UBND tỉnh đã ban hành
Kế hoạch số 135/KH-TCT ngày 28/2/2025 về triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án
“Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ
chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa
bàn tỉnh năm 2025.
Theo đó, căn
cứ lộ trình triển khai các nhiệm vụ Đề án 06/CP, định hướng chỉ đạo của Chính phủ,
Tổ công tác Chính phủ, bên cạnh các nhiệm vụ trọng tâm, UBND tỉnh xác định các
nhiệm vụ mang tính đột phá trong năm 2025, yêu cầu các đơn vị được giao chủ trì
tập trung mọi nguồn lực triển khai hiệu quả đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu đề ra,
gồm: Số hóa dữ liệu đất đai; cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; Sổ
sức khỏe điện tử trên ứng dụng VneID.
Cụ
thể: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã căn cứ chức
năng, nhiệm vụ xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền về đẩy
mạnh thực hiện Đề án 06/CP tại đơn vị, địa phương, lĩnh vực quản lý; Ban hành
Kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra, khảo sát, hướng dẫn thực tế việc thực
hiện Đề án 06/CP tối thiểu 30% số đơn vị, địa phương phụ trách, quản lý.
Rà soát các quy định, thủ tục thuộc phạm vi, chức
năng quản lý để đơn giản hóa giấy tờ, thủ tục hành chính (TTHC) trên cơ sở sử
dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia đáp ứng các quy định của pháp luật. Đồng
thời thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh về việc cắt giảm, đơn giản hóa
TTHC, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Điều chỉnh quy trình nghiệp vụ, thực hiện các biện
pháp, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong việc sử dụng các giấy tờ điện
tử tích hợp trên tài khoản định danh điện tử thay thế giấy tờ vật lý khi thực
hiện các TTHC. Đối chiếu danh mục 154 TTHC có yêu cầu cấp phiếu Lý lịch tư pháp
tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy
mạnh cải cách TTHC cấp phiếu Lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh
nghiệp tham mưu UBND tỉnh sửa đổi quy trình nghiệp vụ, không yêu cầu người dân
xuất trình Phiếu lý lịch tư pháp giấy. Rà soát TTHC, tái cấu trúc quy trình để
cắt giảm, không yêu cầu người dân phải đính kèm giấy tờ khi dữ liệu đã được số
hóa.
Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, theo dõi, đôn đốc các
Sở, ban, ngành, UBND các cấp rà soát, thực hiện công bố, công khai các TTHC;
phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với việc giải quyết từng TTHC
cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh. Tiếp tục
rà soát, công bố bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp của các Sở, ban,
ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh, tham mưu
UBND tỉnh chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Rà soát tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị Quyết miễn
phí, lệ phí đối với các TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh khi tổ
chức, cá nhân nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến,
nhằm khuyến khích, động viên người dân tham gia dịch vụ công trực tuyến trên
địa bàn tỉnh.
Về thực hiện giải quyết TTHC và cung cấp dịch vụ
công trực tuyến: Phấn đấu 100% TTHC đủ điều kiện theo quy định pháp luật được
cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình. 100% TTHC được công
bố, công khai đúng hạn…
Tiếp tục triển khai hiệu quả
sử dụng thẻ Căn cước tích hợp bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh. 100%
cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh triển khai thanh toán không dùng tiền
mặt và 70%
số người bệnh thanh toán chi phí khám, chữa bệnh thông qua tài khoản của cơ sở
khám chữa bệnh. Tiếp tục
duy trì 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh triển khai
thu, nộp các khoản phí bằng hình thức không dùng tiền mặt. 95% đối
tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm
xã hội (BHXH) hàng tháng và 100% đối tượng hưởng chế độ BHXH một lần, đối tượng
hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương
thức thanh toán không dùng tiền mặt. Triển
khai hiệu quả định danh điện tử cho cơ quan, tổ chức; triển khai Sổ sức khỏe
điện tử trên ứng dụng VneID…
Duy trì các mô hình điểm Đề án
06/CP tại Kế hoạch số 762/KH-TCT ngày 10/10/2023 của UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án “Phát triển ứng dụng dữ
liệu về dân
cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn
2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh đã triển khai có hiệu quả và nghiên cứu 19 mô hình điểm thúc đẩy Đề án
06/CP của Thành phố Hà Nội lựa chọn những mô hình phù hợp với đặc thù, điều
kiện của tỉnh để triển khai mang lại giá trị cho người dân, doanh nghiệp và
chính quyền trên địa bàn tỉnh.
Duy trì thu nhận hồ sơ cấp Căn cước, định
danh điện tử đảm bảo 100% công dân đủ điều kiện được cấp thẻ Căn cước và định
danh điện tử. Tiếp tục phối hợp tích hợp, xác thực, hiển thị các thông tin,
giấy tờ cá nhân trên ứng dụng VNeID, dần thay thế việc cung cấp các giấy tờ cá
nhân giấy trong thực hiện các giao dịch, TTHC; triển khai các tiện ích đã được
tích hợp trên VNeID và các tiện ích mới theo chỉ đạo của Tổ Công tác Chính phủ.
Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ
kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu.
Triển khai giai đoạn 2 Đề án thí
điểm xây dựng Trung tâm IOC tỉnh giai đoạn 2020-2025, định hướng 2030, kết nối Trung tâm giám
sát, điều hành thông minh (IOC) tỉnh và Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các Cơ sở dữ liệu
quốc gia khác để các Sở, ban, ngành,
địa phương khai thác thông tin tổng hợp, phân tích từ IOC của tỉnh
phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các
cấp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn…
UBND tỉnh giao các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã trên cơ sở
các mục tiêu, chỉ tiêu đã nêu tại Kế hoạch này khẩn trương xây dựng Kế hoạch triển khai thực
hiện các nhiệm vụ của Đề án 06/CP trong năm 2025 theo hướng “rõ người, rõ việc,
rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm” gửi về Tổ công tác triển khai Đề án
06/CP tỉnh. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã thường xuyên chỉ đạo,
kiểm tra, đôn đốc; nắm sát nhiệm vụ, lộ trình, tiến độ thực hiện của cơ quan, đơn vị, địa phương; chịu hoàn toàn trách
nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương sau khi cơ cấu, sắp xếp, hợp nhất tổ
chức bộ máy theo quy định có trách nhiệm chủ động rà soát điều chỉnh nhiệm vụ
hoặc đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh Kế hoạch, bảo đảm kế thừa các kết quả đã
triển khai, không làm gián đoạn việc quản lý, theo dõi, triển khai thực hiện
các nhiệm vụ theo Kế hoạch đã đề ra.
PT (Tổng hợp)