Từ năm 2018 -2024, toàn tỉnh thành lập mới 200 công đoàn cơ sở

Sau 06 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới (Chỉ thị số 37-CT/TW) và Quyết định số 416/QĐ-TTg ngày 25/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Theo đó, thông qua công tác học tập, quán triệt Chỉ thị số 37-CT/TW nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và công nhân lao động về nhiệm vụ xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp nhằm hạn chế tranh chấp lao động dẫn đến đình công trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến việc xây dựng và phát triển quan hệ lao động thông qua việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; chú trọng xây dựng, đăng ký và thực hiện tốt thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, thang bảng lương, bảo hiểm xã hội, ký kết hợp đồng lao động… Các tổ chức cơ sở đảng đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng Đảng trong doanh nghiệp; các tổ chức đoàn thể (công đoàn, thanh niên, phụ nữ) đã tập hợp, thu hút đông đảo thành viên tham gia với các hoạt động, phong trào có ý nghĩa về giáo dục tư tưởng, xây dựng nếp sống văn hóa, đoàn kết, nhân ái.

Tổ chức công đoàn đã được thành lập nhiều hơn tại các doanh nghiệp và cơ bản đã làm tốt nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, góp phần giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Đến nay, số tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về chất lượng. Liên đoàn lao động tỉnh đang quản lý, chỉ đạo trực tiếp hoạt động 24 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; quản lý 590 Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp (trong đó có 7 nghiệp đoàn nghề cá) với 105.881 đoàn viên. Trong đó có 26 Doanh nghiệp nhà nước, 58 Doanh nghiệp FDI 506 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Với quyết tâm cao của các cấp công đoàn trong toàn tỉnh, từ năm 2018 đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh đã phát triển mới 55.130 đoàn viên, đạt 334,12% so với chỉ tiêu cả nhiệm kỳ; thành lập mới 200 công đoàn cơ sở đạt 130,71% so với chỉ tiêu cả nhiệm kỳ, trong đó có 184 công đoàn cơ sở ngoài nhà nước với số lượng 50.351 đoàn viên. Số lượng đoàn viên tăng lũy kế trong 5 năm là 25.969 đoàn viên.

Người lao động trong các doanh nghiệp đã dần nâng cao nhận thức, tác phong công nghiệp, tham gia học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong tình hình mới.

Cùng với đó, tỉnh quan tâm đầu tư, mở rộng quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp thu hút doanh nghiệp đầu tư tại Nghệ An, có nhiều cơ chế, chính sách của tỉnh đối với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong đầu tư sản xuất, kinh doanh; có cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp xây dựng các khu nhà ở, nhà trọ cho công nhân lao động…

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật mặc dù đã được đổi mới về nội dung và hình thức song chưa được thường xuyên đến tất cả các doanh nghiệp. Công đoàn cơ sở, các tổ chức đoàn thể chưa được tham gia nhiều công tác quản lý; chưa phát huy được vai trò chủ thể thương lượng dẫn đến tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động kéo dài mà không giải quyết kịp thời, do đó, một bộ phận người lao động tại các doanh nghiệp đã tự phát tổ chức đình công.

Đối thoại, thương lượng giữa đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động, một số công đoàn tại doanh nghiệp năng lực đối thoại, thương lượng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động còn hạn chế. Vai trò của tổ chức đoàn, công đoàn cơ sở trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động vẫn còn hạn chế.

Một số doanh nghiệp chưa quan tâm đến công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động; chưa chú trọng xây dựng và phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp; chưa quan tâm nghiên cứu, chấp hành các quy định về pháp luật, các doanh nghiệp còn cố tình trốn tránh việc thực hiện các quy định về chính sách pháp luật đối với người lao động như: nợ lương, trốn đóng Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, không giải quyết kịp thời chính sách Bảo hiểm xã hội cho người lao động…

Trong thời gian tới, tỉnh Nghệ An tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và toàn xã hội trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới. Các cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.

Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra về lao động. Đổi mới nội dung và phương thức thanh tra, kiểm tra để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, giảm thiểu các tranh chấp, xung đột, dẫn đến đình công, tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Xử lý nghiêm minh các vi phạm liên quan đến lao động và quyền lợi hợp pháp của người lao động…

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ công đoàn cơ sở trong quá trình đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng thương lượng, đàm phán cho cán bộ công đoàn doanh nghiệp. Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động; chủ động thương lượng, đối thoại, hòa giải các tranh chấp lao động không để tranh chấp lao động kéo dài, phát sinh điểm nóng dẫn đến đình công, nhất là trong các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp có đông lao động…

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 16.930 doanh nghiệp đang hoạt động với khoảng 399.500 lao động đang làm việc. Trong đó, 26 doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh quản lý với hơn 5.500 người; 146 doanh nghiệp FDI với hơn 58.458 người; 16.758 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với hơn 335.542 người. Số doanh nghiệp trong khu công nghiệp là 157 đơn vị với 46.424 người.

Tỷ lệ người lao động tham gia công đoàn các doanh nghiệp nhà nước chiếm 100%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 89%, các doanh nghiệp dân doanh chiếm tỷ lệ 87%.

PT (Tổng hợp)

(Nguồn Báo cáo số 281/BC-UBND ngày 24/4/2025 sơ kết 6 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới và Quyết định số 416/QĐ-TTg ngày 25/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW)

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
© Cổng TTĐT Nghệ An
image advertisement
image advertisement
Thăm dò ý kiến
Đánh giá mức độ hài lòng về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin điện tử Nghệ An
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 1
    • Hôm nay: 1
    • Trong tuần: 1
    • Tất cả: 1
     

    Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Nghệ An

    Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An

    Giấy phép số 46/GP-TTĐT ngày 18/05/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An

    Trưởng Ban biên tập: Ông Đặng Thanh Tùng - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An

     Địa chỉ: Số 03 - Trường Thi - TP. Vinh

     

    Liên hệ

    Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An

    Cơ quan quản trị kỹ thuật: Cổng thông tin điện tử Nghệ An

     Địa chỉ: Số 03 - Trường Thi - TP. Vinh

     Điện thoại: 02383.557.565

     Email: banbientap@nghean.gov.vn

     fb.com/congthongtindientutinhnghean

     Đăng nhập