Xử lý nghiêm các vi phạm về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định
Sáng 14/1/2025, Chính phủ tổ chức Hội
nghị lần thứ XII Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp,
không báo cáo và không theo quy định (IUU). Đồng chí Trần Hồng Hà - Ủy viên
Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì
hội nghị.
Tại điểm cầu Nghệ An, các đồng chí:
Nguyễn Văn Đệ - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phùng Thành Vinh – Tỉnh
ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT đồng chủ trì hội nghị.
Quang cảnh hội nghị tại
điểm cầu Nghệ An
Các đồng chí chủ trì
tại điểm cầu Nghệ An
Sau hơn 07
năm (kể từ ngày 23/10/2017) chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy
ban châu Âu (EC), thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư,
Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ, các ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU; qua 04 đợt thanh tra của
EC, đến nay, công tác chống khai thác IUU đã đạt được nhiều kết quả quan trọng,
cơ bản đã khắc phục được các nội dung theo khuyến nghị của EC tại đợt thanh tra
lần thứ 4 vào tháng 10/2023. EC đánh giá cao quyết tâm chính trị của Việt Nam
trong tháo gỡ “Thẻ vàng”.
Tính đến ngày 06/01/2025, qua rà soát, thống kê nắm được tổng số đội tàu cá cả nước là 84.536
chiếc; trong đó
số lượng tàu cá đã đăng ký được cập nhật trên VN-Fishbase là 83.648 chiếc (đạt
98,9%). Tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên tham gia hoạt động khai thác thủy
sản đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt 100% (28.312 chiếc). Việc kiểm
soát tàu cá ra vào, xuất nhập bến và hoạt động trên biển đã có nhiều tiến bộ.
Các đại biểu
dự hội nghị tại điểm cầu Nghệ An
Ứng dụng
công nghệ thông tin để theo dõi, kiểm soát việc giám sát sản lượng thủy sản
khai thác bốc dỡ qua cảng; thực hiện truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT) để đảm
bảo tính minh bạch, hợp pháp cho các lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu
không vi phạm IUU. Việc kiểm soát sản phẩm thủy sản khai thác nhập khẩu từ nước
ngoài được thực hiện đầy đủ theo quy định quốc tế và khuyến nghị của EC.
Công tác
thực thi pháp luật, xử lý hình sự, xử phạt vi phạm hành chính đã được các địa
phương quyết liệt triển khai thực hiện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc
răn đe, giáo dục trong cộng đồng ngư dân. Tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm
khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài đã giảm rõ rệt.
Tại cuộc họp
trực tuyến của Bộ NN&PTNT với Đoàn Thanh tra của EC vào tháng 11/2024 về cơ
bản thống nhất với các kết quả, ý kiến giải trình đối với các khuyến nghị của
EC trong công tác chống khai thác IUU và hiện tiếp tục bổ sung các nội dung
liên quan theo yêu cầu của EC trước khi Đoàn Thanh tra của EC sang thanh tra
thực tế lần thứ 5 mới xem xét gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” cho Việt Nam hay không…
Tuy nhiên,
đến nay vẫn còn một số nhiệm vụ chống khai thác IUU chậm khắc phục theo khuyến
nghị của EC; vẫn còn tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở
vùng biển nước ngoài; đánh bắt sai vùng tiếp tục diễn biến phức tạp. Ngoài ra,
vẫn còn tình trạng tàu cá không đủ điều kiện vẫn ra vào cảng, xuất nhập bến
tham gia hoạt động khai thác thủy sản; chất lượng nhật ký khai thác chưa đảm
bảo. Công tác thực thi pháp luật, xử lý vi phạm khai thác IUU còn rất thấp,
chưa thống nhất, đồng đều và chưa đủ sức răn đe của các địa phương…
Tại hội
nghị, các đại biểu đã đánh giá, phân tích các nguyên nhân và đề xuất các giải
pháp để tháo gỡ “Thẻ vàng” của EC.
Phát biểu
kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương
tiếp tục quán
triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW
của Ban Bí thư, Nghị quyết số 52/NQ-CP của Chính phủ và các ý kiến chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về
IUU, đảm bảo đúng tiến độ, có kết quả, sản phẩm cụ thể để chứng minh tại đợt
thanh tra lần thứ 5 của EC.
Phó
Thủ tướng Chính phủ đánh giá, hiện nay cách quản lý đội tàu thuyền đang manh
tính chất hành chính, thiếu chủ động, vì vậy phải ứng dụng khoa học công nghệ
để quản lý đội tàu, xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý tàu cá theo ngư trường,
không gian trên biển.
Bên
cạnh đó, cần rà soát lại các quy định của pháp luật để xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm. Xử lý mạnh các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, xử
lý các hành vi cố ý vi phạm; xử lý các hành vi có tính chất bao che; phân cấp
cụ thể đối với việc quản lý đội tàu. Xử lý các tàu cá vi phạm theo đúng thẩm
quyền.
Xây
dựng các công cụ quản lý, quy định cụ thể mùa đánh bắt thủy hải sản để quản lý
ngư trường bền vững. Tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở thu mua,
chế biến, xuất khẩu thủy sản; xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, chế biến vi phạm
về xuất xứ hàng hóa.
Rà
soát chức năng của các cảng cá; bổ sung thêm nhiệm vụ đối với các cảng cá tư
nhân để các cảng cá này cung cấp được các dịch vụ đối với các tàu cá. Tiến hành
định danh điện tử cho tàu và các chủ tàu; bổ sung trách nhiệm quản lý đội tàu
cho Công an các xã ven biển…
PT