155 cộng đồng dân cư huyện Kỳ Sơn tham gia hoạt động quản lý rừng năm 2024 hưởng lợi từ nguồn thu ERPA
UBND
tỉnh đã ban hành Quyết định số 2033/QĐ-UBND ngày 9/8, phê duyệt danh sách cộng
đồng dân cư tham gia hoạt động quản lý rừng năm 2024 hưởng lợi nguồn thu từ thỏa
thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) của Ban quản
lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn.
Theo đó, có 155 cộng đồng dân cư
huyện Kỳ Sơn tham gia hoạt động quản lý rừng năm 2024 hưởng lợi nguồn thu từ
ERPA của Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn.
Cụ thể, xã Mường Típ có 09 cộng đồng
dân cư tham gia gồm: Cộng đồng bản Xốp Phe; Cộng đồng bản Phà Nọi; Cộng đồng bản
Xốp Típ; Cộng đồng bản Vàng Phao; Cộng đồng bản Chà Lạt; Cộng đồng bản Ta Đo; Cộng
đồng bản Huồi Khói; Cộng đồng bản Huồi Khí; Cộng đồng bản Na Mỳ.
Xã Mường Ải có 06 cộng đồng dân cư
tham gia: Cộng đồng bản Pủng; Cộng đồng bản Xốp Lau; Cộng đồng bản Huồi Khe; Cộng
đồng bản Xốp Phong; Cộng đồng bản Xốp Xăng; Cộng đồng bản Nha Nang.
Xã Na Ngoi có 08 cộng đồng dân cư
tham gia: Cộng đồng bản Phù Khả 1; Cộng đồng bản Phù Quặc 1; Cộng đồng bản Huồi
Thum; Cộng đồng bản Phù Khả 2; Cộng đồng bản Phù Quặc 2; Cộng đồng bản Na Cáng;
Cộng đồng bản Huồi Xài; Cộng đồng bản Phù Quặc 3.
Xã Phà Đánh có 11 cộng đồng dân cư
tham gia: Cộng đồng bản Piêng Hòm; Cộng đồng bản Phà Khảo; Cộng đồng bản Kim Đa;
Cộng đồng bản Xắn; Cộng đồng bản Piêng Phô; Cộng đồng bản Kèo Lực 2; Cộng đồng
bản Kèo Lực 3; Cộng đồng bản Huồi Nhúc; Cộng đồng bản Phà Khốm; Cộng đồng bản
Huồi Thăng; Cộng đồng bản Kèo Lực 1.
Xã Hữu Lập có 06 cộng đồng dân cư
tham gia: Cộng đồng bản Na; Cộng đồng bản Noọng Ó; Cộng đồng bản Chà Lắn; Cộng
đồng bản Xốp Nhị; Cộng đồng bản Xốp Thạng; Cộng đồng bản Xốp Thập.
Xã Keng Đu có 10 cộng đồng dân cư
tham gia: Cộng đồng bản Kèo Cơn; Cộng đồng bản Huồi Phuôn 2; Cộng đồng bản Huồi
Cáng; Cộng đồng bản Quyết Thắng; Cộng đồng bản Khe Linh; Cộng đồng bản Keng Đu;
Cộng đồng bản Huồi Phuôn 1; Cộng đồng bản Huồi Xui; Cộng đồng bản Huồi Lê; Cộng
đồng bản Hạt Tà Vén.
Xã Mường Lống có 05 cộng đồng dân
cư tham gia: Cộng đồng bản Mò Nừng; Cộng đồng bản Xám Xúm; Cộng đồng bản Huồi
Khun; Cộng đồng bản Tham Pạng; Cộng đồng bản Thà Lạng.
Xã Mỹ Lý có 16 cộng đồng dân cư
tham gia: Cộng đồng bản Hòa Lý; Cộng đồng bản Yên Hòa; Cộng đồng bản Cha Nga; Cộng
đồng bản Xiếng Tắm; Cộng đồng bản Xốp Dương; Cộng đồng bản Piêng Vai; Cộng đồng
bản Xằng Trên; Cộng đồng bản Piêng Pèn; Cộng đồng bản Xám Thang; Cộng đồng bản Na
Kho; Cộng đồng bản Huồi Pún; Cộng đồng bản Kèo Phà Tú; Cộng đồng bản Xốp Tụ; Cộng
đồng bản Phà Chiếng; Cộng đồng bản Cha Nga (BL); Cộng đồng bản Nhọt Lợt.
Xã Bắc Lý có 08 cộng đồng dân cư
tham gia: Cộng đồng bản Huồi Cáng 1; Cộng đồng bản Phà Cóong; Cộng đồng bản Kèo
Nam; Cộng đồng bản Nhọt Kho; Cộng đồng bản Huồi Bắc; Cộng đồng bản Buộc; Cộng đồng
bản Phia Khăm 1; Cộng đồng bản Phia Khăm 2.
Xã Nậm Càn có 06 cộng đồng dân cư
tham gia: Cộng đồng bản Thăm Hín; Cộng đồng bản Nậm Càn; Cộng đồng bản Huồi
Nhao; Cộng đồng bản Liên Sơn; Cộng đồng bản Nậm Khiên 1; Cộng đồng bản Nậm
Khiêng 2.
Xã Tà Cạ có 11 cộng đồng dân cư
tham gia: Cộng đồng bản Hòa Sơn; Cộng đồng bản Cầu Tám; Cộng đồng bản Bình Sơn
1; Cộng đồng bản Bình Sơn 2; Cộng đồng bản Nhãn Cù; Cộng đồng bản Sơn Hà; Cộng
đồng bản Cánh; Cộng đồng bản Sa Vang; Cộng đồng bản Sơn Thành; Cộng đồng bản Na
Nhu; Cộng đồng bản Nhãn Lỳ.
Xã Tây Sơn có 06 cộng đồng dân cư
tham gia: Cộng đồng bản Huồi Giảng 1; Cộng đồng bản Huồi Giảng 2; Cộng đồng bản
Huồi Giảng 3; Cộng đồng bản Đống Trên; Cộng đồng bản Đống Dưới; Cộng đồng bản Lữ
Thành.
Xã Na Loi có 05 cộng đồng dân cư
tham gia: Cộng đồng bản Đồn Bọong; Cộng đồng bản Piêng Lau; Cộng đồng bản Huồi Sàn;
Cộng đồng bản Na Loi; Cộng đồng bản Na Khướng.
Xã Đọoc Mạy có 06 cộng đồng dân cư
tham gia: Cộng đồng bản Huồi Viêng; Cộng đồng bản Noọng Hán; Cộng đồng bản Phà
Nọi; Cộng đồng bản Pà Lếch Phay; Cộng đồng bản Huồi Khơ; Cộng đồng bản Phà Tả.
Xã Bảo Thắng có 05 cộng đồng dân cư
tham gia: Cộng đồng bản Cha Ca 1; Cộng đồng bản Thà Lạng; Cộng đồng bản Xao Va;
Cộng đồng bản Ca Da; Cộng đồng bản Cha Ca 2.
Xã Huồi Tụ có 01 cộng đồng dân cư
tham gia là Cộng đồng bản Huồi Ức 1.
Xã Nậm Cắn có 06 cộng đồng dân cư
tham gia: Cộng đồng bản Khánh Thành; Cộng đồng bản Trường Sơn; Cộng đồng bản Pa
Ca; Cộng đồng bản Noọng Dẻ; Cộng đồng bản Tiền Tiêu; Cộng đồng bản Huồi Pốc.
Xã Hữu Kiệm có 09 cộng đồng dân cư
tham gia: Cộng đồng bản Na Chảo; Cộng đồng bản Đỉnh Sơn 1; Cộng đồng bản Huồi Thợ;
Cộng đồng bản Na Lượng 1; Cộng đồng bản Bà; Cộng đồng bản Đỉnh Sơn 2; Cộng đồng
bản Khe Tỳ; Cộng đồng bản Hòm; Cộng đồng bản Na Lượng 2.
Xã Chiêu Lưu có 11 cộng đồng dân cư
tham gia: Cộng đồng bản Lăn; Cộng đồng bản Hồng Tiến; Cộng đồng bản Khe Nằn; Cộng
đồng bản Khe Tang; Cộng đồng bản La Ngan; Cộng đồng bản Lưu Hòa; Cộng đồng bản Lưu
Tiến; Cộng đồng bản Lưu Thắng; Cộng đồng bản Piêng Cù; Cộng đồng bản Tạt
Thoong; Cộng đồng bản Xiêng Thù.
Xã Bảo Nam có 10 cộng đồng dân cư
tham gia: Cộng đồng bản Hìn Pèn; Cộng đồng bản Huồi Hốc; Cộng đồng bản Huồi Lau;
Cộng đồng bản Khe Nạp; Cộng đồng bản Lưu Tân; Cộng đồng bản Nam Tiến 1; Cộng đồng
bản Nam Tiến 2; Cộng đồng bản Phia Khoáng; Cộng đồng bản Thảo Đi; Cộng đồng bản
Xa Lồng.
UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chỉ đạo
Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn căn cứ danh sách cộng đồng dân cư tham gia hoạt
động quản lý rừng được phê duyệt; lập Kế hoạch tài chính năm 2024 theo đúng quy
định.
Giao Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra việc quản lý, sử dụng,
thực hiện các hoạt động của các đối tượng hưởng lợi từ ERPA theo quy định. Đồng
thời, phối hợp với Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt công khai danh
sách đối tượng hưởng lợi tại cơ sở bằng các hình thức niêm yết công khai tại trụ
sở UBND huyện, xã, website của đơn vị.
Sở NN&PTNT, Quỹ Bảo vệ và Phát
triển rừng tỉnh, Bản quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn, UBND huyện Kỳ Sơn, UBND các
xã có cộng đồng dân cư tham gia hoạt động quản lý rừng và các đơn vị liên quan
chịu trách nhiệm toàn diện về các thông tin, số liệu, đối tượng hưởng lợi,
trách nhiệm kiểm tra, soát xét, thẩm định, đề xuất UBND tỉnh phê duyệt danh
sách cộng đồng dân cư tham gia hoạt động quản lý rừng năm 2024 hưởng lợi nguồn
thu từ ERPA của Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn.
Kim Oanh (T/h)