Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai nhiệm vụ năm 2025
Chiều 27/12, Bộ NN&PTNT tổ chức
Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Thủ tướng Chính
phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT
Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại điểm cầu Nghệ An, các đồng chí:
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Sở NN&PTNT Phùng Thành Vinh
cùng chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở và các phòng, ban chuyên
môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở NN&PTNT.
Quang cảnh hội nghị tại
điểm Bộ NN&PTNT
Quang cảnh hội nghị tại
điểm cầu Nghệ An
Các đồng chí chủ trì
tại điểm cầu Nghệ An
Lĩnh vực NN&PTNT duy
trì đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện
Năm 2024,
ngành nông nghiệp, nông thôn thực hiện các nhiệm vụ trong điều kiện có những
thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, trong đó có yếu tố thiên tai, đặc biệt là Bão số 3
(Yagi) gây thiệt hại nặng nề... Song được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng
Chính phủ, toàn Ngành đã thống nhất từ nhận thức đến hành động,
chuyển đổi mạnh mẽ sang tư duy kinh tế nông nghiệp, hội nhập quốc tế, bám sát thực tiễn, quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, nỗ lực, xoay chuyển tình thế vượt qua khó khăn, vướng
mắc. Nhờ vậy, năm 2024, Ngành vẫn duy trì đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện,
đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu.
Tăng
trưởng GDP toàn Ngành ước đạt khoảng 3,3%. Nông nghiệp tiếp tục khẳng
định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh
lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô,
kiểm soát lạm phát. Sản lượng, năng
suất nhiều sản phẩm chủ lực tăng khá cao, tiêu biểu như: Lúa đạt gần 43,7 triệu tấn, tăng 0,4% và năng suất 61,4 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha; thịt hơi
các loại đạt 8,1 triệu tấn, tăng 3,5%; thủy sản đạt 9,6 triệu tấn,
tăng 2,4%; gỗ khai thác gần 22,9 triệu m3, tăng
9,8%.
Trong năm, thiệt hại do
Bão số 3 gây ra trên 83.700 tỷ đồng, trong đó sản xuất nông nghiệp chiếm 38%.
Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và địa
phương kịp thời tham
mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai
đồng bộ, kịp thời các nhóm chính sách, giải pháp hỗ trợ, khắc phục hậu
quả Bão số 3 để nhanh chóng ổn định đời sống, chỗ
ở của người dân, khôi phục sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
Các đại biểu tham dự
hội nghị tại điểm cầu Nghệ An
Toàn ngành đã
tập trung phát triển
công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản theo hướng chế biến sâu, giá trị cao.
Nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ,
gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng
đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; nâng cao hiệu quả đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững Ngành.
Qua đó, thúc đẩy phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực bảo
đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng. Năm
2024, Ngành đã công nhận, ban hành 42 giống mới, 14 tiến bộ kỹ thuật, 13 quy
trình công nghệ; đã có trên 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô,
60% diện tích mía, cây ăn quả... được dùng giống mới.
Cùng với đó, Ngành cũng đã tổ chức triển khai thực
hiện có hiệu quả các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án lớn,
như: Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta
chuyên canh lúa chất lượng cao vùng đồng bằng Sông Cửu Long; đồng thời trình ban
hành và tổ chức triển khai có hiệu một số chính sách quan trọng (chính sách đầu tư trong lâm nghiệp; chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi...) và 04 Quy hoạch ngành cấp quốc gia lĩnh vực nông nghiệp tạo
cơ sở pháp lý vững chắc phát triển Ngành và các tiểu ngành, lĩnh vực theo đúng
định hướng tại Nghị quyết số 19/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.
Xây
dựng nông thôn mới (NTM) và đổi mới tổ chức sản xuất tiếp tục được triển khai,
thực hiện theo hướng thực chất, hiệu quả, đi vào chiều sâu. Đến hết
năm 2024,
cả nước có khoảng 78,7% xã đạt chuẩn NTM; trong đó 2.225 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 532 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Có 302
đơn vị cấp huyện và 05 tỉnh đạt chuẩn NTM. Sản phẩm OCOP phát triển nhanh về lượng và nâng cao chất lượng, phát
triển thương hiệu; đã có hơn 14.600
sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (tăng hơn 3.500 sản phẩm so với 2023) với hơn 8.000
chủ thể tham gia; có 21.700 HTX nông nghiệp và 19.660 trang trại.
Ngành cũng
đã quyết liệt thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và sắp xếp, kiện toàn các đơn vị
sự nghiệp công lập thuộc Bộ. Đồng thời, tổ chức tổng kết, báo cáo kết quả thực
hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, trình Đề án hợp nhất Bộ NN&PTNT theo Kế hoạch số
“141” của Ban Chỉ đạo Trung ương, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Chính phủ, Thường
trực Chính phủ; phương án sắp xếp tổ
chức bộ máy, biên chế của Bộ, các đơn vị thuộc Bộ.
Ngành NN&PTNT phải làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch,
xây dựng chiến lược, xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách
Thủ tướng Chính phủ dự và
phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Đây là lần thứ 4
liên tiếp, Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị tổng kết của ngành NN&PTNT thể
hiện sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Người đứng đầu Chính phủ. Phát biểu chỉ
đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao,
chúc mừng và biểu dương, trân trọng cảm ơn những kết quả mà Bộ NN&PTNT,
toàn ngành NN&PTNT đạt được trong năm 2024 đã đóng góp vào thành tựu chung
của đất nước.
Thủ tướng Chính
phủ cho biết, bên cạnh những niềm vui về kết quả đạt được cũng có rất nhiều băn
khoăn, trăn trở đối với ngành NN&PTNT. Thủ tướng cũng đã chỉ ra những bài
học kinh nghiệm trong thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của lĩnh vực NN&PTNT. Đặc
biệt qua cơn bão số 3, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận việc tham mưu kịp thời,
đúng đắn của ngành trong việc điều tiết lượng nước ở Hồ Thác Bà và Hồ thủy điện
Hòa Bình. Thiệt hại cơn bão số 3 là rất nặng nề, nhưng Ngành đã nhanh chóng
tham mưu để khắc phục, sớm ổn định cuộc sống, sớm ổn định tình hình sản xuất...
Tuy vậy, nhìn
nhận thực tế, Thủ tướng Chính phủ cho rằng Ngành vẫn chưa khai thác hết tiềm
năng nổi trội, lợi thế khác biệt và nền văn minh lúa nước cũng như những hạn
chế trong thực hiện quy hoạch, xây dựng chiến lược, xây dựng thương hiệu, chưa
tạo ra được các cơ chế, chính sách thực sự đột phá và việc tháo gỡ Thẻ vàng của
EC hiệu quả chưa cao...
Để đạt được những mục tiêu đề ra trong năm 2025, Thủ tướng Chính phủ
yêu cầu toàn Ngành NN&PTNT cần phải cùng với tinh thần chung của cả nước là
tăng tốc, bứt phá, quyết liệt hơn trong hoạt động thực tiễn, khát vọng thành công hơn, tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các Nghị
quyết, luật, chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển
ngành và từng lĩnh vực theo định hướng chuyển
đổi mạnh sang tư duy kinh tế nông nghiệp để tạo đà, tạo khí thế bước sang kỷ
nguyên mới.
Trong
đó, phải làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược, xây dựng và
hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để thúc dẩy phát triển nhanh và bền vững.
Cùng với đó, đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đổi
mới sáng tạo để phục vụ kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh
tế đêm. Dự báo, ứng phó nhanh, linh hoạt, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do
thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sản xuất, công
tác phòng cháy chữa cháy rừng, ô nhiễm môi trường. Tập trung triển khai thực
hiện nhiệm vụ để người nông dân có cuộc sống tốt hơn, nông thôn hiện đại, văn
minh.
Về
công tác sắp xếp tinh gọn bộ máy, Thủ tướng lưu ý về tinh thần thực hiện đó là hoàn
thiện chức năng nhiệm vụ toàn diện hơn, không bỏ sót, không trùng/chéo chức
năng nhiệm vụ. Cùng với đó, tăng cường phân cấp phân quyền, nâng cao năng lực
thực thi của cấp dưới; tránh sự phiền hà, sách nhiễu cho người dân, doanh
nghiệp; phải minh bạch, công khai giảm chi phí tuân thủ thực hiện cho người
dân, doanh nghiệp. Việc sắp xếp không cứng nhắc và phải hi sinh vì cái chung.
Thủ tướng hoan nghênh Bộ NN&PTNT đã rút gọn từ 55 đầu mối xuống còn 30 đầu
mối. Bộ cần nhanh chóng hoàn thiện việc thực hiện sắp xếp đưa vào vận hành bộ
máy tổ chức hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả.
Cùng
với đó, Ngành Nông nghiệp tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong thay đổi
tư duy để huy động và phát huy được nguồn lực, đi đầu trong việc ứng dụng khoa
học công nghệ, chuyển đổi số để phát triển, khẳng định vai trò trụ đỡ của nền
kinh tế.
Xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa
thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Các
cấp, các ngành cần nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, nuôi trồng thủy
sản; triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU để gỡ được
“Thẻ vàng” của EC.
Đồng
thời tập trung phát triển lâm nghiệp bền vững, trong đó chú trọng phát triển
chế biến gỗ, khai thác hiệu quả kinh tế dưới tán rừng... Thay đổi cách làm
Chương trình trình mục tiêu quốc gia để đạt hiệu quả thực chất...
Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2025 của ngành NN&PTNT:
- Tốc độ tăng trưởng GDP toàn Ngành
đạt 3,4 - 3,5%.
- Kim ngạch xuất khẩu nông lâm
thủy sản đạt 64 - 65 tỷ USD.
- Phấn đấu tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM
trên 80%; có 325 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM;
tỷ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường
và an toàn thực phẩm 82%.
- Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy
chuẩn 60%.
- Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở
mức 42,02%, nâng cao chất lượng rừng.
Phan Quỳnh