Trong phiên chất vấn và
trả lời chất vấn tại kỳ họp 21, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn
ra sáng nay (11/7), Giám đốc Sở Công thương Phạm Văn Hóa đã đăng đàn trả lời chất
vấn về quy hoạch, chuyển đổi mô hình, đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác,
quản lý chợ trên địa bàn tỉnh.
Giám đốc Sở
Công thương Phạm Văn Hóa trả lời chất vấn
Rà soát, quy
hoạch chợ đảm bảo các quy chuẩn mới
Trả
lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Công Văn về thực trạng quy hoạch và công tác
quản lý quy hoạch chợ, Giám đốc Sở Công thương Phạm Văn Hóa cho biết, trên địa
bàn tỉnh hiện có 371 chợ
đang hoạt động gồm 07 chợ hạng I, 20 chợ hạng II, 240
chợ hạng III, 104 chợ chưa được xếp hạng. Trong đó, có 154 chợ kiên cố; 133 chợ bán kiên cố; 84 chợ là các chợ có cơ sở vật chất tạm bợ.
Quy hoạch
chợ sẽ được tích hợp vào quy hoạch tỉnh đã được duyệt hiện Chính phủ cũng đã
ban hành Nghị định 60/NĐ-CP trong đó có việc đầu tư phát triển chợ trong giai
đoạn tới. Hiện tất cả các chợ trên địa bàn đều đã phân cấp cho các địa phương
quản lý bởi vậy, sắp tới UBND cấp huyện cần phải rà soát để có kế hoạch cụ thể
phát triển chợ trên địa bàn. Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hai nội dung mới tạo thuận lợi
cho việc đầu tư phát triển chợ so với Nghị định 02/NĐ-CP trước đây. Đó là cho
phép địa phương chủ động cân đối nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư hoặc hỗ trợ
vốn đầu tư phát triển chợ dân sinh, chợ đầu mối trên địa bàn. Cùng với đó, điều
chỉnh và hướng dẫn rõ việc xử lý tài sản công, đây là vướng mắc lớn nhất sau
khi Luật tài sản công ra đời.
Nói thêm về
công tác quy hoạch chợ, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Vũ Tuấn Dũng cho hay các đô
thị đều có điểm quy hoạch chợ để phục vụ nhu cầu mua bán của người dân trên cơ
sở hiện trạng hệ thống chợ đã có. Địa điểm quy hoạch chợ luôn được chọn ở vị
trí có lợi thế về thương mại. Do cơ chế, chính sách trước đây nên dẫn đến tình
trạng nhiều chợ mất an toàn vệ sinh và nguy cơ về phòng cháy chữa cháy. Bởi
vậy, tới đây cùng với việc ban hành tới đây cùng với việc ban hành Nghị định 60/2024/NĐ-CP và việc thay đổi Nghị định 23/2018/NĐ-CP
sẽ giúp các địa phương tháo gỡ được nhiều khó khăn.
Đại biểu Hồ Văn Đàm (huyện Quỳnh Lưu) nêu
câu hỏi
Trả lời câu
hỏi của đại biểu Hồ Văn Đàm (huyện Quỳnh Lưu) về tình trạng họp chợ trái phép, hình thành chợ tạm
tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông và an toàn thực phẩm và trách nhiệm của Sở
Công thương và các ngành, địa phương liên quan, Giám đốc Sở Công thương cho
biết thực trạng này từ địa bàn nông thôn đến thành phố đều có, riêng vùng đô
thị đây là tình trạng cần phải xóa bỏ và thuộc về trách nhiệm của chính quyền
địa phương. Hàng năm, Sở GTVT và Sở Công thương thường xuyên tham mưu văn bản
chỉ đạo nội dung này, tuy nhiên công tác quản lý về họp chợ trái phép, chợ tạm
vẫn chưa tốt. Thực tế có những địa phương đầu tư xây dựng chợ khang trang nhưng
tiểu thương không vào buôn bán mà vẫn họp chợ ngoài đường.
Trả lời câu hỏi vì sao còn có 104 chợ chưa được xếp và
trách nhiệm quản lý của ngành Công thương đối với số chợ này, Giám đốc Sở Công
thương cho hay những chợ này là chưa đủ tiêu chuẩn để được xếp hạng theo quy
định. Tới đây, thực hiện Nghị định 60 sẽ tiến hành rà soát thật kỹ lưỡng để xem
xét chợ nào cần thiết, đáp ứng yêu cầu về tiêu dùng và có thị trường thì tiếp
tục nâng cấp, cải tạo đủ điều kiện để được xếp hạng, nếu không đảm bảo điều
kiện về thị trường sẽ tiến hành xóa bỏ.
Về kế hoạch phát triển chợ, để thực hiện tốt cần phải
đánh giá thật kỹ hiện trạng, không chỉ là cơ sở vật chất mà đánh giá phân tích
và dự báo về xu thế thị trường để phát triển mô hình chợ phù hợp cũng như có kế
hoạch cải tạo, nâng cấp những chợ đã có để không lãng phí.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Duy Cần (thành phố
Vinh) về giải pháp trong thời gian
tới để thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ tại các chợ, Giám đốc Sở Công
thương cho hay, công tác PCCC và vệ sinh môi trường ở các chợ đang là một vấn
đề còn tồn tại mà nguyên nhân là chợ xuống cấp nhiều năm không được nâng cấp
cải tạo. Cùng với đó, công tác quản lý sắp xếp cũng như thực hiện nội quy chợ
chưa được thực hiện nghiêm túc. Ngoài ra việc phối kết hợp giữa các lực lượng
chức năng trong kiểm tra, giám sát công tác PCCC và vệ sinh môi trường tại các
chợ chưa thường xuyên. Sắp tới ngành Công thương sẽ phối hợp với các ngành liên
quan, các địa phương tiến hành rà soát nội dung này. Đồng thời, khi Nghị định
số 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực, việc chuyển đổi mô hình chợ theo quy định sẽ khắc
phục những tồn tại về PCCC và vệ sinh môi trường. Ông Hóa cũng đề nghị cơ quan
chuyên môn về PCCC hỗ trợ chính quyền địa phương cấp huyện, các cấp xã, ban
quản lý chợ trong đầu tư các hạng mục này.
Về nội dung này, Đại tá Trần Ngọc Tuấn – Phó Giám đốc
Công an tỉnh cho biết từ đầu năm đến nay, lực lượng Công an đã tiến hành kiểm
tra 180 chợ thuộc diện quản lý. Qua kiểm tra, bên cạnh ưu điểm, tồn tại, khó
khăn cũng rất nhiều, nhất là về các quy chuẩn theo quy định mới. Lực lượng chức
năng cũng đã yêu cầu chấn chỉnh nhưng thực tế để khắc phục được cần cả hệ thống
chính trị vào cuộc, trong đó cần thiết phải quy hoạch, xây dựng lại các chợ
không đảm bảo quy chuẩn.
Về phía lực lượng công an, Đại tá Trần Ngọc Tuấn cho biết
đang tập trung tuyên truyền để nâng cao nhận thức của Ban quản lý chợ, người
dân; tổ chức diễn tập các tình huống xảy ra cháy chợ. Phó Giám đốc Công an tỉnh
đề nghị Sở Công thương chủ trì tham mưu UBND tỉnh rà soát lại các chợ trên địa
bàn để quy hoạch chợ đảm bảo các quy chuẩn. Lực lượng Công an sẽ phối hợp với
lực lượng chức năng liên quan tập trung kiểm tra để phát hiện khó khăn, vướng
mắc trong thực hiện công tác PCCC tại các chợ; đồng thời xây dựng mô hình, quy
trình xử lý khi xảy ra cháy chợ...
Nguồn lực đầu tư
phát triển chợ hạn chế
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh phát biểu
Tham gia ý kiến liên quan đến vấn đề quản lý chợ, theo
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh, tại 154 chợ kiên cố thì công
tác đảm bảo vệ sinh môi trường và công tác PCCC cơ bản được đảm bảo theo tiêu
chuẩn. Tuy nhiên số lượng chợ chưa kiên cố, bán kiên cố còn rất nhiều do đó
việc đảm bảo vệ sinh môi trường và công tác PCCC là rất khó. Dù không đảm bảo
các tiêu chí theo quy định song các chợ này vẫn hoạt động vì phải đảm bảo hoạt
động của tiểu thương và nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Một trong những khó khăn trong đầu tư phát triển chợ được
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chỉ ra đó là nguồn lực dành cho công tác này
còn hạn chế. Từ năm 2021 đến nay, nguồn vốn đầu tư công dành cho xây dựng, cải
tạo, nâng cấp chợ trên địa bàn 21 huyện, thành, thị chỉ được bố trí gần 25 tỷ
đồng; ngoài ra Chương trình MTQG cũng chỉ dành 16 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 11
chợ vùng miền núi. Trong khi đó để đầu tư cho 01 chợ nông thôn đảm bảo các tiêu
chuẩn một cách đồng bộ theo quy định thì cần phải có ít nhất 20 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, hiện nay toàn tỉnh mới chỉ có 176 chợ có Ban
quản lý do các địa phương cấp huyện thành lập, 171 chợ khoán cho các tổ,
chức, cá nhân quản lý, do đó công tác quản lý nước dễ bị buông lỏng, công tác
vệ sinh ATTP, phòng chống cháy nổ chưa đảm bảo theo đúng quy định. 24 chợ do
doanh nghiệp và hợp tác xã quản lý, mặc dù có bài bản nhưng nhìn chung vẫn chưa
đạt yêu cầu.
Tại diễn đàn này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng
đã phân tích và dẫn chứng về những khó khăn trong việc thu hút doanh nghiệp đầu
tư phát triển chợ trên địa bàn.
PQ