Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi
Ngày 21/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Lê
Hồng Vinh ký ban hành Công điện số 23/CĐ-UBND yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị
liên quan, các địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải
pháp phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi.
Lãnh đạo cấp xã chịu trách nhiệm nếu
chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo để dịch bệnh DTLCP phát sinh trên diện
rộng
Theo đó, Chủ
tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các xã, phường khẩn trương thành lập/kiện toàn Ban
Chỉ đạo phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), trong đó, Chủ tịch UBND cấp
xã là Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND cấp xã là Phó trưởng ban, thành viên gồm
Trưởng công an cấp xã, Chỉ huy trưởng Quân sự, Phòng Kinh tế, Phòng Văn hóa –
Xã hội, nhân viên thú ý xã, trưởng các khối, xóm, thôn, bản và các tổ chức
chính trị, xã hội của địa phương.
Cùng với đó,
thành lập các tổ phản ứng nhanh: Tổ tiêu hủy lợn bệnh; tổ phun tiêu độc, khử
trung; tổ tuyên truyền và điều tra đàn lợn; tổ cơ động; tổ hậu cần... giao lãnh
đạo xã, lãnh đạo các phòng chuyên môn làm tổ trưởng. Tổ chức hội nghị triển
khai công tác phòng chống bệnh DTLCP trên địa bàn, gắn trách nhiệm cụ thể cho
từng thành viên của tổ.
Thành lập
các đoàn liên ngành, tổ kiểm soát lưu động với lực lượng nòng cốt là công an để
tăng cường tuần tra, kiểm soát hoạt động giết mổ, buôn bán, vận chuyển, bán
chạy, vứt xác lợn ra môi trường. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy
định.
Kiện toàn,
củng cố lực lượng nhân viên thú y bán chuyên trách cấp xã; bố trí tối thiểu 01
công chức có chuyên môn về chăn nuôi và thú y tại Phòng Kinh tế để thực thi các
nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật để tham mưu, chỉ đạo, báo cáo, giám
sát, cập nhật tình hình dịch bệnh, tiêm phòng vắc xin, tiêu độc khử trùng, lấy
mẫu xét nghiệm dịch bệnh...
Đồng thời, thành
lập tổ giám sát cộng đồng do Bí thư, trưởng khối/xóm/thôn/bản làm tổ trưởng,
chịu trách nhiệm giám sát, phát hiện sớm, báo cáo kịp thời các ổ bệnh DTLCP,
và các dịch bệnh khác khi mới phát sinh; các trường hợp buôn bán, vận chuyển,
giết mổ, vứt xác lợn bệnh ra môi trường.
Các địa
phương tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến toàn thể người dân
về sự nguy hiểm của bệnh DTLCP, các biện pháp phòng chống, khống chế không để
dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Thông tin đầy đủ, kịp thời về lợi ích của việc
tiêm phòng, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các trường hợp có vật
nuôi mắc bệnh, chết do dịch bệnh để người dân khai báo kịp thời, không bán chạy
lợn bị bệnh, nghi bị bệnh.
Tăng cường
quản lý, kiểm tra chặt chẽ hoạt động giết mổ; bố trí, chỉ đạo nhân viên thú y
thực hiện nghiêm quy trình kiểm soát giết mổ; kịp thời chấn chỉnh và xử lý
nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Tổ chức rà soát các cơ sở giết mổ động
vật, dấu kiểm soát giết mổ trên địa bàn, báo cáo Chi cục Chăn nuôi và Thú y
tỉnh để thẩm định và cấp dấu KSGM mới theo quy định.
Thực hiện
chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn, sản phẩm của lợn buộc phải tiêu
hủy theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An.
Bí thư Đảng
ủy, Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, trước pháp
luật nếu chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo để dịch
bệnh DTLCP phát sinh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn trên địa bàn quản lý.
Thành lập các đoàn công tác trực tiếp
xuống cơ sở chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn công tác phòng, chống bệnh
DTLCP
Chủ tịch
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Môi
trường thành lập các đoàn công tác trực tiếp xuống cơ sở chỉ
đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn công tác phòng, chống bệnh DTLCP, kiểm soát
giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
Sở chỉ đạo
Trung tâm Khuyến nông: Giao Trưởng Trạm Dịch vụ nông nghiệp cử viên chức chuyên
môn Chăn nuôi và thú y hỗ trợ, hướng dẫn các xã, phường triển khai công tác
phòng, chống dịch bệnh DTLCP và các dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi.
Sở chỉ đạo
Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Phối hợp, hướng dẫn UBND cấp xã giám sát, phát
hiện sớm, xử lý bệnh DTLCP và các dịch bênh khác trên đàn vật nuôi kịp thời,
hạn chế dịch lây lan ra diện rộng; chuẩn bị đầy đủ vắc xin, hóa chất, vật
tư,... để chủ động và thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh động
vật. Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận
chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; phối hợp với lực lượng công an, quản lý thị
trường, các địa phương xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản
phẩm động vật trái phép, động vật mắc bệnh, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch
động vật, sản phẩm động vật...
Sở Tài chính kịp
thời tham mưu bố trí nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh động
vật; kinh phí hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi có giá súc, gia cầm bị tiêu
hủy do dịch bệnh theo quy định.
Xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển động vật,
sản phẩm động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng công an phường, xã;
các đơn vị công an tỉnh tăng cường phối hợp chính quyền địa phương cấp xã, các
lực lượng chức năng: Thú y, Công thương... chủ động kiểm tra, xử lý nghiêm các
trường hợp buôn lậu, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không có Giấy chứng
nhận kiểm dịch, trốn tránh kiểm dịch, vận chuyển động vật bệnh, giết mổ trái
phép, vứt xác động vật; trực tiếp tham gia với chính quyền địa phương trong
công tác phòng, chống dịch bệnh, xử lý vi phạm.
Các Sở, ngành cấp tỉnh có liên quan
căn cứ chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền sâu rộng về tình
hình dịch bệnh nguy hiểm trên động vật, các yếu tố nguy cơ, các biện pháp
phòng, chống để người dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng
dẫn của ngành thú y; tăng cường công tác quản lý thị trường, chủ động phát
hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động
vật không rõ nguồn gốc.
PQ (tổng hợp)