image banner

image advertisement image advertisement

Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm, vượt kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao

Sau hơn 1 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã làm thay đổi tích cực bức tranh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2022 và năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2021 và năm 2022 của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm khoảng 3,63% và 3,74%, vượt kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao.

Thời gian qua, dù gặp nhiều khó khăn khi bước đầu triển khai thực hiện, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc các ngành phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ban Chỉ đạo, Tổ công tác các cấp được thành lập, kiện toàn và hoạt động hiệu quả trong quản lý điều hành. Trên cơ sở hướng dẫn và yêu cầu của Trung ương, tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn và đôn đốc triển khai thực hiện Chương trình. Các Sở, ban, ngành chủ trì các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần và UBND các huyện bám sát các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc để triển khai thực hiện Chương trình theo quy định. Đến hết năm 2022 và năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2021 và năm 2022 của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm khoảng 3,63% và 3,74%, vượt kế hoạch mục tiêu, nhiệm vụ được giao.

Hệ thống chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình đến nay đã cơ bản đầy đủ, đồng bộ, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện. Các đơn vị, địa phương đã chủ động bám sát các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh để tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của Bộ, ngành, của tỉnh tới các địa phương kịp thời, đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Kết quả bước đầu thực hiện Chương trình đang góp phần làm thay đổi tích cực bức tranh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. Kết cấu hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế, điện lưới, nước sinh hoạt… không ngừng được quan tâm đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng NTM ngày càng khởi sắc, giải quyết các nhu cầu thiết yếu của nhân dân về sản xuất kinh doanh, giao thương, học tập, chăm sóc sức khỏe… Đặc biệt các nội dung đầu tư, hỗ trợ có liên quan trực tiếp đến người dân như hỗ trợ đất ở, nhà ở, chuyển đổi nghề nghiệp, nước sinh hoạt tập trung/phân tán (Dự án 1); bồi dưỡng kiến thức dân tộc, đào tạo nghề, nâng cao năng lực cho cộng đồng (Dự án 5); chính sách bình đẳng giới (Dự án 8); chính sách giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (Tiểu dự án 2, Dự án 9), chính sách đối với người có uy tín (Tiểu dự án 1, Dự án 10) đã mang lại những hiệu quả tích cực, tạo sinh kế, nâng cao dân trí, đời sống vật chất, tinh thần từng bước ổn định, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Việc thực hiện Chương trình đúng quy định đang từng bước phát huy hiệu quả, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa xã hội có bước chuyển biến tích cực; công tác chính sách xã hội được quan tâm. Hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi càng được tăng cường, củng cố xây dựng vững mạnh; nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh đoàn kết, chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được đảm bảo.

Tuy nhiên, công tác chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian đầu triển khai ở các cấp, một số địa phương còn lúng túng; quá trình tiếp cận, nghiên cứu, triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, bất cập, có nội dung chưa thực hiện. Việc đề xuất lựa chọn, phê duyệt danh mục dự án đầu tư chậm, hiệu quả chưa cao phải điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi. Tiến độ triển khai thực hiện các Dự án, Tiểu dự án của Chương trình còn chậm, tỷ lệ giải ngân vốn thấp, đặc biệt là vốn sự nghiệp…

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc và tuyên truyền vận động; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu; phân công, phân cấp rõ trách nhiệm đối từng Sở, ngành, địa phương, đơn vị trong kế hoạch thực hiện Chương trình hàng năm của UBND tỉnh; tránh sự chồng chéo trong phân công nhiệm vụ, xem đây là một trong những tiêu chí thi đua, xếp loại hàng năm của cơ quan, đơn vị có liên quan.

Đồng thời tiếp tục xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành. Kịp thời sửa đổi, bổ sung và cập nhật khi có sự thay đổi, bổ sung các cơ chế chính sách, hướng dẫn của Chương trình. Đảm bảo tiến độ và chất lượng theo hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương. Chủ động trong công tác tổng hợp vốn, điều chỉnh nguồn vốn kịp thời để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, nhiệm vụ. Khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án. Có kế hoạch và giải pháp dục thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình…

Năm 2022, tổng nguồn vốn đầu tư công được giao 491.540 triệu đồng (NSTWW), giải ngân 60.072 triệu đồng, đạt 12,2%.

Năm 2023 (bao gồm vốn năm 2022 được kéo dài sang thực hiện năm 2023) được giao 1.066.549 triệu đồng (NSTW là 1.064.585 triệu đồng, NSĐP là 1.964 triệu đồng), giải ngân 849.063 triệu đồng, đạt tỷ lệ 79,6%.

Về tình hình giải ngân vốn sự nghiệp, năm 2022 được giao 304.221 triệu đồng; năm 2023 (bao gồm cả nguồn vốn năm 2022 chuyển sang năm 2023) giao 1.126.907 triệu đồng, giải ngân 254.751 triệu đồng, đạt tỷ lệ 11,6%.

PT (Tổng hợp)

Báo cáo số 423/BC-UBND ngày 5/6 về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image