Triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030
Tại
Công văn số 876/UBND-VX ngày 10/02/2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long
giao Sở LĐ,TB&XH chủ trì, phối hợp với các Sở: GD&ĐT, Nội vụ,
TT&TT, Ban Dân tộc và các Sở, ngành, địa phương liên quan chủ động triển
khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 247/QĐ-TTg
ngày 06/02/2025 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số
21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới, phát triển
và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
tham mưu, báo cáo UBND tỉnh các nội dung thuộc thẩm quyền.
Tại Quyết định số 247/QĐ-TTg, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện hiệu quả
các nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị số 21-CT/TW. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về nhận thức và hành động, ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã
hội đối với công tác đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề
nghiệp trong thời gian tới góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, sức cạnh tranh quốc gia, tạo động lực cho phát triển bền vững của đất
nước.
Trên cơ sở Kế hoạch này, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định nhiệm vụ trọng tâm, bố trí nguồn lực và
tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, phát triển
và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng Chính phủ đề ra 11 nhiệm
vụ, giải pháp gồm: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo chuyển biến nhận thức
sâu sắc về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045; Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách
đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước; đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Rà soát, sắp xếp,
tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Đẩy nhanh lộ trình phổ cập nghề
cho thanh niên, công nhân, nông dân và người lao động; Đổi mới nội dung, chương
trình, phương thức đào tạo và tổ chức quản lý đào tạo; Phát triển đội ngũ nhà
giáo, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp; Nâng
cao hiệu quả liên kết, hợp tác về giáo dục nghề nghiệp giữa Nhà nước - Nhà trường
- Doanh nghiệp; Tăng cường nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục
nghề nghiệp; Chủ động, tích cực, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về giáo dục
nghề nghiệp; Nghiên
cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo; hướng nghiệp, khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo…
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xác định
rõ vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp chính quyền, người đứng đầu các
cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công
tác đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức
nghiên cứu, quán triệt các nội dung phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng
cấp, ngành, nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững, hiểu rõ những
nội dung cơ bản của Chỉ thị. Việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt phải nghiêm
túc, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.
Các ngành, các cấp chính quyền, người
đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
chỉ đạo xây dựng, cụ thể hóa thành kế hoạch hằng năm của cấp ủy, chính quyền để
triển khai thực hiện Chỉ thị. Nội dung công việc phải cụ thể, gắn với chức
năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các Bộ,
ngành, địa phương; tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức trong quá trình triển khai thực hiện.
Kim Oanh (T/h)