Triển khai quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
Ngày 13/2/2025,
UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 990/UBND-KT về việc triển khai thực hiện Nghị
định số 15/2025/NĐ-CP ngày 3/2/2025 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử
dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Theo đó, UBND tỉnh giao các cơ quan, đơn vị, địa
phương chủ động nghiên cứu và triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định
số 15/2025/NĐ-CP; giao Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm nghiên cứu Nghị
định số 15/2025/NĐ-CP để hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực
hiện, tham mưu UBND tỉnh thực hiện theo đúng quy định.
Theo Nghị định số 15/2025/NĐ-CP, việc quản lý, sử dụng và
khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt phải tuân thủ các nguyên tắc quy
định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản
công và các nguyên tắc: Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được thống
kê, kế toán kịp thời, đầy đủ về hiện vật, giá trị; được tính hao mòn, khấu hao
tài sản và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật. Việc xử lý, khai
thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định này được
thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần của từng tài sản kết cấu hạ tầng đường
sắt và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống đường sắt,
quy hoạch phát triển đường sắt, không vi phạm nguyên tắc điều hành thống nhất,
tập trung, đảm bảo hoạt động giao thông vận tải thông suốt, trật tự, an toàn,
chính xác, hiệu quả. Trường hợp xử lý, khai thác một phần của từng tài sản thì
phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với
phần tài sản còn lại.
Khi thực hiện giao quản lý, khai thác, xử lý tài sản kết cấu
hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định này, trường hợp tài sản có liên
quan đến quốc phòng phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng; trường hợp tài sản có
liên quan đến an ninh quốc gia phải có ý kiến của Bộ Công an; trường hợp tài
sản không liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia thì Bộ Giao thông vận tải,
UBND cấp tỉnh, cơ quan quản lý đường sắt, doanh nghiệp quản lý tài sản đường
sắt có trách nhiệm xác định tại hồ sơ đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền
quyết định giao, khai thác, xử lý tài sản…
Tại Nghị
định, Chính phủ giao UBND cấp tỉnh: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại diện
chủ sở hữu đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị theo quy định của
pháp luật về đường sắt. Giao cơ quan quản lý đường sắt đô thị chủ trì, phối hợp
với các cơ quan có liên quan có ý kiến đối với việc giao tài sản, khai thác tài
sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị (phê duyệt Đề án khai thác, phê duyệt giá
khởi điểm để đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản), xử lý tài sản kết cấu
hạ tầng đường sắt đô thị trước khi UBND cấp tỉnh quyết định, phê duyệt theo
thẩm quyền hoặc UBND cấp tỉnh đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định,
phê duyệt theo quy định.
Trong thời
gian thực hiện thủ tục giao quản lý tài sản kết cấu đường sắt đô thị, UBND cấp
tỉnh chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan thực hiện
việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu đường sắt đô thị theo quy định của pháp
luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đường sắt và pháp luật khác
có liên quan, bảo đảm hoạt động đường sắt đô thị thông suốt, an toàn.
Chỉ đạo, rà
soát, phân loại, lập hồ sơ, kế toán tài sản theo quy định tại Nghị định này và
pháp luật khác có liên quan. Chỉ đạo doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô
thị định kỳ 03 năm, kể từ năm bắt đầu được HĐND cấp tỉnh ban hành tỷ lệ (%) số
tiền thu được từ cung cấp dịch vụ phải nộp ngân sách nhà nước, tỷ lệ (%) số
tiền thu được từ cung cấp dịch vụ doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị
được sử dụng quy định; tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện theo tỷ lệ này,
báo cáo UBND cấp tỉnh. Trên cơ sở kết quả thực hiện, trường hợp cần điều chỉnh
tỷ lệ (%), UBND tỉnh báo cáo HĐND cùng cấp để quyết định điều chỉnh cho phù
hợp.
Chỉ đạo,
kiểm tra việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
đô thị thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác
có liên quan; xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo
thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý.
Chỉ đạo việc
đăng nhập, chuẩn hóa dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị thuộc
phạm vi quản lý của địa phương; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, khai thác
tài sản theo quy định tại Nghị định này và theo yêu cầu của cơ quan, người có
thẩm quyền. Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng Cơ
sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị để tích hợp vào Cơ sở dữ
liệu quốc gia về tài sản công…
PT (Tổng hợp)