Đó
là lời nhận xét của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn trong chuyến đến
thăm Bảo tàng Cách mạng Việt Nam năm 1959, trước ảnh đồng chí Phan Đăng Lưu,
tại gian trưng bày ảnh các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng ta.
Một trí thức yêu nước nhiệt thành
Đồng
chí Phan Đăng Lưu, sinh ngày 05 tháng 5 năm 1902 trong một gia đình nhà nho yêu
nước tại tại thôn Đông, xã Tràng Thành, nay là xã Hoa Thành, huyện Yên Thành,
tỉnh Nghệ An.
Chân
dung nhà cách mạng tiền bối Phan Đăng Lưu. Ảnh
tư liệu
Đồng
chí Phan Đăng Lưu học chữ Hán từ năm lên 6 tuổi, gần 10 năm sau bắt đầu học
tiếng Pháp ở nhà và ở Trường Tiểu học Pháp – Việt thị xã Vinh. Khi bước vào con
đường cách mạng, Ông đã rất thành thạo tiếng Pháp, giỏi chữ Hán, Bạch thoại,
biết cả tiếng Êđê. Đặc biệt ngoài học giỏi, đồng chí Phan Đăng Lưu còn giỏi làm
thơ, câu đối...
Ngay từ những năm tháng tuổi trẻ học đường, Phan Đăng Lưu
đã thể hiện được tư chất thông minh, khả năng, thành tích xuất sắc trong học
tập và rèn luyện. Trong quá trình học tập, Phan Đăng Lưu luôn có những phát
kiến mang tầm nhìn của một chiến sĩ tiên phong, thời đại. Với mục tiêu và tinh
thần, ý chí học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ, tháng 3/1923, Phan Đăng Lưu đã
xuất sắc tốt nghiệp với tấm bằng hạng ưu. Đây là nền tảng quan trọng, là nét
khác biệt, nổi bật trong suốt thời trai trẻ của Phan Đăng Lưu. Sau khi tốt
nghiệp Trường Canh nông, Phan Đăng Lưu vào làm việc ở trại nuôi tằm Thanh Ba,
Phú Thọ. Mới đầu Phan Đăng Lưu rất chuyên tâm làm việc, nhưng sau một thời gian
thì hoàn toàn thất vọng vì đồng chí nhận ra rằng làm một công chức dưới chế độ
thực dân không thì không thể thực hiện được hoài bão cứu nước, cứu dân. Từ đó
Phan Đăng Lưu tìm cách chuyển về Nghệ An để tập trung nghiên cứu môn khoa học
chính trị - xã hội.
Tại Vinh, Phan Đăng Lưu gia
nhập Hội Phục Việt (cuối năm 1925), trở thành người chiến sĩ tiên phong trên
mặt trận tuyên truyền tri thức tiến bộ cho quần chúng nhân dân; mở lớp học cho
thợ thuyền ở Vinh, Bến Thủy, cho học sinh, thanh niên trí thức Trường Quốc học
Vinh; cùng các đồng chí trong Hội Phục Việt đòi thực dân Pháp trả lại tự do cho
nhà chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu; tổ chức lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh, phát
triển phong trào đấu tranh yêu nước rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân.
Với
nền tảng học thuật uyên bác, thạo chữ Hán, giỏi tiếng Pháp, tháng 5/1928 Phan
Đăng Lưu được Tổng bộ Việt Nam Cách mạng Đảng điều động từ Nghệ An vào Huế để
bổ sung vào Ban Biên tập của Quan Hải
Tùng Thư. Từ năm 1927 đến đầu năm 1928, với tư cách là Thường vụ Đảng Tân
Việt phụ trách tuyên truyền huấn luyện, Phan Đăng Lưu cùng các đồng nghiệp trong Nhà Xuất bản Quan hải tùng thư đã dịch và biên soạn nhiều tài liệu quý như A, B, C Chủ nghĩa Mác;
Dân chủ mới; dịch các cuốn Xã hội luận, Lịch sử các học thuyết kinh tế.
Đặc biệt, trong thời gian bị địch bắt và kết án khổ sai, đi
đày ở nhà tù Buôn Mê Thuột (từ năm 1929 đến năm 1936), trong điều kiện hết sức khắc nghiệt, trước âm mưu chia rẽ, hòng phá vỡ truyền thống đoàn kết của
dân tộc ta. Để
tuyên truyền, giác ngộ tù nhân và
binh lính người Êđê, Phan Đăng Lưu đã vượt qua nỗi đau thể xác, học và sử dụng thành thạo tiếng Ê Đê bí mật cho ra mắt tờ báo “Doãn Đê tù báo” (Tờ báo trong tù cho người Kinh và Ê đê) và tờ "Xích sinh", được dùng với hai thứ tiếng Kinh và Êđê, lưu hành bí mật trong tù. Ngoài ra, Phan Đăng Lưu còn viết nhiều bài báo bằng tiếng Pháp, bí mật
gửi ra ngoài cho tờ Tiếng dân – tờ báo của xu
hướng yêu nước, bênh vực người dân bị áp bức nhằm
mục đích tố
cáo sự tàn ác, hà khắc của chế độ
nhà tù.
Mùa hè năm 1936, đồng chí Phan Đăng Lưu được trả tự do
nhưng lại bị quản thúc ở Huế. Tại đây, Phan Đăng Lưu đặc biệt quan tâm đến công
tác xây dựng chỉ đạo báo chí của Đảng, đồng chí cùng một số trí thức yêu nước
đã sử dụng tờ "Sông Hương", để biến nó trở thành tiếng nói thông tin,
cơ quan ngôn luận chính trị của Đảng nhằm tuyên truyền rộng rãi trong quần
chúng. Sau khi tờ báo "Sông Hương" bị đóng cửa, Phan Đăng Lưu nhanh
chóng cho ra báo "Dân", rồi đến
"Dân Tiến", "Dân muốn"... Ngoài việc chỉ đạo báo chí
trong cuộc đấu tranh trong Viện Dân biểu Trung Kỳ, Phan Đăng Lưu còn chỉ đạo
Nhà xuất bản Tư tưởng, có trụ sở ở Đà Nẵng xuất bản những cuốn sách về dân tộc,
về chủ nghĩa Mác - Lênin, về xã hội tư bản... Đồng chí còn là cây bút đấu tranh
tiêu biểu, với hàng loạt bút danh: Sông Hương, Dân, Dân Muốn, Phi Bằng, Bằng
Phi, Tân Cương, Lý Toét, BCH, QB, SH, Mục Tiêu, Thương Tâm, KĐ... Những bài
viết của Phan Đăng Lưu đã trở thành vũ khí sắc bén có giá trị lý luận và thực
tiễn sâu sắc, góp phần xây dựng nền móng của văn học, báo chí cách mạng; mở
đường cho nền văn học - nghệ thuật phát triển.
Nhà
lãnh đạo tài ba của Đảng
Sau khi bị thải hồi về quê
(tháng 6/1927), Phan Đăng Lưu bắt đầu dồn hết cả tâm trí, sức
lực vào hoạt động cách mạng ngay tại quê nhà, trở thành một chiến sĩ
cách mạng chuyên nghiệp, chiến sĩ cộng sản bất khuất, kiên trung.
Tháng
7/1928, Phan Đăng Lưu được bầu vào Ủy viên Thường vụ Tổng bộ Đảng Tân Việt.
Trên cương vị là Ủy viên Thường vụ Đảng Tân Việt, Phan Đăng Lưu có nhiều cống
hiến trong việc định hướng việc hợp nhất các tổ chức cộng sản; hai lần đảm
đương trách nhiệm sang Quảng Châu (Trung Quốc) để bàn việc hợp nhất tổ chức Tân
Việt Cách mạng Đảng và tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội.
Sau khi được chỉ định vào Ban chấp hành lâm thời Xứ uỷ Trung Kỳ (tháng 8/1936), Phan Đăng Lưu đã góp phần
có tính quyết định cùng bộ chỉ huy cao nhất của Đảng ở Trung Kỳ đưa phong trào
cách mạng ở Trung Kỳ giành được nhiều thắng lợi vẻ vang, nhất là phong trào
Đông Dương đại hội mà Phan Đăng Lưu là người
lãnh đạo trực tiếp.
Năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ; tình hình cách mạng trong nước vì thế cũng có nhiều
biến động. Đồng
chí Phan Đăng Lưu được Trung ương triệu tập vào Nam Kỳ. Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ sáu (11/1939), đồng chí được Trung ương phân công phụ trách phong
trào cách mạng các tỉnh Nam Kỳ. Cùng
với Xứ ủy Nam Kỳ, Phan Đăng Lưu đã đưa phong trào cách mạng phát triển lên một
bước mới, đánh dấu bước phát triển toàn diện về tài năng và sức sáng tạo trong
lãnh đạo cách mạng của đồng chí. Bước sang năm 1940, trước sự khủng bố, vây bắt
của kẻ thù, nhiều đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương lần lượt bị bắt, giam
cầm. Ban Chấp hành Trung ương chỉ còn lại một mình Phan Đăng Lưu, khó khăn, thử
thách đặt lên vai đồng chí. Trước yêu cầu dân tộc giải phóng, chuẩn bị phát
triển lực lượng vũ trang của Hội nghị Trung ương sáu, tháng 7/1940 Hội nghị Xứ
ủy Nam Kỳ đã diễn ra để bàn kế hoạch khởi nghĩa của Xứ ủy. Sau 3 tháng chuẩn
bị, tháng 11/1940, Hội nghị Trung ương lần thứ bảy đã được nhóm họp do Phan
Đăng Lưu chủ trì đã tái lập thành công Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Đây
là thành công, là đóng góp to lớn nhất, có ý nghĩa chiến lược thể hiện tầm nhìn
xa, thấy rộng và sáng suốt của Phan Đăng Lưu đối với Đảng và cách mạng nước ta.
Nhận nhiệm vụ trở lại Nam Kỳ truyền đạt quyết định
hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ do Trung ương giao phó nhưng chưa
kịp truyền đạt thì đêm 20/11/1940, Phan Đăng Lưu bị mật thám Pháp
bắt. Ngày 26/8/1941, thực dân Pháp tử hình đồng chí tại ngã ba Giồng, xã Tân Thới Thượng (Hóc Môn,
Gia Định) (Thực dân Pháp tử hình cùng với
đồng chí Nguyễn Văn Cừ). Đồng chí hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng
khí tiết của người cộng sản, ngọn lửa cách mạng vẫn luôn âm ỉ cháy trong trái
tim kiên cường, quật khởi của người chiến sĩ cách mạng trung kiên cho đến giây
phút cuối cùng.
Với quê hương Nghệ
An
Sau khi học xong Tiểu học Vinh được xếp loại Giỏi, Phan
Đăng Lưu vào học Quốc học Huế được hai năm thì xin thi vào Trường canh nông
thực hành Tuyên Quang với mong muốn nước ta là nước nông nghiệp, phải học tri
thức nông nghiệp mới để giúp dân. Trong những năm học làm kỹ sư nông nghiệp,
dịp nghỉ hè Phan Đăng Lưu thường đem một số cây giống tốt như cam, bưởi, hồng,
ổi… và một số loại hoa về trồng ở vườn nhà và cho bà con. Ông đã trở thành kỹ
sư nông nghiệp đầu tiên của xứ Nghệ về làm việc tại Sở Canh nông Bắc Kỳ, sau
chuyển về Sở Canh nông Trung Kỳ, làm việc ở nhà Tằm Phủ Diễn đóng tại làng Kim
Lũy (Diễn Kim), nhà Tằm Linh Cảm nên bà con thường gọi ông là Phán Tằm.
Năm 1927, sau khi được kết nạp vào Hội Phục Việt (sau đổi
là Đảng Tân Việt – một trong ba tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam),
Phan Đăng Lưu cùng với đồng chí của mình về Tràng Thành (xã Hoa Thành ngày nay)
gặp gỡ các thanh niên yêu nước trong làng xây dựng nhóm thanh niên Tân Việt đầu
tiên ở Tràng Thành. Nhóm Tân Việt ở đây phát triển thành Đại tổ Tân Việt thu hút
kết nạp hơn 20 đảng viên.
Năm 1928, khi được bầu vào Thường vụ Tổng bộ Tân Việt phụ
trách tuyên truyền và nhà sách Quan hải Tùng thư ở Huế, Phan Đăng Lưu thường
gửi sách báo về cho các cơ sở Tân Việt ở Yên Thành làm tài liệu giáo dục quần
chúng. Ông còn cùng em trai Phan Đăng Tài ra Thanh Hóa mua 7 khung dệt vải khổ
rộng và thuê người về dạy cách dệt vải khổ rộng tại nhà mình cho các hội viên
Tân Việt nhằm du nhập nghề mới ở quê. Sau hai năm, xưởng dệt này đã có vải khổ
rộng bán ở chợ Dinh.
Từ năm 1930 đến năm 1936, Phan Đăng Lưu bị bắt đày vào Ban
Mê Thuột, tin tức và những hoạt động của ông vẫn truyền về Tràng Thành. Năm
1936, Phan Đăng Lưu được ra tù, về Huế, tham gia Xứ ủy Trung kỳ và được phân
công phụ trách phong trào đấu tranh công khai và bán công khai ở Trung kỳ. Trong
các năm 1937/1938 ông đã về quê gặp các đồng chí cựu tù chính trị như Chu Văn
Biên, Phan Đức Vinh, Ngô Xuân Hàm… bàn bạc hướng dẫn khôi phục và xây dựng được
6 Chi bộ Đảng ở Yên Thành và chỉ đạo Đại hội Đảng bộ huyện tại đình Đá Mọc (Đại
Thành), năm 1937 khôi phục lại Đảng bộ huyện Yên Thành, bầu ra Ban Chấp hành
Huyện ủy do đồng chí Phan Đức Vinh làm Bí thư.
Trong những năm 1939-1940, đồng chí Phan Đăng Lưu được bổ
sung vào Ban Chấp hành Trung ương năm 1939 rồi Thường vụ Trung ương năm 1940, ở
quê nhà vẫn âm thầm theo dõi mong mỏi tin tức về đồng chí.
Khi Phan Đăng Lưu bị địch đem ra pháp trường xử bắn cũng là
lúc quan lính ở tỉnh, huyện về Tràng Thành đòi tịch thu của cải ruộng vườn của
gia đình cụ Phan Đăng Dư, bà con dân làng đã kéo đến đấu tranh giữ lại cho gia
đình và động viên an ủi cha mẹ, vợ con ông.
Với
39 năm tuổi đời, 16 năm hoạt động cách mạng liên tục, trong đó có hơn 7 năm bị
giam cầm trong lao tù đế quốc, đồng chí Phan Đăng Lưu đã cống hiến và hy sinh
trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đồng chí
Phan Đăng Lưu là người có nhiều đóng to lớn trong xây dựng và khôi phục tổ chức
quần chúng ở Trung và Nam Kỳ, cho phong trào cách mạng ở quê hương Nghệ An.
Đồng chí không chỉ là một nhà tổ chức, nhà lãnh đạo xuất sắc mà còn là một nhà
báo, nhà lý luận sắc sảo, một chiến sĩ tiên phong của nền báo chí, văn học cách
mạng; người học trò xuất xắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
PQ(tổng hợp)