Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn Nghệ An
Sở Nông nghiệp và Môi trường đang xây
dựng và lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân góp ý vào dự thảo Nghị quyết của HĐND
tỉnh về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày
12/7/2019 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề
nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Hiện toàn tỉnh có 190 làng nghề được UBND tỉnh công nhận (trong đó
có 10 làng nghề truyền thống và 180 làng nghề), có 25 sản phẩm của các làng
nghề đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao trở lên và có 37 hợp tác xã được
thành lập trong các làng nghề, có 29 làng nghề gắn với Du lịch. Toàn tỉnh có 03
Nghệ nhân, 22 thợ giỏi được công nhận. Về số lượng, cơ cấu nghề truyền thống,
làng nghề, làng nghề truyền thống theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP, gồm 07 nhóm
ngành nghề nông thôn như sau: Chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản có 61 làng
nghề, chiếm
32%; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có 19 làng nghề, chiếm 10%;
xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn có 07
làng nghề, chiếm
3,7%; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu
ren, đan lát, cơ khí nhỏ có 82 làng nghề, chiếm 43,2%; sản xuất và kinh doanh
sinh vật cảnh có 09 làng nghề, chiếm 4,7%; sản xuất muối có 12 làng nghề, chiếm 6,4%.
Tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề là 14.937 cơ
sở (bao gồm 14.826 hộ gia đình, 40 doanh nghiệp và 37 HTX và 34 Tổ hợp tác).
Tổng doanh thu/năm của làng nghề năm 2024 ước đạt 2.000 tỷ đồng; giải quyết
việc làm cho khoảng 32.760 lao động (trong đó lao động thường xuyên là 23.059
lao động). Thu nhập bình quân đạt 4,5 – 6 triệu đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, do thiếu nguồn lực nên nguồn kinh phí hàng năm hỗ trợ
cho các làng nghề theo Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của HĐND
tỉnh còn hạn chế; mới chỉ hỗ trợ công nhận làng nghề, còn các chính sách hỗ trợ
khác như hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề, hỗ trợ di dời mặt bằng
sản xuất hầu như chưa thực hiện được.
Để tiếp
tục hỗ trợ, tạo động lực cho lĩnh
vực phát triển ngành nghề nông thôn thời gian tới phát triển có chiều sâu, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới thì việc
ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày
12/7/2019 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề
nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An là hết sức cần thiết.
Dự thảo
Nghị quyết gồm 03 điều, trong đó “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 06/2019/NQHĐND ngày
12/7/2019 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề
nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An” như sau: 1. Bổ sung thêm điểm d khoản 2
Điều 1 như sau: “Các
nội dung hỗ trợ tại Nghị quyết này được hỗ trợ thông qua UBND cấp xã.”
2. Bổ sung thêm khoản 4, Điều 2 như sau: “Hỗ trợ dự án phát triển
ngành nghề nông thôn từ ngân sách địa phương: Thực hiện theo quy định tại điểm
a, b, c và d khoản 1 Điều 12 Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính
phủ”.
3. Bổ sung thêm khoản 5, Điều 2 như sau: “Hỗ trợ mở lớp truyền
nghề: Các cơ sở ngành nghề nông thôn trực tiếp mở lớp truyền nghề được hỗ trợ
chi phí lớp học. Mức hỗ trợ bằng 100% định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ
cấp dưới 03 tháng theo quy định hiện hành. Ngoài ra, đối với các đối tượng theo
quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ
tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo
dưới 03 tháng được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại theo quy định hiện hành”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau: “Kinh phí hỗ trợ: Nguồn kinh
phí hỗ trợ theo quy định tại khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 2 Nghị quyết này từ ngân
sách địa phương; kinh phí hỗ trợ tại khoản 3, Điều 2 Nghị quyết này từ Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững, các Chương trình mục tiêu và ngân sách địa phương”.
Mời độc giả xem toàn văn dự thảo Nghị quyết và tham gia góp ý.
PQ (tổng hợp)