image banner

image advertisement image advertisement

Thảo luận tại Hội trường: Những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội địa bàn miền núi được quan tâm

Cùng với việc trả lời các ý kiến trực tiếp nêu tại phiên thảo luận tại hội trường chiều nay (05/12), lãnh đạo các Sở, ngành cũng đã có trao đổi, làm rõ những vấn đề mà đại biểu HĐND tỉnh, cử tri và nhân dân quan tâm gửi đến kỳ họp. Một trong những nội dung được đại biểu trao đổi, làm rõ là các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi.

Anh-tin-bai

Các đồng chí: Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Nam Đình – Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Như Khôi – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng điều hành Kỳ họp

Giải pháp để cung cấp đủ nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn các huyện miền núi cao

Anh-tin-bai

Giám đốc Sở TN&MT Hoàng Quốc Việt trả lời

Trước phản ánh của đại biểu, cử tri và nhân dân cho rằng các huyện miền núi vùng cao thiếu đất, đá, cát, sỏi để thi công các công trình, dự án trên địa bàn, Giám đốc Sở TN&MT Hoàng Quốc Việt cho hay đây là thực trạng tồn tại lâu nay. Ông Việt cho biết Luật Khoáng sản năm 2010 quy định các mỏ vật liệu xây dựng phải đưa vào đấu giá. Từ những năm 2019-2020, Sở TN&MT đã phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh quy hoạch các mỏ đất, đá, cát ở địa bàn các huyện miền núi, sau đó tổ chức nhiều phiên đấu giá. Tuy nhiên, không có nhiều doanh nghiệp tham gia đấu giá các mỏ đất, đá ở khu vực miền núi, bởi hoạt động kinh doanh mua bán vật liệu xây dựng ở khu vực này không nhiều như ở các huyện Đô Lương, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Diễn Châu, thị xã Hoàng Mai...

Trong thời gian qua, Sở TN&MT đã có hướng dẫn cho các huyện, các chủ đầu tư thực hiện khai thác trong phạm vi công trình, dự án phục vụ san lấp công trình. Đối với vật liệu cát, theo Giám đốc Sở TN&MT, hệ thống sông phía trên khu vực miền núi có độ dốc, việc tích tụ cát rất khó khăn, một số điểm được lựa chọn đưa vào đấu giá khai thác nhưng khi bắt đầu vào khai thác thì lượng cát lại chảy đi nơi khác. Hiện ở các địa bàn này, cát có thể tích tụ một điểm ở trong lòng hồ thủy điện nhưng lại vướng vào quy định của pháp luật, Sở TN&MT đang tham mưu báo cáo Chính phủ để sửa Nghị định 32 để có thể khai thác cát ở khu vực này. Quy hoạch tỉnh đã có, quy hoạch các mỏ ở các địa phương cũng đã có. Tới đây, khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản 2010 thì thủ tục đấu giá, cấp phép khai thác mỏ vật liệu xây dựng thông thường sẽ thuận lợi hơn. Sở TN&MT đề nghị các địa phương phối hợp với Sở TN&MT và các ngành liên quan tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp tham gia đấu giá để có nguồn vật liệu xây dựng các công trình, dự án trên địa bàn huyện miền núi.

Trước ý kiến của Sở TN&MT, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu đánh giá cao việc đề xuất cho phép chủ đầu tư khai thác vật liệu trong phạm vi công trình, dự án, tuy nhiên không phải khi nào, hoặc dự án, công trình nào cũng đủ khối lượng vật liệu đất, đá để thực hiện việc san lấp, nên cần phải có giải pháp khả thi hơn nữa. Do đó, Sở TN&MT phối hợp với các địa phương liên quan tìm giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này. Thực tế việc đấu thầu các mỏ đất trên địa bàn miền núi hầu như doanh nghiệp không tham gia bởi liên quan đến việc phải bồi thường giá trị đất hoặc tài sản trên đất ở khu vực được cho phép đấu giá rất lớn. Theo gợi ý của Chủ tịch HĐND tỉnh, nếu dành quỹ đất công phù hợp để quy hoạch đấu giá, khi đó không phải mất tiền để mua đất, đền bù tài sản trên đất thì doanh nghiệp mới vào đấu thầu. Các địa phương và Sở TN&MT phải nghiên cứu việc quy hoạch mỏ đất trên địa bàn, chứ không thể đưa đất ở miền xuôi lên miền núi để thực hiện các công trình, dự án.

Quản lý học sinh miền núi ở trọ

Anh-tin-bai

Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Văn Thành phát biểu

Trả lời ý kiến của các đại biểu về việc giải quyết khó khăn cho tình trạng học sinh phải thuê trọ mất an toàn, nảy sinh nhiều hệ lụy, Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Văn Thành cho biết: Ngành GD&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch quản lý học sinh nội, ngoại trú trên địa bàn tỉnh. Với những địa bàn có học sinh ở trọ, chủ trọ phải báo với xóm trưởng, khối trưởng, đăng ký tạm trú và phải quản lý giờ giấc, nề nếp sinh hoạt của các em học sinh ở trọ và có nhận xét từng học kỳ, cả năm học.

Ở các huyện miền núi, chỉ có Trường Phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở do huyện quản lý, mong muốn các địa phương dành nguồn lực đầu tư công để đầu tư mô hình này. Trường nội trú do Sở GD&ĐT quản lý có 02 trường, 01 trường ở huyện Quế Phong và 01 trường ở huyện Kỳ Sơn. Ở huyện Kỳ Sơn, Trường THPT Kỳ Sơn được doanh nghiệp đầu tư, là một trong những trường nội trú hiện đại nhất miền Trung. Còn ở huyện Quế Phong, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở KH&ĐT tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách, giao UBND huyện Quế Phong xây dựng khu ký túc xá và nhà ăn cho trường.

Anh-tin-bai

Giám đốc Sở NN&PTNT Phùng Thành Vinh phát biểu

Trong phiên thảo luận tại hội trường chiều nay, lãnh đạo Sở NN&PTNT cũng đã trao đổi làm rõ việc phòng chống thiên tai nói chung nhất ở khu vực miền núi – nơi có nguy cơ sạt lở cao; việc lựa chọn cây trồng phù hợp cho địa bàn các huyện miền núi. Lãnh đạo Sở Nội vụ cũng đã trao đổi làm rõ vấn đề xâm canh, xâm cư trên địa bàn các huyện Tương Dương và Quế Phong....

NPV

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image