Chỉ
thị nêu: Năm 2025 là năm diễn ra Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Đại hội Thi đua toàn quốc
lần thứ XI; năm diễn ra nhiều sự kiện kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng,
đất nước, dân tộc: Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,
kỷ niệm 50 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; kỷ
niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 thành công và Quốc khánh 2/9; năm có ngày
kỷ niệm năm tròn chẵn của hầu hết các bộ, ngành và nhiều địa phương
trong cả nước. Đây cũng là năm có ý nghĩa qu
an trọng, quyết định việc
hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 -
2025, tạo tiền đề phấn đấu thực hiện kế hoạch 5 năm (2026 -2030).
Để
thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
và năm 2025, phấn đấu hoàn thành Kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) theo Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, lập thành tích
chào mừng đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIV của Đảng, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI và
các ngày lễ lớn trong năm 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, đặc biệt là
Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 và các nghị định quy định chi tiết
thi hành, Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội hằng năm và Kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) theo
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tuyên
truyền, giáo dục về truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất và
tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của công tác thi
đua, khen thưởng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tổ chức thi đua bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm
Các
bộ, ngành, địa phương tổ chức phát động đợt thi đua đặc biệt từ nay đến
hết năm 2025 nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự
cường dân tộc, khát vọng phát triển đất nước, phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị, tạo khí thế thi đua sôi nổi và rộng khắp
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, quyết tâm phấn đấu hoàn
thành nhiệm vụ chính trị năm 2024, năm 2025 và kế hoạch 5 năm (2021 -
2025), các đề án, chương trình được Chính phủ giao theo Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các Nghị quyết của Quốc
hội.
Xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, nội dung và phương
thức tổ chức phong trào thi đua, bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, tập trung giải quyết những nhiệm vụ
trọng tâm, các chỉ tiêu, nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp, từng địa
phương, từng lĩnh vực công tác. Gắn phong trào thi đua của bộ, ban,
ngành, địa phương với các phong trào thi đua trọng tâm đang được triển
khai trong phạm vi cả nước: "Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng
bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí", "Cả nước chung sức
xây dựng nông thôn mới", "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía
sau", "Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025", "Cán
bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở", "Cả nước
thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời", cùng với
đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.
Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng,
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã
hội, giảm nghèo bền vững; tổ chức phát động, triển khai có hiệu quả các
phong trào chung tay khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, ổn định
cuộc sống Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng
trưởng... Thực hiện sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, kế thừa,
phát huy những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện,
để đẩy mạnh các phong trào thi đua trong giai đoạn tiếp theo.
Đồng
thời, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, vai trò, trách nhiệm của
chính quyền, đoàn thể và người đứng đầu trong việc tổ chức các phong
trào thi đua và thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Thông qua các phong trào thi đua, kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, tổng
kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến, để động viên, biểu dương, khen
thưởng, tạo không khí thi đua sôi nổi, cổ vũ các tập thể, cá nhân phát
huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi
ích chung, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị
của bộ, ngành, địa phương. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án "Tuyên
truyền gương điển hình tiên tiến" giai đoạn 2022 - 2025 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1526/QĐ-TTg ngày 09 tháng 12
năm 2022.
Các bộ, ngành, địa phương tổ chức tốt Đại hội thi đua,
hội nghị điển hình tiên tiến các cấp, các ngành và Đại hội Thi đua yêu
nước toàn quốc lần thứ XI, tạo động lực, khí thế thi đua sôi nổi trước
thềm Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIV của Đảng. Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức bảo đảm thiết thực,
hiệu quả, tiết kiệm. Đại hội thi đua, hội nghị điển hình tiên tiến các
cấp, các ngành cần tập trung đánh giá đúng kết quả tổ chức triển khai
các phong trào thi đua, những mô hình hay, nhân tố mới, cách làm sáng
tạo, hiệu quả trong 05 năm qua, chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm,
nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ
công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2026 - 2030; đồng thời ghi nhận,
biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu đạt
thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, có sức lan tỏa trong
cộng đồng và xã hội.
Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác khen
thưởng, tạo chuyển biến mạnh mẽ và thực chất, bảo đảm nguyên tắc khen
thưởng chính xác, công khai, công bằng, kịp thời, có tác dụng động viên,
giáo dục, nêu gương. Chú trọng khen thưởng thông qua phát hiện các điển
hình, nhân tố mới, khen thưởng người lao động trực tiếp, vùng sâu, vùng
xa, khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề. Tiếp tục cải cách
thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi
đua, khen thưởng.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
Thủ
tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành
liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tổ chức
triển khai Chỉ thị này; theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ
kết quả thực hiện.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thi
đua, khen thưởng. Tiếp tục tham mưu triển khai các phong trào thi đua do
Thủ tướng Chính phủ phát động, làm nòng cốt cho các phong trào thi đua
của cả nước, của các bộ, ngành, địa phương; thực hiện sơ kết, tổng kết
các phong trào thi đua theo kế hoạch...
Bộ Thông tin và Truyền
thông chủ trì, phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt
Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan có liên quan tăng cường các
hoạt động thông tin, tuyên truyền sâu rộng nội dung của Chỉ thị, tạo sự
đồng thuận, thống nhất cao trong tổ chức triển khai phong trào thi đua.
Tích cực đổi mới, đa dạng hóa phương thức để đẩy mạnh tuyên truyền tư
tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen
thưởng; dành nhiều thời gian, thời lượng, mở các chuyên trang, chuyên
mục để tuyên truyền về thành quả của các phong trào thi đua, gắn với
biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các điển hình tiên tiến; kịp thời phản
ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen
thưởng.
Phương Nhi
Nguồn: baochinhphu.vn (15/10/2024).