Hội nghị trực tuyến cho ý kiến vào Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Chiều nay
(23/2), Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương lấy ý kiến góp
ý vào Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Đồng chí Bùi Thanh Sơn – Ủy viên
Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Hội
đồng thẩm định Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII chủ trì Hội nghị.
Tại điểm cầu
Nghệ An, đồng chí Bùi Thanh An - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các Sở, ngành liên
quan.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Nghệ An
Triển khai thực hiện
nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ,
ngành, cơ quan liên quan và đơn vị tư vấn (Viện Năng lượng) để tiến hành xây
dựng Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, đã lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa
phương, các chuyên gia và họp tham vấn Hội đồng thẩm định để lấy ý kiến.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Thanh An chủ trì tại điểm
cầu Nghệ An
Đề án điều chỉnh
Quy hoạch điện VIII gồm 12 Chương. Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đã nghiên
cứu, tính toán một số kịch bản, phương án khác nhau đảm bảo tính khách quan,
khoa học, tuân thủ chặt chẽ trình tự, thủ tục trong lập, thẩm định và phê duyệt
quy hoạch.
Phát biểu tại hội
nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, việc cho ý kiến vào Đề
án điều chỉnh Quy hoạch
phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 là việc
cấp bách. Nếu làm sớm, có kết quả thì sẽ đem lại hiệu quả tích cực cho phát
triển kinh tế - xã hội, tạo khí thế để bước vào giai đoạn phát triển mới của
đất nước.
Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030
tầm nhìn đến năm 2050 là quy
hoạch đặc biệt quan trọng trong hệ thống quy hoạch cấp quốc gia, góp phần bảo
đảm tính thống nhất trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng, tạo nền
tảng phát triển bền vững, toàn diện cho kinh tế - xã hội đất nước trong thời
gian tới.
Đại biểu tham dự
hội nghị
Quy hoạch điện VIII và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch
điện VIII đã được phê duyệt, tuy nhiên bước vào giai đoạn phát triển mới với
yêu cầu phát triển nhanh, bền vững, vừa qua, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị
quyết với mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2025 từ 8% trở lên, giai đoạn 2026-2030 phải đạt tăng
trưởng hai con số. Cùng với đó, chiến lược phát triển ngành điện cũng đã có sự
thay đổi. Tình hình chính trị quốc tế diễn biến phức tạp, sắp tới dự báo sẽ có
biến động về giá nhập nhiên liệu, chuỗi cung ứng dầu...
Quy hoạch điện VIII mặc dù đã được xây dựng rất kỹ
lưỡng, nhưng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Để đảm bảo việc cung ứng điện
năng cho các năm tới, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số thì việc rà
soát, đánh giá khả năng phát triển các loại hình nguồn điện, điều chỉnh cơ cấu
nguồn điện, đặc biệt là giai đoạn đến năm 2030 trong đó ưu tiên phát triển
nguồn điện có thời gian thực hiện nhanh để kịp thời đáp ứng nhu cầu phụ tải, nhất
là tại khu vực miền Bắc là rất cần thiết.
Phó Thủ tướng
Chính phủ đề nghị các địa phương đóng góp ý kiến ngắn gọn, đúng trọng tâm để Bộ
Công Thương tiếp thu, giải trình, hoàn thiện Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII để trình Thường
trực Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới. Phó Thủ
tướng Chính phủ yêu cầu cần phải tập trung cho ý kiến, tránh việc ban hành Đề
án rồi mới tham gia góp ý; đồng thời lưu ý việc đề xuất nguồn điện trên địa bàn
phải cân nhắc để phù hợp với phụ tải và khả năng truyền tải của hệ thống cũng
như nhu cầu xây dựng các dự án điện năng tại Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Tại hội nghị, lãnh
đạo các địa phương đã tập trung thảo luận về sự phù hợp của nội dung tại Đề án
điều chỉnh Quy hoạch VIII với các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ
tướng Chính phủ tại các địa phương, trong đó đề cập đến các yếu tố tự nhiên,
nguồn lực, bối cảnh của địa phương mình với thực trạng phân bố nguồn điện quốc
gia. Khả năng đáp ứng nguồn điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước và các địa phương theo từng thời kỳ, nhất là khu vực phía Bắc; đánh giá
tiềm năng nguồn điện sơ cấp, nguồn điện tái tạo, khả năng khai thác, xuất nhập
khẩu điện và các ý kiến đề xuất ngoài các nội dung Bộ Công Thương đề cập trong
dự thảo Đề án...
Bên cạnh đó, các ý
kiến cũng đã đánh giá khả năng trao đổi điện trong khu vực; phân tích, đánh giá
tiềm năng lợi thế, cơ hội, thách thức trong phát triển điện quốc gia tại địa
phương mình; các hạn chế, bất cập của địa phương mình trong thời gian qua, cách
khắc phục trong điều chỉnh Quy hoạch lần này...
Tại Nghệ An, thời gian qua,
tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo trong triển khai
thực hiện Quy hoạch điện VIII, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII; đã tập
trung thực hiện các thủ tục liên quan để triển khai các dự án thuộc Quy hoạch
và kịp thời có các văn bản gửi Bộ Công Thương tham gia ý kiến đối với Quy hoạch
điện VIII điều chỉnh. Để đáp ứng nhu cầu điện năng trên địa bàn, Tỉnh đề nghị
Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương quan tâm, xem xét cập nhật vào Quy hoạch
điện VIII điều chỉnh đối với các dự án nguồn, lưới điện. Cụ thể, bổ sung các Trạm
biến áp 220kV; Bổ sung quy hoạch xây dựng
mới Đường dây và Trạm biến áp 220kV Thông Thụ, công suất 125MW đưa vào vận hành
giai đoạn 2026-2030, đồng thời với việc xây dựng đường dây 220kV kết nối khu
vực các huyện: Quế Phong, Quỳ Hợp với khu vực các huyện: Tương Dương, Kỳ Sơn. Cùng
với đó, đề nghị Bộ Công Thương chỉ
đạo đơn vị tư vấn tính toán đưa vào Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phương án
đấu nối cho dự án LNG Quỳnh Lập đảm bảo phù hợp, hiệu quả để có cơ sở triển
khai thực hiện. Quy hoạch phương án
đấu nối dự án Thủy điện Thông Thụ: Xây dựng Trạm biến áp 220kV Thủy điện Thông
Thụ và đường dây đấu nối chuyển tiếp vào Đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống.
Triển khai thực hiện đối với dự án Nhà máy điện mặt trời nổi hồ Vực Mấu (160MW)
và dự án Nhà máy điện mặt trời hồ Khe Gỗ (200MW) tại Kế hoạch thực hiện Quy
hoạch điện VIII.
Phan Quỳnh