image banner

image advertisement image advertisement

Quốc hội thảo luận Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Ngày 1/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Anh-tin-bai
Quang cảnh phiên làm việc ở Hội trường Diên Hồng ngày 1/11. Ảnh: Nam An
Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An do đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn cùng các đại biểu dự họp.
Tại phiên làm việc, 10 ĐBQH phát biểu cơ bản nhất trí với phạm vi điều chỉnh, bố cục và với nhiều nội dung của dự thảo Luật. Nhìn chung, các quy định của dự thảo Luật đã bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và có tính khả thi.
Đồng thời, các đại biểu đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý một số vấn đề cụ thể như: Tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật về giải thích từ ngữ; quy định về thẩm định phòng cháy ở cả giai đoạn thiết kế cơ sở, chuẩn bị cho đầu tư; bổ sung nguyên tắc ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong phòng cháy, chữa cháy; về báo cháy, tình huống cứu hộ, cứu nạn; phương pháp xử lý báo cháy; về phòng cháy đối với nhà ở và nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh.
Anh-tin-bai
Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An do đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn dự họp. Ảnh: Nam An
ĐBQH cũng đề nghị nghiên cứu việc quy định bố trí phòng ngủ trong khu vực sản xuất, kinh doanh phải có lộ trình để cho các cơ sở này có điều kiện thiết kế phù hợp, theo đúng khả năng kinh tế - xã hội; quy định chế độ kiểm tra định kỳ, công khai trên các nền tảng quản lý của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trong lắp đặt, sử dụng điện.
Quy định rõ hơn với các công trình nhà cao tầng, chung cư, cơ sở sản xuất về lắp đặt, sử dụng điện; về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong xây dựng hạ tầng và lắp đặt thiết bị điện; rà soát để bảo đảm tính thống nhất trong chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng phòng cháy, chữa cháy; nghiên cứu quy định về thành lập lực lượng phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở cho phù hợp theo hướng giao cho Chính phủ quy định chi tiết với các loại hình cơ sở; bổ sung quy định rõ hơn về xử lý tình huống khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn khi chưa có cơ quan chức năng.
Các ý kiến cũng đề nghị phân cấp, phân quyền cho địa phương, chính quyền địa phương các cấp rà soát và có giải pháp phù hợp, có lộ trình và bảo đảm tính khả thi; thời điểm có hiệu lực của một số các điều chuyển tiếp.
Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương yêu cầu Tổng Thư ký Quốc hội khẩn trương có báo cáo tổng hợp để gửi đại biểu Quốc hội và chuyển cơ quan thẩm tra tiếp thu, giải trình, trình Quốc hội thông qua theo đúng chương trình của kỳ họp.
Đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật do Luật giao để khi Luật được thông qua thì có văn bản của Chính phủ kịp thời, đồng thời, triển khai trong thực tiễn; tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứ hộ.
Cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Nguồn: Báo Nghệ An (1/11/2024).

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image