Tối 08/5, Đài PTTH Nghệ An và Đài PTTH Thừa Thiên Huế phối
hợp thực hiện Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Làng Sen nuôi chí lớn” được kết
nối trực tiếp tại hai điểm cầu: làng Hoàng Trù ( xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,
Nghệ An) với Trường THPT chuyên Quốc học Huế (thành phố Huế, Thừa Thiên Huế).
Tham dự
Chương trình tại điểm cầu Hoàng Trù có các đồng chí: Nguyễn Thế Kỷ - Nguyên Ủy
viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật
Trung ương; Nguyễn Đức Trung - Phó Bí
thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy; cùng
các đồng chí Ủy viên Ban Thường
vụ Tỉnh ủy: Võ Thị Minh Sinh – Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Nguyễn Thị Thu Hường
– Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thiếu tướng Bùi Quang Thanh – Giám đốc Công an
tỉnh. Các đồng chí Tỉnh ủy viên: Nguyễn Như Khôi – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi
Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Tuấn Vinh – Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ
quan tỉnh; lãnh đạo các Sở, ngành, huyện Nam Đàn; đại diện dòng họ Nguyễn Sinh,
dòng họ Hoàng Xuân cùng đông đảo bà con nhân dân xã Kim Liên.
Tại điểm
cầu Trường THPT chuyên Quốc học Huế có các đồng chí: Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư
Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ
Tỉnh ủy, lãnh đạo các Sở, ngành và người dân thành phố Huế.
Các đại biểu tham dự Chương trình
Trong
79 mùa xuân, Bác Hồ có 10 năm sống ở quê hương Nghệ An (từ năm 1895-1901) và 10 năm sống trên
đất cố đô Huế (từ năm 1906-1909). Nếu Nam Đàn là quê hương
chôn nhau cắt rốn, nơi Người được truyền thừa truyền thống hiếu học, đạo nghĩa
nhân văn và khát vọng vươn lên, thì cố đô Huế, mảnh đất lưu dấu bao hoài niệm
của tuổi ấu thơ gian truân, khó nhọc cũng là nơi Người được tiếp cận với ánh
sáng của tri thức phương Tây, được gặp gỡ nhiều thầy giáo và các bậc trí giả
lớn của thời đại. Chương trình Làng Sen nuôi chí lớn là mạch câu chuyện về
thủa ấu thơ và thời niên thiếu được kể bằng âm nhạc và dữ liệu lịch sử để hiểu
rõ hơn những ảnh hưởng, tác động có ý nghĩa quyết định đến hoài bão chí
hướng cách mạng của Người.
Làng Sen nuôi chí lớn” được kể bằng âm nhạc và dữ liệu lịch sử
Chương trình được chia làm 3 phần: Phần 1 – Nếp nhà nói về truyền thống
quê hương và giới thiệu về gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phần 2 – Nỗi đau nước
mất nhà tan – giới
thiệu thời gian Người ở Huế, nỗi đau mất mẹ hòa chung nỗi đau mất nước đã nhân
lên, thôi thúc trong cậu bé Nguyễn Sinh Cung một ý chí, một nghị lực hơn người.
Phần 3 – Khởi nguồn nuôi chí lớn - Những
năm 1901 đến 1906 là khoảng thời gian quan trọng, khơi dậy tinh thần yêu
nước trong người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
TS Chu Đức Tính –
Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh
nhận định chính mạch nguồn truyền thống quê hương có ý nghĩa và tác động rất
lớn đến việc hình thành nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hoạt cảnh dân ca ví giặm do NSND Hồng Lựu, Công Minh
và các nghệ sỹ biểu diễn tái hiện về những năm tháng đầy mất mát trong thời
niên thiếu của Người
Ngoài
các ca khúc nổi tiếng thì chương trình còn là mạch câu chuyện cảm xúc, có chiều
sâu về hành trình ấu thơ
và thời niên thiếu của
Người, giúp người xem hiểu hơn những năm tháng đó đã tác động sâu sắc đến nhân
cách, chí hướng và hoài bão to lớn trong chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành –
Nguyễn Ái Quốc. TS Chu Đức Tính – Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh
đã chia sẻ và nhận định chính mạch
nguồn truyền thống quê hương có ý nghĩa và tác động rất lớn đến việc hình thành
nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. PGS.TS.
Nguyễn Thế Phúc - Trưởng Khoa Lý luận
chính trị, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế cho biết thêm về hoàn cảnh gia
đình Bác trong những năm 1900 – 1901 và bối cảnh xã hội lúc đó; nỗi đau mà cậu
bé Nguyễn Sinh Cung lúc 11 tuổi phải trải qua để từ đó hun đúc, và nuôi dưỡng
chí lớn của Người.
Chương trình “Làng Sen
nuôi chí lớn” là lời tri ân sâu sắc từ trái tim của những thế hệ người Việt
dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân
kỷ niệm 134 năm sinh nhật của Người (19/5/1890-19/5/2024).
Phan Quỳnh