Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP
Ngày 31/12/2024, UBND tỉnh ban hành Văn bản số
11837/UBND-NN
yêu cầu Sở NN&PTNT và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực
hiện Công văn số 10005/BNN-VPĐP ngày 30/12/2024 của Bộ NN&PTNT về việc tăng
cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP.
Theo
đó, để không ngừng nâng cao chất lượng, giá trị, thương hiệu của sản phẩm OCOP
trên thị trường và uy tín đối với người tiêu dùng, tại Công văn số
10005/BNN-VPĐP, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quan tâm, chỉ đạo thực hiện một số nội dung: Bên cạnh công tác đánh
giá, phân hạng sản phẩm OCOP, giao cơ quan, đơn vị liên quan quan tâm, tập
trung đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP nhằm nâng cao
năng lực về quản trị sản xuất, chế biến, mở rộng thị trường; nâng cao chất
lượng sản phẩm gắn với quy chuẩn, tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm; xây dựng
thương hiệu, sở hữu trí tuệ; bảo vệ môi trường,... góp phần nâng chất lượng,
nâng hạng sao các sản phẩm OCOP đã được các cơ quan có thẩm quyền đánh giá,
phân hạng.
Các sản phẩm OCOP của Nghệ An được trưng
bày tại Điểm bán và giới thiệu sản phẩm. (Ảnh ST)
Đồng
thời quan tâm, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản
phẩm OCOP, đặc biệt là ở cấp huyện, tránh chạy theo thành tích, dẫn đến thiếu
thực chất, ảnh hưởng đến uy tín của Chương trình OCOP và niềm tin của người dân
đối với sản phẩm OCOP. Chỉ đạo các Sở, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP ở cấp huyện, nhằm nâng cao
trách nhiệm, chất lượng công tác quản lý ở các địa phương.
Cùng
với đó, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với sản phẩm
OCOP đã được đánh giá và công nhận; kiên quyết thu hồi sản phẩm OCOP
không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm so với quy định, nhằm góp phần
nâng cao trách nhiệm của các chủ thể, uy tín, thương hiệu sản phẩm OCOP trên
thị trường.
Bộ
NN&PTNT giao Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương chủ trì, phối hợp
với Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, các đơn vị liên quan để
tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát công tác quản lý, đánh giá,
phân hạng sản phẩm OCOP ở các địa phương, các sản phẩm OCOP đã được đánh giá,
phân hạng 5 sao (OCOP cấp quốc gia) và các sản phẩm do địa phương đánh giá,
công nhận.
Đến
tháng 10/2024, toàn tỉnh Nghệ An đã có 595 sản phẩm đạt OCOP 3 sao trở
lên bao gồm: 563 sản phẩm đạt 3 sao, 31 sản phẩm đạt 4 sao, 1 sản phẩm
đạt 5 sao. Các sản phẩm OCOP phát triển dựa trên vùng nguyên liệu địa phương,
gắn với chỉ dẫn địa lý như: Cam Vinh, Gừng Kỳ Sơn, Gà đồi Thanh Chương, Gạo
Vĩnh Hòa, Lạc Diễn Châu… Chương trình OCOP đã góp phần phát triển sản phẩm
chủ lực địa phương, chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo chuỗi
giá trị, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn và truy xuất nguồn gốc, đáp ứng nhu
cầu thị trường. Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu
vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu
lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề,
dịch vụ và du lịch nông thôn. Đồng thời, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển
bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn,
bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học,
cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào
chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
|
H.B (tổng hợp)