Tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu – Mùa năm 2025
Để sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu – Mùa năm 2025 an toàn, đạt và vượt
các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, ngày 05/5/2025, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số
13/CT-UBND yêu cầu các cấp, các ngành có liên quan tăng cường công tác chỉ đạo thực
hiện nội dung này.
Các địa phương cần đảm
bảo điều kiện tổ chức sản xuất an toàn, hiệu quả với mục tiêu đạt diện tích sản
xuất cao nhất theo kế hoạch đề ra
Cụ thể, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ
Đề án sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu – Mùa năm 2025 của Sở Nông nghiệp và Môi
trường để xây dựng đề án, kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu – Mùa năm 2025 của địa
phương phù hợp với điều kiện thực tế và chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện một
cách quyết liệt. Đặc biệt, cần đề ra các giải pháp quản lý, chỉ đạo, phân công,
phân nhiệm cụ thể giữa cấp huyện và cấp xã để theo dõi, chỉ đạo, đảm bảo liên tục,
thông suốt và đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Lập phương án chống hạn
và tổ chức thực hiện, cân đối lại nguồn nước để xây dựng kế hoạch tưới vụ Hè
Thu - Mùa 2025 phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đảm bảo điều kiện
tổ chức sản xuất an toàn, hiệu quả với mục tiêu đạt diện tích sản xuất cao nhất
theo kế hoạch đề ra; đồng thời, chỉ đạo không gieo trồng đối với những diện
tích không đảm bảo nước tưới suốt vụ, sản xuất không an toàn, dễ xảy ra rủi ro
gây thiệt hại cho người dân.
Các địa phương có diện
tích đất trồng lúa có nguy cơ hạn, thiếu nước sản xuất cần chỉ đạo tích trữ
nước hiện có trên ruộng đang sản xuất lúa vụ Xuân; hạn chế tối đa việc tiêu
tháo nước khi thu hoạch lúa Xuân ở những diện tích này. Đồng thời, sử dụng các
giống cực ngắn ngày tại các vùng thấp trũng để giảm bớt áp lực thời gian trong
sản xuất.
Xây dựng phương án và tổ
chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ trên đất trồng
lúa, nhất là vùng sản xuất kém hiệu quả, vùng có nguy cơ bị hạn hán cao, không
có nước sản xuất suốt cả vụ, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và điều kiện cụ thể
của địa phương, hạn chế mức thấp nhất diện tích đất không sản xuất.
Tăng cường mở rộng ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Quản lý tổng hợp sức khỏe
cây trồng (IPHM), thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), hệ thống thâm canh
lúa cải tiến (SRI), sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao,
sản xuất lúa giảm phát thải, sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý gốc rạ chống ngộ
độc hữu cơ,... bảo đảm sản xuất bền vững, hiệu quả, chất lượng và an toàn thực
phẩm.
Bên cạnh đó, các địa phương
tăng cường công tác thanh, kiểm tra chất lượng giống, các loại phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật
các trường hợp cung ứng các loại vật tư không đảm bảo chất lượng để bảo vệ
quyền lợi của người nông dân và đảm bảo hiệu quả cho sản xuất. Phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Môi trường và các đơn vị liên quan để hướng dẫn, tuyên truyền,
hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển sản xuất theo hướng hình
thành các vùng trồng tập trung đạt tiêu chuẩn và thực hiện cấp mã số vùng trồng
theo quy định. Đa dạng hóa các kênh bán hàng, đẩy mạnh công tác quảng bá, khai
thác có hiệu quả phương thức bán hàng online, bán trên sàn thương mại điện tử
nhằm kết nối, giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.
Khuyến khích, mời gọi
các doanh nghiệp, hợp tác xã tăng cường kết nối để hình thành và mở rộng các mô
hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm; đồng thời, tuyên
truyền nâng cao trách nhiệm trong duy trì và mở rộng quy mô liên kết để
nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân và phát triển bền vững.
Tăng cường kiểm tra,
giám sát đồng ruộng, thực hiện tốt nhiệm vụ điều tra phát hiện, dự tính dự báo
và chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng, trong đó chú ý các đối tượng
như: sâu cuốn lá nhỏ, chuột,... trên cây lúa, sâu keo mùa thu trên cây ngô… Địa
phương nào không quyết liệt trong chỉ đạo sản xuất để người dân bỏ ruộng nhiều,
dịch bệnh phát sinh và gây hại nặng làm mất mùa cục bộ ảnh hưởng đến đời sống
của Nhân dân thì Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã nơi đó chịu trách nhiệm
trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
Thành lập các đoàn chỉ
đạo sản xuất, thực hiện tốt nội dung Đề án sản xuất vụ Hè Thu - Mùa năm 2025
Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở phối hợp
với các địa phương xây dựng và sớm ban hành phương án tưới tiêu, phương án chủ
động ứng phó khi có hạn hán xẩy ra (nhất là vùng cuối kênh, vùng bán sơn địa và
vùng miền núi), phương án phòng trừ dịch hại cây trồng để làm cơ sở cho các địa
phương thực hiện. Tổ chức theo dõi thường xuyên, chặt chẽ diễn biến nguồn
nước, đánh giá nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, kịp thời thông tin,
cảnh báo cho các địa phương, cơ quan liên quan biết để chỉ đạo, triển khai các
biện pháp ứng phó phù hợp. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, chủ hồ
và địa phương thống nhất kế hoạch vận hành, điều tiết nước các hồ chứa nước
trên lưu vực sông Cả để bổ sung cấp nước kịp thời cho hạ du.
Đồng thời, chủ động phối
hợp với địa phương thực hiện tốt công tác quản lý vật tư nông nghiệp; kịp thời
phát hiện và xử lý nghiêm những sai phạm trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông
nghiệp; ngăn chặn tình trạng vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng lưu thông
trên thị trường nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho sản xuất vụ Hè Thu - Mùa năm
2025.
Thành lập các đoàn chỉ
đạo sản xuất phối hợp với địa phương để chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt nội dung
Đề án sản xuất vụ Hè Thu - Mùa năm 2025; kịp thời xử lý những khó khăn, vướng
mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án, tạo điều kiện thuận lợi cho địa
phương và bà con nông dân tổ chức sản xuất.
Tăng cường chỉ đạo các
phòng, ban, đơn vị chuyên môn thuộc Sở theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ
chức triển khai chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
đẩy mạnh áp dụng các giải pháp kỹ thuật và khoa học công nghệ vào các khâu sản
xuất, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ nông sản. Đặc biệt, quan tâm xây dựng,
phát triển các vùng trồng tập trung đạt tiêu chuẩn nội địa và xuất khẩu để đáp
ứng yêu cầu và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Sở Tài chính chủ trì, phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí thực
hiện đối với các nhiệm vụ được cân đối từ nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà
nước theo phân cấp hiện hành trong khả năng cân đối của ngân sách địa
phương.
Sở Công Thương phối hợp với
Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo các Công ty thủy điện trên địa bàn tỉnh
điều tiết xả nước phù hợp, đảm bảo cấp đủ nước tưới cho vùng hạ du phục vụ sản
xuất vụ Hè Thu - Mùa năm 2025. Phối hợp với Công ty Điện lực Nghệ An căn cứ vào
lịch thời vụ sản xuất vụ Hè Thu - Mùa năm 2025 chỉ đạo, ưu tiên cung ứng điện
ổn định phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là những địa phương, các vùng không
chủ động được nước, thời điểm cần điện để bơm nước phục vụ gieo trồng, chống
hạn. Hỗ trợ kết nối tiêu thụ và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh.
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi
trường và các địa phương để chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật đã
khẳng định có hiệu quả tại Nghệ An, đồng thời tiếp tục tổ chức nghiên cứu các
tiến bộ kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất.
Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội vận động các cấp Hội và
hội viên thực hiện tốt các biện pháp, giải pháp kỹ thuật trong sản xuất vụ Hè
Thu - Mùa 2025; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để người nông dân chuyển biến
nhận thức và thay đổi tư duy trong sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học,
công nghệ cao, sản xuất theo hướng hàng hóa, chất lượng, từng bước thực hiện
mục tiêu chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp,
tích cực tham gia các chuỗi liên kết và phát huy trách nhiệm trong thực hiện
liên kết đảm bảo nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững...
PQ
(tổng hợp)