cống hiến đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Nguyễn Lợi đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh (vào năm 1985), Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương Chiến thắng hạng Nhì và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Hưng Hòa

Bê tông

Đường QH 18m xóm Thuận Hòa

Đường QH12m

1700

6

Nhà hoạt động cách mạng

38

Hà Sâm

Hà Sâm (10/12/1911-10/02/1990) quê quán: xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông tham gia cách mạng năm 1928, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930.  Ông từng giữ các chức vụ:  Bí thư chi bộ làng Dương Liễu (tức xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh); Bí thư huyện ủy Nam Đàn, Nghệ Tĩnh; Tỉnh ủy viên tỉnh Nghệ An (Nghệ Tĩnh); Bí thư tỉnh ủy Nghệ An (Nghệ Tĩnh); phụ trách công an liên huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn tỉnh Nghệ Tĩnh; Bí thư huyện ủy Hưng Nguyên kiêm Chủ tịch mặt trận Việt Minh liên huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thành phố Vinh, Nghệ Tĩnh; Ban tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An (Nghệ Tĩnh); Ủy viên ban cán sự (Đặc ủy) Việt kiều; Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương (Quyền Vụ trưởng). Hà Sâm đã được công nhận là cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945 được hưởng trợ cấp ưu đãi bằng 16% (16 thâm niên) tại quyết định số 494/QĐ ngày 12/12/1978 của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương.

Hưng Hoà

Bê tông

Đg Hòa Thái

Đê Môi trường

450

6

6

Nhà hoạt động cách mạng

39

Hòa Tân

Tuyến đường đi qua xóm Hòa Tân cũ nên lấy tên là Hòa Tân

Hưng Hoà

Bê tông

Đường Gom ven sông Lam

Cầu Chu Trí

400

6

 

Địa danh

40

Tân Hảo

Xóm Tân Hảo là 1 trong 3 xóm gồm Hòa Trang, xóm Hòa Tân, Tân Hảo nhập lại thành xóm Phong Hảo ngày nay. Tuyến đường đi qua xóm Tân Hảo xưa.

Hưng Hoà

Bê tông

Đường Gom ven sông Lam

Đường QH 9m

420

6

 

Địa danh

41

Phan Nhân Tường

Phan Nhân Tường (1514-1576), quê quán thôn Bạch Xá, xã Hoàng Xá, tổng Võ Liệt, nay là xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, từ nhỏ nổi tiếng thông minh, năm 1543 đậu Hương Cống và đậu đồng tiến sĩ chế khoa năm Nguyên Hòa thứ 14(1546). Ông làm quan dưới 4 triều vua Lê: Trang Tông (1533-1548), Trung Tông (1549-1556), Anh Tông (1557-1572), Thế Tông (1573-1579), được thăng đến chức Giám sát ngự sử, Tri viên thẩm hình viện. Với chức quan này ông đã truy tố, xét hỏi nhiều vụ kiện một cách ngay thẳng, công minh, trừng trị nhiều tham quan ô lại. Năm 1576, Nguyễn Quyện vượt biển vaò đánh phá Nghệ An, ông xin vua đem tướng sỹ vào cứu Nghệ An, sau nhiều lần thắng trận ông bị giết trong một trận huyết chiến. Nhân dân xã Hoàng Xá nhớ ơn lập đền thờ ông, bởi ông còn có công vận động nhân dân các bản xã và chiêu dân các nơi khác đến khai khẩn đất hoang, lập nên nhiều xóm mới như: Đồng Nấy, Đồng Dáng… thuộc hai xã Thanh Hà và Thanh Giang ngày nay.

Đội Cung

Nhựa

Ngõ 25 đường Trần Nhật Duật

Đường Nguyễn Tường Tộ

600

7

 

Danh thần thời Lê Trung Hưng


HĐTV ĐẶT TÊN ĐƯỜNG THÀNH PHỐ VINH ĐỢT VII