Chiều 27/3, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy và tổng kết công tác Lâm nghiệp năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Các đồng chí: Nguyễn Văn Đệ - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phùng Thành
Vinh – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT cùng chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị có lãnh đạo các Sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị
xã; lãnh đạo các Ban quản lý rừng, các công ty Lâm nghiệp.
Đ/c Phùng Thành Vinh – Giám đốc Sở
NN&PTNT khai mạc hội nghị
Toàn tỉnh trồng được 22.768 ha rừng tập trung
Trong năm 2023, lĩnh vực lâm nghiệp gặp rất nhiều khó
khăn nhưng đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Các ngành, địa phương,
Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các cấp theo
chức năng đã tham mưu cho Tỉnh ủy,
HĐND tỉnh, UBND tỉnh, cấp ủy chính quyền địa phương ban hành các văn bản
hướng dẫn, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các chính
sách, chỉ tiêu, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, phóng cháy, chữa cháy rừng
(PCCCR) đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Công tác tuyên truyền quán triệt các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ,
phát triển rừng, trong đó việc phát
triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp Chứng
chỉ quản lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản tiếp tục
được các cấp, các ngành quan tâm và triển khai đồng bộ; nhận
thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngày càng được nâng lên.
Diện tích rừng trồng tập trung vượt kết hoạch đề ra
Việc giám sát trồng rừng thay thế khi triển khai các dự án trên địa bàn
tỉnh được thực hiện nghiêm
Toàn tỉnh trồng được 22.768 ha rừng tập trung đạt 123% kế
hoạch; bảo vệ tốt 962.230,49 ha rừng hiện có; khai thác 1.705.803m3 gỗ rừng trồng tập trung đạt 113% kế
hoạch đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ lâm nghiệp được giao trong năm 2023.
Tổng nguồn thu dịch vụ
môi trường rừng trên địa bàn toàn tỉnh 166,298 tỷ đồng đạt 120,6% kế hoạch. Thực hiện
giao rừng gắn với giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
với diện tích 25.701,04 ha đạt 100% kế hoạch. Tình hình an ninh rừng được giữ
ổn định, không có điểm nóng, vụ việc nổi cộm xẩy ra.
Gần 25.000 ha rừng được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững
Sau 02 năm triển
khai thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU
ngày 05/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển vùng
nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp Chứng chỉ quản lý
rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản giai đoạn 2021 – 2025, bước đầu đạt
được những kết quả quan trọng đáng khích lệ. Vai trò trách
nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp, các
chủ rừng, kiểm lâm, công an, quân sự, biên phòng tiếp tục được phát huy. Công tác phối kết hợp bảo vệ rừng giữa các lực lượng
Kiểm lâm, Công an, Quân sự, Biên phòng, chủ rừng, chính quyền địa phương đã có
nhiều chuyển biến tích cực, tạo nên sức mạnh tổng hợp ngăn chặn được các hành
vi, vi phạm các quy định quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Cán bộ phòng Nông nghiệp
huyện Thanh Chương hướng dẫn bà con xã Ngọc Lâm ươm giống cây keo
Toàn
tỉnh đã trồng 62.725 ha rừng tập trung đạt 114% kế hoạch; khai thác gỗ rừng trồng
4.912.118 m3 đạt 106% kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm
nghiệp giai đoạn 2021-2023 đạt bình quân 7,86%. Diện tích rừng trồng gỗ lớn đến nay ước đạt hơn 32.000 ha, chiếm 20% rừng
trồng của cả tỉnh; 24.826,39 ha rừng được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt, đạt
50% mục tiêu của Chị thị.
Cán bộ Ban quản
lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt kiểm tra rừng trồng gỗ lớn tại xã Hạnh Dịch,
huyện Quế Phong
Công
tác Bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
lâm nghiệp đã có bước phát triển; các dự án đầu tư về lâm nghiệp trên địa bàn
tỉnh của các tổ chức quốc tế được triển khai và thực hiện có hiệu quả.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực
tế hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh giống
cây trồng lâm nghiệp vẫn còn hạn chế; công nghệ gieo ươm cây con vẫn chủ yếu là
thủ công; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất giống chậm được đầu tư nâng cấp.
Công
tác tổ chức trồng rừng thay thế; thực hiện Thoả thuận chi trả giảm phát
thải khí nhà kính (ERPA); thực hiện một số nội dung trong Khu
lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày
31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ còn chậm. Vẫn còn tình trạng
cháy rừng, khai thác rừng trái phép, phát đốt rừng tự nhiên nghèo kiệt để lấy
đất sản xuất; công tác huy động lực lượng, phương tiện, chỉ huy chữa
cháy khi có cháy rừng xảy ra còn lúng túng, chưa đồng bộ...
Thực hiện nghiêm các quy
định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng
Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ phát biểu
Phát
biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ đề nghị ngành
NN&PTNT, các địa phương, đơn vị liên quan phát huy
những kết quả đạt được trong năm 2023, tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác
tuyên truyền, giáo dục tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về công tác bảo vệ và phát triển rừng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý
thức, trách nhiệm của chủ rừng, người dân và cả hệ thống chính trị.
Cùng với
đó, tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định của
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp; Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ
bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021- 2030 theo Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày
10/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh
thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết đinh số 208/QĐ-TTg
ngày 29/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 377/KH-UBND ngày 12/7/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án
trồng 1 tỷ cây xanh; Đề
án “Nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp giai đoạn 2023-2030”
theo Quyết định số 320/QĐ-UBND ngày 20/02/2024 của UBND tỉnh.
Chỉ đạo thực
hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu về lâm nghiệp được UBND tỉnh giao tại Quyết
định số 4473/QĐ-UBND ngày 29/12/2023. Triển khai thực hiện tốt các chương
trình, dự án đầu tư về lâm nghiệp, đặc biệt là các dự án ODA đang
triển khai trên địa bàn tỉnh.
Tiếp
tục triển khai các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh công tác phát triển
vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp Chứng chỉ quản
lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản. Chỉ đạo
thực hiện hoàn thành kế hoạch giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh.
Mặt
khác, tăng cường thu
hút, đầu tư chế biến; tập trung xây dựng và phát
triển Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ. Tăng
cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phương án bảo vệ rừng tại các
địa phương và chủ rừng, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo
vệ rừng, xử lý nghiêm đối tượng vi phạm và các trường hợp thiếu tinh thần trách
nhiệm, buông lỏng quản lý để rừng bị khai thác, chặt phá, cháy rừng trên địa
bàn.
Phan Quỳnh