Ngày 22/10, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 3907/QĐ-UBND phê
duyệt Báo cáo “Đánh giá khí hậu tỉnh Nghệ An”.
Báo cáo đánh giá khí hậu Nghệ An thời kỳ 2009-2019 dựa trên
các tiêu chí về khí tượng, thủy văn và nguồn lực thực tế của tỉnh nhằm phục vụ
công tác quản lý; đồng thời làm cơ sở khoa học trong ứng phó biến đổi khí hậu
(BĐKH), đảm bảo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh.
Nội dung Báo cáo gồm: Đánh giá đặc điểm khí hậu của tỉnh
Nghệ An thời kỳ 2009-2019; đánh giá mức độ dao động của các yếu tố khí hậu; mức
độ biến đổi của các yếu tố khí hậu; những đặc điểm khác biệt của khí hậu thời
kỳ đánh giá so với trung bình khí hậu của địa phương; đánh giá tác động của
biến đổi khí hậu đến thiên tai; tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên;
tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường và hệ sinh thái; tác động của biến
đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội.
Báo cáo cũng đề cập đến nội dung đánh giá các giải pháp
thích ứng với biến đổi khí hậu đã thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An; đề xuất
các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá mức độ phù hợp và sử dụng
của kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng Bộ Tài nguyên và Môi trường
công bố năm 2016 với diễn biến thực tế khí hậu tỉnh Nghệ An.
Đặc
điểm khí hậu của tỉnh Nghệ An thời kỳ 2009-2019
Tỉnh Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu
tác động của gió mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 và gió mùa đông từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Trong mùa hè, hiệu ứng phơn hình thành thời tiết khô nóng.
Trong mùa đông, gió mùa Đông Bắc gây thời tiết lạnh và ẩm ướt. Khí hậu tỉnh
Nghệ An có tính chất đa dạng, phân hóa theo mùa, theo không gian, nhiều thiên
tai và tính chất thất thường về nhiệt độ, mưa, cực đoan khí hậu.
Nhiệt độ trung bình toàn thời kỳ đạt giá trị 24,40C.
Nền nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc xuống Nam, từ miền núi xuống đồng
bằng. Tổng lượng mưa hàng năm khoảng 1764,8mm, thấp nhất 1355,8mm tại trạm
Tương Dương và cao nhất 2119,7mm tại trạm Vinh. Mỗi năm có khoảng hơn 2,6 xoáy
thuận nhiệt đới đổ bộ và ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh. Mực nước biển tại trạm Hòn
Ngư duy trì khá ổn định khoảng 168,2 cm/năm. Xâm nhập mặn chỉ xảy ra ở lòng
sông và trong phạm vi hẹp. Tình trạng xâm nhập mặn thấp nhất vào năm 2017 là
4,92 ‰ và cao nhất vào năm 2016 là 16,59 ‰ cao hơn so với trung bình nhiều năm
cùng thời kỳ 8,3 ‰.
Lũ quét là hiện tượng hiếm, không xảy ra thường xuyên, sạt
lở đất xảy ra thường xuyên hơn; năm 2018 xảy ra nhiều nhất và gây ảnh hưởng
nặng nhất. Dông lốc mỗi năm có khoảng 46 trận tại trạm Vinh đến 93,6 trận tại
trạm Quỳ Châu. Mưa đá là hiện tượng hiếm xảy ra tại tỉnh, toàn thời kỳ có 6
trận mưa đá.
Nắng nóng: 23,2-91,1 ngày/năm; nắng nóng gay gắt: 5,9-44,3
ngày/năm. Rét đậm: 14,6 ngày/năm tại trạm Tương Dương đến 20,8 ngày/năm tại
trạm Tây Hiếu. Rét hại: 3,1 ngày/năm tại trạm Quỳnh Lưu đến 7,3 ngày/năm tại
trạm Quỳnh Châu.
Gió Tây khô nóng ảnh hưởng nhiều nhất là vùng đồng bằng;
trạm Tương Dương, Con Cuông xuất hiện nhiều nhất: 85,4 ngày/năm và 80,4
ngày/năm; trạm Hòn Ngư xuất hiện ít nhất với khoảng 13,5 ngày/năm.
Nhiệt độ trung bình theo các năm toàn tỉnh dao động trong
khoảng 26,70C (năm 2011) đến 29,80C, với chênh lệch 3,10C;
dao động của nhiệt độ trung bình năm tại các điểm trạm là khá tương đồng nhau,
với biên độ dao động từ 2,60C tại trạm Quỳ Hợp đến 3,70C
tại trạm Con Cuông.
Tác
động của biến đổi khí hậu đến thiên tai
Bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào tỉnh có xu thế
tăng cường độ và mức độ nguy hiểm theo thời gian; mùa mưa bão xu hướng kết thúc
muộn hơn trước đây. Mưa lớn xảy ra bất thường hơn vè thời gian, địa điểm, tần
suất và cường độ. Do El Nino nên tình hình mưa diễn biến trái quy luật, tần
suất và cường độ mưa lớn.
Hàng năm tỉnh có khoảng 2-3 đợt lũ, lũ quét và sạt lở đất
do bão, mưa lớn gây ra. Vùng ven biển, địa hình thấp thường xuyên bị ngập như
địa bàn các huyện Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương.
Xu thế biến đổi số ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt thời
kỳ 2009-2019 cao hơn so với trung bình nhiều năm gây ra hạn hán gia tăng cho
tỉnh. Một số xã ở địa bàn huyện Diễn Châu như xã Diễn Lợi, Diễn Đoài, Diễn Lâm...
bị hạn hán.
Xâm nhập mặn có xu hướng nghiêm trọng hơn do mực nước biển
dâng và lưu lượng từ thượng nguồn suy giảm như các xã: Quỳnh Minh, Quỳnh Lương,
Sơn Hải, Quỳnh Nghĩa, Tiến Thủy, Quỳnh Thuận, Quỳnh Long (huyện Quỳnh Lưu); các
xã Diễn Thành, Diễn Trung, Diễn Hùng, Diễn Kim, Diễn Bích, Diễn Hải (huyện Diễn
Châu); các xã Phúc Thọ, Nghi Tiến, Nghi Thiết (huyện Nghi Lộc) có nguy cơ nhiễm
mặn trên 4‰ rất cao.
Số đợt rét đậm và rét hại có xu thế tăng lên; nhiều khu vực
ở vùng núi cao ở miền Tây tỉnh Nghệ An nhiệt độ xuống dưới 00C.
Tác
động của biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội
Trong ngắn hạn, nhiều địa phương mùa màng bị thiệt hại
nghiêm trọng, có khi mất trắng do thiên tai lũ lụt và hạn hán. BĐKH có nhiều
tác động đến các ngành: Công nghiệp và năng lượng, xây dựng giao thông vận tải,
thương mại và du lịch.
Về lâu dài, BĐKH còn tác động đến xã hội như quá trình di
dân ở các khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai, sạt lở đất, lũ quét; y tế và
sức khỏe của cộng đồng; lao động việc làm; an sinh xã hội và sinh kế cộng đồng.
Đặc biệt BĐKH tác động rất lớn đến các nhóm dễ bị tổn thương là người nghèo,
phụ nữ, trẻ em người già, người khuyết tật.
Tuy nhiên BĐKH cũng mang đến một số cơ hội cho nuôi trồng
thủy sản, phát triển các giống cây trái mùa...
PQ (tổng
hợp)