Tổ thảo luận số 4: Cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất tại các xã miền núi
Tiếp tục chương trình Kỳ họp 31 HĐND khóa XVIII, sáng 9/7,
các đại biểu HĐND tỉnh đã tiến hành thảo luận tại tổ. Tại tổ 4 gồm 27 đại biểu HĐND tỉnh ở các Tổ đại
biểu số 10, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19. Đồng chí Lê Văn Lương – Bí thư Đảng ủy xã Tương Dương điều hành phiên thảo luận tại tổ 4.
Dự thảo
luận tổ 4 có các đồng chí: Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí Thư Thường Trực Tỉnh ủy, Chủ
tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Như Khôi – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng
Phú Hiền – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành cấp tỉnh. Chủ tịch HĐND các xã thuộc
tổ thảo luận số 4.
Đại biểu tham dự phiên thảo luận tại Tổ 4
Đồng chí Lê Văn Lương – Bí thư Đảng ủy xã Tương Dương điều hành phiên thảo luận tại tổ 4
Tại buổi
thảo luận, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong những ngày đầu thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp; các nội dung liên quan đến lĩnh vực đất đai, vật liệu
xây dựng, hỗ trợ chính sách kinh tế - xã hội tại các địa phương… Các đại biểu cũng
đề xuất tỉnh quan tâm đánh giá hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia, hạ tầng
giao thông tại các xã miền núi; đề nghị tỉnh có những chính sách, tạo thuận lợi
mang tính đột phá để kinh tế tư nhân phát triển; đề nghị sớm cấp xe công vụ cho
các địa phương cấp xã; có giải pháp đảm bảo giáo viên đứng lớp đảm bảo chất
lượng dạy và học trong năm học tới đây…
Những khó
khăn khi vận hành chính quyền 02 cấp ở các xã miền núi, vùng sâu
Đại biểu Lê Thị Thêu – Xã Tiên Đồng nêu ý
kiến
Phát biểu
tại phiên thảo luận, đại biểu Lê Thị Thêu (xã Tiên Đồng) đã chỉ ra những khó
khăn mà một số địa phương miền núi hiện nay đang đối mặt sau khi sáp nhập đơn
vị hành chính cấp xã. Đó là tình trạng thiếu hụt cơ sở hạ tầng, máy móc và nhất
là cán bộ công nghệ thông tin tại các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa đáp
ứng yêu cầu chuyên môn… Bên cạnh đó, đại biểu Thêu cũng phản ánh, tại địa bàn
xã có dự án thi công cầu khe Đá hiện nay đã hoàn thành 80% nhưng đang bị chậm
trễ so với thời hạn dự kiến, gây ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của
người dân địa phương; kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến
độ thi công cầu Khe Đá.
Đại biểu
Vương Quang Minh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hạ tầng công nghệ thông tin
trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Theo đại biểu Minh, để phục vụ người dân một cách tốt nhất, tỉnh cần đầu tư kịp
thời và ưu tiên hơn nữa vào hạ tầng công nghệ thông tin tại các xã miền núi, đặc
biệt là vùng sâu, vùng xa. Đây là yếu tố then chốt giúp thu hẹp khoảng cách số
và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh.
Đại biểu Lê Văn Ngọc – Bí thư Đảng ủy xã Tân
Kỳ kiến nghị tỉnh sớm quan tâm, tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán
bộ cơ sở sau sáp nhập
Đại biểu Lê
Văn Ngọc – Bí thư Đảng ủy xã Tân Kỳ bày tỏ sự ủng hộ, đồng tình trước chủ
trương sáp nhập chính quyền hai cấp. Tuy nhiên, đại biểu Ngọc kiến nghị tỉnh quan
tâm, sớm tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ
trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp thẩm quyền của cấp huyện về cấp
xã bởi đây là nhiệm vụ mới.
Tại các địa
phương không thuộc diện trung tâm, cơ sở vật chất tại các Trung tâm Phục vụ
hành chính công hiện nay đang thiếu thốn, đại biểu đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư
cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, văn minh. Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị tỉnh
cần thiết lập hệ thống tương tác, trao đổi thông tin giữa tỉnh với xã nhằm kịp
thời nắm bắt thông tin tại cơ sở…
Đại biểu Lục Thị Liên – Phó trưởng Ban
Văn hóa xã hội HĐND tỉnh đề nghị tỉnh quan tâm hơn tới việc bố trí hợp lý các
trụ sở tại địa phương vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa
Cũng liên
quan đến việc bố trí trụ sở làm việc của chính quyền địa phương 02 cấp, đại
biểu Lục Thị Liên – Phó Trưởng Ban Văn hóa xã hội HĐND tỉnh đã dẫn chứng việc
bố trí, sắp xếp các trụ sở làm việc giữa các địa phương chưa đồng đều, điều này
gây khó khăn trong việc sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất sau sắp xếp. Đại biểu đề
nghị tỉnh cần quy định khoảng cách tối đa giữa 2 trụ sở chính tại 01 địa phương;
nhất là cần quan tâm hơn tới việc bố trí hợp lý các trụ sở tại địa phương vùng
khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Đề nghị quan tâm tới
các vấn đề lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Trong phiên
thảo luận tại tổ 4, đại biểu Nguyễn Văn Hải (xã Tương Dương) đã bày tỏ băn
khoăn về tình hình giá vật liệu xây dựng hiện nay, đặc biệt là giá cát đang
tăng cao trên địa bàn tỉnh. Tình trạng này diễn ra trong bối cảnh địa phương
đang đẩy mạnh xây dựng nhà ở và phát động phong trào đô thị hóa, gây áp lực
không nhỏ lên người dân và doanh nghiệp. Đại biểu Hải kiến nghị tỉnh cần sớm có
giải pháp bình ổn giá nguyên vật liệu xây dựng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các
hoạt động xây dựng và đảm bảo tiến độ các dự án trên địa bàn tỉnh.
Đại biểu Nguyễn Văn Hải – xã Tương Dương kiến
nghị tỉnh cần sớm có giải pháp bình ổn giá nguyên vật liệu xây dựng nhằm tháo
gỡ khó khăn cho các hoạt động xây dựng và đảm bảo tiến độ các dự án
Ngoài ra,
đại biểu Hải cho biết thực trạng hiện nay, tại các xã miền núi đang thiếu phương
tiện phòng chống thiên tai, đề nghị bố trí kinh phí để mua sắm thiết bị, phương
tiện. Đề nghị tỉnh nên dành nguồn vốn để đầu tư xây dựng nhà công vụ cho các
cán bộ công tác xa tại các huyện miền núi; quan tâm nguồn vốn, ưu tiên cho cơ
sở hạ tầng giáo dục ở xã miền núi, đặc biệt là các hoạt động dạy và học bán
trú, nội trú. Cũng theo đại biểu Hải, việc thuế chuyển quyền sử dụng đất quá
cao đang khiến người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đất ở; đề
nghị nghiên cứu, điều chỉnh mức thuế này sao cho phù hợp hơn với thực tiễn, tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân.
Đề cập đến
tỷ lệ phần trăm (%) đối
với nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, đại biểu Chu Anh Tuấn – Bí thư phường Thái Hòa cho biết:
Theo dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp, cấp xã được hưởng 30%, nhưng đại biểu
cho rằng mức này là quá thấp, không đủ để chính quyền cấp xã thực hiện các
nhiệm vụ được giao. Đại biểu đề xuất tăng tỷ lệ lên 50/50 cho cấp tỉnh và cấp
xã để đảm bảo nguồn lực cho cơ sở.
Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Viết Hưng đã chia
sẻ về những khó khăn trong lĩnh vực nội vụ liên quan đến bố trí nhân sự tại một
số địa phương sau sáp nhập.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hoàng
Quốc Việt giải trình nguyên nhân liên quan tới giá cát xây dựng tăng cao
Tại phiên
thảo luận, đại diện lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Môi trường; Nội vụ đã giải
trình các vấn đề liên quan.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Phú Hiền phát
biểu
Phát biểu
tại buổi thảo luận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Phú Hiền đã làm rõ những vấn
đề liên quan mà các đại biểu HĐND kiến nghị. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh
cũng cho biết, tỉnh sẽ có sự sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng,
vật chất, máy móc thiết bị cho các xã, đặc biệt là các Trung tâm Phục vụ hành
chính công tại các xã sau khi sáp nhập. Mặt khác, UBND
tỉnh đã có các văn bản chỉ đạo các sở, ngành chủ động hướng dẫn, hỗ trợ các xã,
phường về chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo chuyển tiếp ổn định, không gián đoạn
hoạt động chỉ đạo, điều hành và phục vụ nhân dân trong giai đoạn chuyển sang mô
hình chính quyền địa phương 02 cấp và giao cho các sở ngành tổ chức hội nghị tập huấn trong
tháng 7 này. Đối với các vấn đề liên quan đến bảng giá đất, hiện nay Chính phủ
đang có những điều chỉnh nội dung này. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng cho
biết, trong 6 tháng đầu năm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
có nhiều kết quả nổi bật; trong 6 tháng cuối năm UBND tỉnh đã đưa ra 10 giải
pháp, UBND tỉnh, các Sở, ngành và các địa phương sẽ cố gắng hoàn thành các mục
tiêu mà HĐND tỉnh đề ra.