image banner

image advertisement image advertisement

Quan tâm công tác phát triển kinh tế - xã hội và chính sách giáo dục tại các huyện miền núi Nghệ An

Sáng 6/12, dưới sự chủ trì của đại biểu Vương Quang Minh – Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh tại Tổ 4 gồm các đơn vị: Anh Sơn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn tiến hành phiên thảo luận tổ.

Tham dự phiên thảo luận có các đại biểu: Nguyễn Văn Thông – Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy; Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lê Hồng Vinh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Cùng tham dự còn có đại diện các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các địa phương liên quan.

Anh-tin-bai

Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 4

Anh-tin-bai

Ông Vương Quang Minh – Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh, điều hành phiên thảo luận tại Tổ 4

 
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Các đại biểu dự phiên thảo luận

Cần có cơ chế đặc thù phát triển kinh tế - xã hội các vùng miền núi, trung du

Tham gia đóng góp ý kiến về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh, đại biểu Nguyễn Văn Hải – Bí thư Huyện ủy Tương Dương bày tỏ vui mừng trước những kết quả của tỉnh đã đạt được trong thời gian qua, thể hiện sự quyết tâm tháo gỡ khó khăn đồng bộ giữa các cấp, ngành, địa phương qua đó đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Đề cập tới những khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Văn Hải dẫn chứng, lượng nước 6 tháng đầu năm khô hạn nên lượng điện sản xuất của các nhà máy thủy điện bị thiếu hụt ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của các địa bàn miền núi. Đại biểu kiến nghị có nên giao chỉ tiêu sản lượng điện sản xuất cho địa phương nữa không vì thực tế sản lượng này không có tác động với huyện nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương miền núi.

Anh-tin-bai

Đại biểu Nguyễn Văn Hải – Bí thư Huyện Tương Dương phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận

Bí thư huyện ủy Tương Dương cho biết, hiện các địa phương miền núi đang gặp tình trạng lao động nông thôn đi làm xa để lại cho huyện nhân lực vừa yếu và thiếu gây ảnh hưởng tới sản xuất kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh đó, hiện trên địa bàn huyện Tương Dương cũng như các huyện miền núi lân cận, nguồn vật liệu xây dựng vô cùng khan hiếm, giá thành cao gây ảnh hưởng tới tiến độ các dự án trên địa bàn. Đại biểu cũng kiến nghị đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhà máy MDF trên địa bàn huyện Anh Sơn để nhân dân có động lực trồng rừng tăng diện tích che phủ.

Đại biểu Trương Văn Cương – Bí thư Huyện ủy Quế Phong cho biết, hiện nay, lực lượng công chức và người không chuyên trách tại xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong vẫn chưa được hưởng phụ cấp đặc biệt theo Nghị định 09/NĐ-CP của Chính phủ, cử tri đã xem xét đề nghị và được trả lời trên địa bàn huyện không thuộc đối tượng thụ hưởng. Đề nghị Sở Nội vụ giải thích rõ hơn vấn đề này.

Anh-tin-bai

Đại biểu Trần Thị Âu – Phó Chủ tịch HĐND huyện Anh Sơn phát biểu ý kiến

Đề cập tới Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, đại biểu Trần Thị Âu – Phó Chủ tịch HĐND huyện Anh Sơn cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới đã mang lại bộ mặt khởi sắc cho các xã nông thôn, đời sống nhân ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Anh Sơn, một số xã hiện vẫn chưa về đích Nông thôn mới, đây đều là các xã khó khăn, nhất là đối với các tiêu chí giao thông, môi trường, thu nhập người dân… Đại biểu mong muốn tỉnh, các cấp, các ngành quan tâm, nghiên cứu các cơ chế đặc thù cho các xã trung du miền núi trong đó có các xã khó khăn của huyện Anh Sơn khi thực hiện chương trình này. Bên cạnh đó, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân thuộc nông lâm trường bàn giao lại cho địa phương đang chậm tiến độ, một trong những nguyên nhân là việc triển khai thanh lý các hợp đồng đối với các tổ chức, cá nhân trên đất thu hồi còn chậm thực hiện. Vì vậy, huyện đề nghị tỉnh quan tâm, thanh lý hợp đồng đối với những chủ đất là các doanh nghiệp, cá nhân có liên quan.

Anh-tin-bai

Đại biểu Quế Thị Trâm Ngọc – Đơn vị huyện Quỳ Châu phát biểu

Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân về giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia chậm, đại biểu Quế Thị Trâm Ngọc (đơn vị Quỳ Châu) cho rằng, để giải quyết nguồn vốn tốt hơn trong năm 2024, tránh lặp lại những nguyên nhân cũ, cần có các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện. Cùng với đó, tỉnh cần quan tâm đầu tư các nguồn vốn, các cấp, ngành cần đầu tư, quan tâm các dự án mang tính trọng điểm, như ở Kỳ Sơn có công trình Kè chống sạt lở, đó cũng là mong muốn, nguyện vọng của nhân dân địa phương.

Sớm xây dựng mô hình trường học bán trú kiểu mới trên địa bàn các huyện miền núi

Liên quan tới vấn đề giáo dục, đại biểu nêu dẫn chứng tại các trường học trên địa bàn huyện Kỳ Sơn còn thiếu thốn cơ sở vật chất, trong đó có 8 phòng học của trường Tiểu học Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn nằm sát với Quốc lộ 7, nằm sát với đường biên giới nước bạn Lào. Đại biểu Quế Thị Trâm Ngọc đề xuất tỉnh và ngành giáo dục quan tâm, đầu tư nâng cấp các cơ sở vật chất đảm bảo an toàn học tập cho các em học sinh tại trường. Ngoài ra, các cấp, ngành, địa phương cũng cần quan tâm chăm sóc các cháu là trẻ em vùng cao, đặc biệt là các cháu có bố mẹ đi làm ăn xa ở các tỉnh phía Nam.

Anh-tin-bai
Đại biểu Đinh Hồng Vinh – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương đề xuất xây dựng mô hình trường bán trú kiểu mới trên địa bàn các huyện miền núi Nghệ An

Đồng quan điểm với đại biểu Quế Thị Trâm Ngọc, đại biểu Đinh Hồng Vinh –Chủ tịch UBND huyện Tương Dương  cho biết, tại các huyện miền núi địa bàn xa, đi lại khó khăn nhưng trên địa bàn chưa có mô hình trường THPT bán trú, các em học sinh phải ở trọ trong nhà dân dẫn tới các hệ lụy về vấn đề xã hội, tảo hôn, rất khó trong việc quản lý học sinh, ảnh hưởng tới tỷ lệ học sinh học THPT… Đề nghị tỉnh, ngành giáo dục quan tâm, kiến nghị xây dựng mô hình trường bán trú kiểu mới trên địa bàn các huyện Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong đảm bảo điều kiện học tập cho các em học sinh..

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Moong Văn Tình (Kỳ Sơn) phản ánh, trong điều kiện miền núi khó khăn, tỉnh cần quan tâm tới vấn đề học tập, khôi phục lại chế độ hỗ trợ cho các em học sinh để khích lệ các em học tập tốt hơn. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu giáo viên tiếng Anh ở các huyện miền núi còn diễn ra nhiều nơi, tỉnh cần cơ chế thu hút giáo viên tiếng anh tại các vùng miền núi của tỉnh.

Giải trình làm rõ nhiều vấn đề đại biểu quan tâm

Anh-tin-bai

Đồng chí Hồ Việt Dũng - Phó Giám đốc Sở KH&ĐT lý giải nguyên nhân về việc giải ngân vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia

Lý giải về việc giải ngân vốn Chương trình MTQG chậm, đồng chí Hồ Việt Dũng - Phó Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, có thể kể tới nguyên nhân do các văn bản của Trung ương hướng dẫn chưa đồng bộ, kịp thời; các thủ tục liên quan đến vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp cần có thời gian theo quy định; các địa phương xa, điều kiện đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các dự án…

Anh-tin-bai

Đồng chí Đào Quang Lợi – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, ngành đã xây dựng Dự thảo chế độ hỗ trợ cho các trường THPT dân tộc bán trú kiểu mới trên địa bàn tỉnh

Về các vấn đề liên quan tới giáo dục, đồng chí Đào Quang Lợi – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, tại Nghệ An, riêng cấp học THPT có 11 trường THPT dân tộc bán trú, nhưng do năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lại mô hình trường THPT dân tộc bán trú nên việc quản lý học sinh của nhà trường chưa được an toàn dẫn tới nhiều hệ lụy. Hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng Dự thảo chế độ hỗ trợ cho các trường THPT dân tộc bán trú kiểu mới. Để chuẩn bị xây dựng lại trường bán trú, các địa phương, các ngành đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu phục vụ bán trú.

Về đề xuất xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất cho 8 phòng học của trường Tiểu học Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Tỉnh hỗ trợ, quan tâm, đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu học tập của các em. Về việc thiếu nguồn giáo viên tiếng Anh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong thời gian qua, tỉnh đã quan tâm tăng chỉ tiêu tuyển sinh giáo viên tiếng Anh và chỉ tiêu giáo viên tại các trường nhưng hiện nay vẫn không đủ nguồn. Bên cạnh đó, ngành đã vận dụng tổ chức dạy liên trường, dạy liên cấp nhưng về lâu dài thì việc thu hút giáo viên tiếng Anh tại các trường miền núi, trung du vẫn đang là vấn đề khó. Đây cũng là tình trạng chung của cả nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng…

Tại phiên thảo luận tổ, đại diện các Sở NN&PTNT, Giao thông vận tải, Công thương đã phát biểu, làm rõ các vấn đề đại biểu kiến nghị, đề xuất liên quan đến các nội dung: Phát triển du lịch của các huyện miền núi, định hướng, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế dưới tán rừng, vừa bảo vệ được rừng vừa phát triển kinh tế rừng; rà soát chuyển đổi 192 ha diện tích rừng cô Ba tại xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu; hỗ trợ cho người dân chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng bệnh dịch tả lợn Châu phi; nghiên cứu có giải pháp để giảm tai nạn giao thông do xe đầu kéo trên đường QL7; xây dựng các tiêu chí Nông thôn mới ở các xã miền núi cần có những tiêu chí khác so với vùng đồng bằng...

T.H

 

 

 

 

 

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image