Đối với 25 dịch vụ công thuộc Đề án 06/CP, trong tháng 10/2024, toàn tỉnh đã tiếp nhận trực tuyến tăng 15,19% so với tháng 9
Trong
tháng 10/2024, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã bám sát nhiệm vụ tại Đề án
06/CP, kế hoạch của UBND tỉnh để tham mưu, triển khai thực hiện, bảo đảm tiến độ,
chỉ tiêu, đặc biệt là thực hiện 27 nhiệm vụ địa phương phải thực hiện tại Chỉ
thị số 04/CT-TTg. Đến nay, tỉnh đã triển khai hoàn thành 13/27 nhiệm vụ; đang
thực hiện 09 nhiệm vụ (nhiệm vụ năm 2024) và 05 nhiệm vụ triển khai theo giai
đoạn, lộ trình đến năm 2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương.
Trong tháng, việc triển khai thực
hiện Đề án 06/CP tiếp tục được quan tâm chỉ đạo toàn diện trên địa bàn tỉnh. UBND
tỉnh, Tổ Công tác tỉnh ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo đôn đốc các đơn vị, địa
phương triển khai các nhiệm vụ. Tổ Công tác tỉnh đã tổ chức “Hội nghị rà soát,
đánh giá một số nhiệm vụ chậm tiến độ, còn hạn chế và triển khai một số nội
dung trọng tâm của Đề án 06/CP trong thời gian tới” để đánh giá kết quả thực hiện
các nhiệm vụ Đề án 06 trong 10 tháng năm 2024, phân tích làm rõ nguyên nhân các
nhiệm vụ chậm tiến độ, đồng thời đề ra giải pháp và tiến độ, thời gian hoàn
thành đối các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan.
Công tác kiểm tra, đôn đốc thường
xuyên, đột xuất tại tất cả các cấp và chế độ giao ban định kỳ đã đi vào nề nếp,
gắn trách nhiệm thực hiện Đề án 06/CP với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa
phương.
Nhóm nhiệm vụ kỹ thuật được các đơn
vị liên quan bám sát, triển khai hiệu quả như: Ban hành Kế hoạch triển khai hỗ
trợ cấp chứng thư số công cộng miễn phí trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo mở rộng triển
khai hệ thống SOC tỉnh; đề xuất UBND tỉnh triển khai thử nghiệm Hệ thống định
danh và xác thực tập trung VNPT IDP. Đặc biệt, đến nay Nghệ An là một trong 09
tỉnh/thành đầu tiên trong cả nước triển khai chính thức cấp Phiếu lý lịch tư
pháp trên ứng dụng VNeID.
Công tác tiếp nhận, giải quyết thủ
tục hành chính (TTHC) tiếp tục được triển khai hiệu quả: Đối với 25 dịch vụ
công thuộc Đề án 06/CP, trong tháng 10/2024, toàn tỉnh đã tiếp nhận trực tuyến
đạt 89,1%, tăng 15,19% so với tháng 9, số hóa hồ sơ TTHC khi tiếp nhận đạt
91,91%; số hóa kết quả giải quyết TTHC hồ sơ đạt 92,13% (số hóa kết quả TTHC
tăng 1,55% so với tháng 9).
Trong thời gian tới, các Sở, ban,
ngành, UBND cấp huyện quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong triển
khai Đề án 06/CP phải thống nhất nhận thức, tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn
lùi, khó mấy cũng phải làm”. Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ của Đề án
06/CP, trong đó, tập trung triển khai các giải pháp nâng cao tỷ lệ thực hiện dịch
vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến và số hóa hồ sơ, đảm bảo chỉ tiêu, kết
quả tháng sau cao hơn tháng trước; triển khai hiệu quả Nghị định số
63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 của Chính phủ quy định việc thực hiện liên thông
điện tử 02 nhóm TTHC. UBND cấp huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy mạnh triển
khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho các đối tượng an sinh xã hội
và người hưởng các chế độ BHXH hàng tháng, hưởng lương hưu trên địa bàn.
Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh
văn bản chỉ đạo, kiểm điểm các Sở, ban, ngành, UBND các địa phương còn tồn tại,
hạn chế tại nhóm nhiệm vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đồng
thời, chủ trì đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ các điểm nghẽn của các đơn vị, địa
phương; tham mưu UBND tỉnh giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu của các nhiệm vụ đã đề
ra trong tháng 11/2024. Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành phấn đấu đến hết năm
2024 đạt 80% dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số TTHC được cung cấp
trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Sở Tư pháp thực hiện Công văn số
6197/BTP-VP ngày 28/10/2024 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện nhiệm vụ được giao
của Đề án đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục
vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ
tướng Chính phủ trong lĩnh vực hộ tịch và lý lịch tư pháp.
Các Sở: Y tế, GD&ĐT,
LĐTB&XH, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các Sở,
ban, ngành tiếp tục rà soát, tham mưu hoàn thiện các thể chế, hành lang pháp lý
cho việc chuyển đổi các mặt hoạt động của xã hội và cơ quan nhà nước từ thủ
công sang ứng dụng công nghệ hiện đại thông qua ứng dụng dữ liệu dân cư, định
danh và xác thực điện tử. Tiếp tục phối hợp Tổ công tác của Cục C06, Bộ Công
an, các doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ thông tin triển khai hiệu quả
38 mô hình thúc đẩy Đề án 06/CP trên địa bàn. Tăng cường tuyên truyền Đề án
06/CP, Luật Căn cước, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành
luật; có cách làm hay, sáng tạo để áp dụng tại mỗi địa phương, mỗi vùng miền,
qua đó đưa nội dung, lợi ích của Đề án 06/CP đi đến gần hơn với người dân,
doanh nghiệp. Đặc biệt, các tiện ích phục vụ người dân trên ứng dụng VNeID (chú
trọng các tiện ích mới như cấp phiếu lý lịch tư pháp, sổ sức khỏe điện tử..);
thực hiện các TTHC qua dịch vụ công trực tuyến; chi trả an sinh xã hội không
dùng tiền mặt…
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Văn
phòng UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ Đề
án 06/CP trên địa bàn tỉnh, các mô hình điểm theo kế hoạch và các chỉ đạo của
UBND tỉnh, Tổ Công tác tỉnh năm 2024 của các Sở, ban, ngành, địa phương để kịp
thời tham mưu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Tiếp tục, phối hợp với các đơn vị liên quan giao ban hàng tuần để kiểm đếm tiến
độ triển khai Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID đảm bảo
các nhiệm vụ theo đúng tiến độ, mục tiêu đề ra.
Kim Oanh (T/h)
Nguồn:
Báo cáo số 860/BC-TCT về kết quả triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu
dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn
2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An tháng 10/2024.