53 lượt ý kiến tham gia thảo luận tại các tổ

Theo thông tin được các Tổ đại biểu HĐND tỉnh báo cáo về kết quả tại phiên thảo luận tổ diễn ra sáng nay (6/12), đã có 53 lượt ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh cũng như đại biểu là lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương tham gia thảo luận về những vấn đề được cử tri quan tâm, cũng như những nội dung quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Anh-tin-bai

Quang cảnh kỳ họp HĐND tỉnh chiều ngày 6/12/2023

Các đại biểu đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh

Qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với Báo cáo của UBND tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và nhiệm vụ năm 2024. Các đại biểu thống nhất về số lượng, nội dung, thể thức các Nghị quyết trình kỳ họp. Đa số đại biểu đồng tình và đánh giá cao hoạt động của HĐND tỉnh và công tác điều hành của UBND tỉnh thời gian qua. HĐND tỉnh có nhiều đổi mới trong việc tăng cường giám sát các đề án, dự án. UBND tỉnh điều hành quyết liệt, năng động, sâu sát, cụ thể, kịp thời và hiệu quả các nhiệm vụ đề ra. Các đại biểu đánh giá cao công tác chuẩn bị các dự thảo Nghị quyết của UBND tỉnh, công tác thẩm tra của Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh.

Bên cạnh đó, các đại biểu đồng tình, nhất trí với đánh giá về một số tồn tại, hạn chế trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội; đồng thời đề nghị UBND tỉnh bổ sung làm rõ thêm những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trên các lĩnh vực như: Thu ngân sách, việc tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ, cải cách hành chính, chuyển đổi số... Làm rõ thêm một số giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và những giải pháp để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024...

Thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn

Anh-tin-bai

Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn – Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn Tổ trưởng Tổ 2 báo cáo tổng hợp thảo luận tại Tổ 2

Các đại biểu đề nghị tỉnh đầu tư ngân sách thích đáng hơn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện các giải pháp cụ thể hóa các cơ chế chính sách về đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, đặc biệt là công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch sản xuất nông nghiệp. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo, rà soát lại các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu mùa vụ phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nhằm tăng sản lượng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần hạn chế tình trạng người nông dân không mặn mà với sản xuất lúa, ruộng bỏ hoang nhiều. Đồng thời cần làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, cây trồng, nhất là vào dịp cuối năm để đảm bảo nguồn thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán. Quan tâm và chú trọng hơn trong việc phát triển mô hình trang trại gắn với mô hình du lịch nông thôn.

Các đại biểu đề nghị UBND tỉnh xem xét chỉ tiêu, đánh giá tiêu chí xây dựng Nông thôn mới (NTM) giữa các huyện, xã vùng miền núi và miền xuôi để đảm bảo tính công bằng, khả thi khi thực hiện; rà soát lại để điều chỉnh các chính sách hỗ trợ xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đối với Chương trình “Mỗi xã 1 sản phẩm” OCOP cần có chiến lược, tập trung vào các sản phẩm chất lượng, mang tính đặc trưng, bền vững, không chạy theo chỉ tiêu, số lượng; quan tâm hơn đến tạo thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Đề nghị tỉnh xem xét điều chỉnh linh hoạt việc hỗ trợ xi măng xây dựng nông thôn mới để phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay tại các địa phương.

Bên cạnh đó, các đại biểu đề nghị UBND tỉnh ưu tiên bố trí các hạng mục, công trình thiết yếu (như kè chống sạt lở, lớp học) khi có các dự án rút vốn, hủy danh mục trong các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đề nghị UBND tỉnh bổ sung giải pháp về hỗ trợ người dân tham gia bảo vệ, trồng rừng có thêm thu nhập nhằm ổn định tỷ lệ độ che phủ rừng 58%. Đồng thời, điều chỉnh tăng mức hỗ trợ Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi vì hiện nay giá cả các mặt hàng tăng cao nên các mức hỗ trợ không còn phù hợp...

Nghiên cứu xây dựng phương án giải quyết cán bộ, công chức dôi dư

Anh-tin-bai

Đồng chí Vương Quang Minh – Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Tổ trưởng Tổ 4 báo cáo tổng hợp thảo luận tại Tổ 4

Các đại biểu cũng đề nghị UBND tỉnh cần quan tâm hơn trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Nghiên cứu đề ra các cơ chế chính sách để xã hội hóa trong đào tạo, nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương.

Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và các địa phương cần có kế hoạch rà soát trong việc phê duyệt kế hoạch xã hội hóa tại các cơ sở giáo dục. Nghiên cứu cơ chế đối ứng trong việc xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất dạy và học. Tăng cường quản lý tài sản đã được đầu tư từ nguồn xã hội hóa để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân và các bậc phụ huynh. Quan tâm thực trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại một số địa phương, đề nghị có giải pháp để bổ sung đủ giáo viên, đồng thời quan tâm chất lượng, sở trường, năng lực giáo viên trong quá trình luân chuyển. Quan tâm thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên, nhất là giáo viên biệt phái về Phòng Giáo dục và Đào tạo, giáo viên phải dạy quá số tiết quy định. Đề nghị UBND tỉnh xem xét việc thiếu giáo viên dạy Tiếng Anh và Tin học các huyện miền núi; đồng thời cần có chế độ riêng cho giáo viên dạy Tiếng Anh và Tin học về công tác tại các huyện miền núi.

Để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành y tế, nhất là việc đưa bác sỹ về xã, đề nghị cần quan tâm công tác đào tạo, thu hút nhân lực của ngành y tế, có chính sách đặc thù trong thực hiện tinh giảm biên chế, có cơ chế đặc thù về tiền lương để giữ được nhân lực chất lượng cao cho ngành.

UBND tỉnh cần quan tâm đến trẻ em có bố, mẹ đi làm ăn xa; bố hoặc mẹ mất, hoặc ly hôn; nhóm này thuộc diện yếu thế chưa được quan tâm, chưa có chính sách riêng biệt nên dễ dẫn tới phát sinh các tiêu cực. Đề nghị UBND tỉnh cần tổ chức học bán trú đối với các huyện miền núi, bậc Trung học phổ thông còn gặp nhiều khó khăn, địa bàn xa đi lại vất vả.

Các đại biểu đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu có chính sách phụ cấp đặc biệt cho các xã biên giới (như tại xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, các cán bộ chưa được hưởng chính sách cho xã biên giới theo quy định). Cần quan tâm chế độ phụ cấp của cấp phó đoàn thể ở những nơi thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy không bổ nhiệm cấp trưởng đối với các đơn vị trong quá trình sáp nhập do cấp phó phải làm nhiệm vụ của cấp trưởng nhưng lại hưởng chế độ phụ cấp của cấp phó rất thấp. Năm 2024 sẽ tiến hành cải cách tiền lương, đề nghị các cơ quan tham mưu kịp thời để người lao động được hưởng lương mới theo cải cách từ tháng 7. Đề nghị tỉnh quan tâm chỉ đạo sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức cơ sở ngay sau khi được phê duyệt phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tạo điều kiện cho hệ thống chính trị cơ sở hoạt động thông suốt, hiệu quả. Đồng thời cần nghiên cứu xây dựng phương án giải quyết cán bộ, công chức dôi dư trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ hơn trong chuyển đổi số, trong đó quan tâm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, các chuyên gia kỹ thuật để tập trung hoàn thành mục tiêu chính quyền số trước thời hạn. Cần có những giải pháp đột phá, toàn diện hơn trong cải cách hành chính, trong đó, chú trọng nâng cao đạo đức công vụ, nhất là người đứng đầu để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. Đề nghị tỉnh xem xét có chủ trương làm việc vào ngày thứ 7 và có chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức làm việc tại Trung tâm Hành chính công và Bộ phận Một cửa từ cấp huyện đến cơ sở để phục vụ doanh nghiệp, người dân kịp thời hơn...

Trong chương trình làm việc chiều nay, kỳ họp tiến hành phiên thảo luận trực tiếp tại hội trường.

NPV (Tổng hợp)

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
© Cổng TTĐT Nghệ An
image advertisement
image advertisement
Thăm dò ý kiến
Đánh giá mức độ hài lòng về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin điện tử Nghệ An
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 1
    • Hôm nay: 1
    • Trong tuần: 1
    • Tất cả: 1
     

    Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Nghệ An

    Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An

    Giấy phép số 46/GP-TTĐT ngày 18/05/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An

    Trưởng Ban biên tập: Ông Đặng Thanh Tùng - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An

     Địa chỉ: Số 03 - Trường Thi - TP. Vinh

     

    Liên hệ

    Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An

    Cơ quan quản trị kỹ thuật: Cổng thông tin điện tử Nghệ An

     Địa chỉ: Số 03 - Trường Thi - TP. Vinh

     Điện thoại: 02383.557.565

     Email: banbientap@nghean.gov.vn

     fb.com/congthongtindientutinhnghean

     Đăng nhập