Trong
đó, Nghị định quy định rõ về trình tự đầu tư xây dựng. Theo đó, trình
tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật
Xây dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau:
a- Giai đoạn chuẩn
bị dự án gồm các công việc: lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn
vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài (nếu có); lập, thẩm định Báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương
đầu tư để quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); khảo
sát xây dựng phục vụ lập dự án; lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây
dựng làm cơ sở lập dự án; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu
tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để phê duyệt
dự án, quyết định đầu tư xây dựng; các công việc cần thiết khác liên
quan đến chuẩn bị dự án.
b- Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công
việc: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây
dựng phục vụ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; lập, thẩm định,
phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với
công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); ký kết hợp đồng
xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm
ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu
hoàn thành công trình xây dựng; quyết toán hợp đồng xây dựng; giám sát,
đánh giá dự án đầu tư xây dựng; các công việc cần thiết khác liên quan
đến thực hiện dự án.
c- Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công
việc: quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn
thành, xác nhận hoàn thành công trình; bàn giao công trình đưa vào sử
dụng; bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan; giám
sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng; các công việc cần thiết khác.
Trình
tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp thực hiện theo
quy định tại Điều 69 Nghị định này. Trình tự thực hiện dự án đầu tư theo
phương thức đối tác công tư có cấu phần xây dựng (sau đây gọi là dự án
PPP) thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức
đối tác công tư (*).
Đối với các dự án không quy định tại mục (*)
nêu trên, tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án,
người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết
hợp, đồng thời đối với các công việc quy định tại điểm b và điểm c nêu
trên, phù hợp với các nội dung tại quyết định phê duyệt dự án.
Đối
với dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay, trình
tự đầu tư xây dựng được thực hiện phù hợp với nội dung quy định của hợp
đồng.
Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Nghị định quy
định, dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 49 của Luật Xây dựng
năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật
số 62/2020/QH14, được phân loại nhằm quản lý các hoạt động xây dựng
theo quy định tại Nghị định này như sau:
Theo công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành, mục đích quản lý của dự án và các công trình thuộc dự án, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy định tại Phụ lục X Nghị định này.
Theo nguồn vốn sử dụng, hình thức đầu tư,
dự án đầu tư xây dựng được phân loại gồm: dự án sử dụng vốn đầu tư
công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP và dự án
sử dụng vốn khác. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗn hợp gồm nhiều
nguồn vốn nêu trên được phân loại như sau:
a- Dự án sử dụng một phần vốn đầu tư công là dự án đầu tư công, được quản lý theo pháp luật về đầu tư công,
b- Dự án PPP có sử dụng vốn đầu tư công được quản lý theo quy định của pháp luật về PPP.
c-
Dự án sử dụng vốn hỗn hợp bao gồm vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn
khác: trường hợp có tỷ lệ vốn nhà nước ngoài đầu tư công lớn hơn 30%
hoặc trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư thì được quản lý theo các
quy định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công; trường
hợp còn lại được quản lý theo quy định đối với dự án sử dụng vốn khác.
Tỷ lệ vốn nhà nước ngoài đầu tư công do người quyết định đầu tư xem xét
quyết định làm cơ sở lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo
cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, gồm:
- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
-
Dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư không
quá 20 tỷ đồng (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng,
tiền sử dụng đất), trừ dự án đầu tư xây dựng công trình di sản văn hoá
thực hiện theo pháp luật về di sản văn hoá;
- Dự án đầu tư xây dựng nhóm C nhằm mục đích bảo trì, duy tu, bảo dưỡng;
- Dự án nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa;
-
Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp
dịch vụ, lắp đặt thiết bị hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng
đến an toàn chịu lực công trình có chi phí xây dựng (không bao gồm chi
phí thiết bị) dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 10 tỷ đồng (trừ dự
án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối
tác công tư).
Nghị định cũng nêu rõ: Người quyết định đầu tư được
quyết định việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với
các dự án nêu trên khi dự án có yêu cầu đặc thù về kỹ thuật xây dựng
hoặc thiết kế công nghệ cần lập thiết kế cơ sở; các dự án này không
thuộc trường hợp phải thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên
cứu khả thi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định
thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, đảm bảo các nội dung thẩm định
tuân thủ theo quy định pháp luật.
Áp dụng tiêu chuẩn, vật liệu và công nghệ mới trong hoạt động xây dựng
Theo
Nghị định quy định, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình phải được người
quyết định đầu tư xem xét, chấp thuận khi quyết định đầu tư và được thể
hiện trong quyết định phê duyệt dự án hoặc bằng văn bản riêng. Trong quá
trình thực hiện dự án, trường hợp cần thiết, chủ đầu tư được đề xuất
thay đổi, bổ sung các tiêu chuẩn áp dụng khi việc thay đổi, bổ sung tiêu
chuẩn không làm thay đổi các nội dung dẫn đến yêu cầu phải điều chỉnh
dự án theo quy định và phải được người quyết định đầu tư đồng ý bằng văn
bản để làm cơ sở thực hiện.
Việc lựa chọn, áp dụng tiêu chuẩn
nước ngoài, tiêu chuẩn cơ sở phải tuân thủ các quy định của Luật Xây
dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài:
Trong thuyết minh thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng triển khai sau
thiết kế cơ sở hoặc chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có), theo mức độ chi tiết của
bước thiết kế, phải có đánh giá về sự tuân thủ với quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia và tính tương đồng với các tiêu chuẩn có liên quan; ưu tiên sử
dụng các tiêu chuẩn nước ngoài đã được áp dụng rộng rãi.
Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn cơ sở:
Khi áp dụng tiêu chuẩn cơ sở thì phải có thuyết minh về sự tuân thủ
các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tính tương thích, đồng bộ với các
tiêu chuẩn có liên quan; việc công bố các tiêu chuẩn cơ sở phải tuân
thủ chặt chẽ các quy định, quy trình được quy định tại các pháp luật
khác có liên quan.
Việc sử dụng vật liệu, công nghệ mới phải tuân
thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tương thích với các tiêu chuẩn có liên
quan; đảm bảo tính khả thi, sự bền vững, an toàn và hiệu quả.
Minh Hiển
Nguồn: baochinhphu.vn (30/12/2024).