Thời
gian qua, thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý
hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngành Văn hoá, Thể
thao và Du lịch đã chủ động triển khai và đạt được một số
kết quả nhất định.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm lừa
đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, với nhiều
thủ đoạn mới, tinh vi; các hoạt động lừa đảo trên không gian
mạng có liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành như: Quảng
cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả
năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (bán tour du lịch,
phòng khách sạn giá rẻ, làm visa du lịch nước ngoài, hợp
đồng sở hữu kỳ nghỉ; giả mạo website của các công ty có uy
tín để đăng tin sai sự thật hoặc cài cắm ứng dụng cá độ
bóng đá, đăng ký tham gia các giải thể thao, tuyển người mẫu
nhí...) nhằm lôi kéo người dân tham gia sử dụng dịch vụ để
lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đã gây ra nhiều hệ lụy, làm mất
an ninh, trật tự và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của ngành
Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Thực hiện Công điện số
139/CĐ-TTg ngày 23/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo
chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian
mạng, để tiếp tục nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn,
xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực
văn hoá, thể thao và du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu
cầu: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tiếp tục thực
hiện quyết liệt, có hiệu quả các văn bản, chỉ đạo của
Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phòng
ngừa, đấu tranh tội phạm nói chung, tội phạm lừa đảo chiếm
đoạt tài sản nói riêng, trọng tâm là Chỉ thị số 21/CT-TTg
ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ
đạo khác có liên quan của Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban
Chỉ đạo 138/CP.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
biến các phương thức, thủ đoạn lừa đảo mới trong lĩnh vực
văn hóa, thể thao và du lịch; khuyến cáo người dân nâng cao
cảnh giác, cách thức nhận diện các hành vi có dấu hiệu lừa
đảo; tìm hiểu kỹ thông tin của các tổ chức, cá nhân kinh
doanh dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch trước khi ký kết
hợp đồng, giao dịch, đặc biệt là việc đặt dịch vụ qua các
nền tảng mạng xã hội.
Trong phạm vi quản lý, các đơn vị
chủ động tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành quy định pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt
động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch nhằm kịp
thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm theo quy định của pháp luật.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch yêu cầu Thanh tra Bộ thực hiện thanh tra theo thẩm quyền và
chỉ đạo Thanh tra các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Văn
hóa và Thể thao, Sở Du lịch tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý
để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, nhất là các hành vi lừa đảo sử dụng công nghệ
cao, trên không gian mạng.
Các cơ quan báo chí thuộc Bộ
căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức tuyên truyền,
phổ biến các phương thức, thủ đoạn mới về lừa đảo sử dụng
công nghệ cao, trên không gian mạng liên quan đến lĩnh vực văn
hóa, thể thao và du lịch; tăng cường các chuyên đề, trang
tin, thông tin vụ việc lừa đảo để khuyến cáo người dân nâng
cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa khi sử dụng dịch vụ trên
không gian mạng.
Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc
Công điện của Thủ tướng Chính phủ, định kỳ 6 tháng, 1 năm
báo cáo tình hình, kết quả thực hiện (qua Thanh tra Bộ) để
tổng hợp báo Lãnh đạo Bộ theo quy định.
Nước Nước
Nguồn: Báo Nghệ An (16/1/2024).