image banner
Sơ kết công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo 6 tháng đầu năm 2023

Sáng 14/7, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Các đồng chí: Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Viết Hưng – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ; Nguyễn Văn Long - Quyền Trưởng Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ đồng chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã.

Anh-tin-bai

Quang cảnh hội nghị

Anh-tin-bai

Đ/c Nguyễn Văn Long - Quyền Trưởng Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ báo cáo công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo 6 tháng đầu năm 2023

Sáu tháng đầu năm 2023, tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định về mọi mặt. Các cấp, các ngành đã tích cực, chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tín ngưỡng, tôn giáo; giải quyết kịp thời các nhu cầu, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và xử lý có hiệu quả các vụ việc phức tạp trong công tác tôn giáo. Các nhu cầu chưa đủ cơ sở pháp lý và thực tế đã được giải thích, hướng dẫn trả lời đúng theo quy định của pháp luật; cùng với việc nâng cao đời sống của đồng bào có đạo đã góp phần củng cố lòng tin của chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.

Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở được thực hiện sâu, rộng, bằng nhiều hình thức, phương pháp đa dạng đã mang lại hiệu quả tích cực. Nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên được nâng lên rõ rệt; hiểu đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thuận ủng hộ chính quyền giải quyết vấn đề liên quan đến tôn giáo đúng chính sách, quy định pháp luật.

Công tác đấu tranh với các cá nhân, tổ chức phản động, lợi dụng tôn giáo chống phá Nhà nước được thực hiện thường xuyên, kiên quyết. An ninh trật tự trên địa bàn cơ bản được đảm bảo, không có vụ việc phức tạp có thể gây nên "điểm nóng" tôn giáo…

Các tôn giáo tăng cường tham gia các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo và các cuộc vận động, tích cực tham gia lao động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào thi đua yêu nước như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời  sống văn hóa ở khu dân cư”, “Chung tay vì người nghèo - Không ai bị bỏ lại phía sau”, “Tôi yêu Tổ quốc tôi”,… Các mô mình như “Gắn kết yêu thương giữa lương và giáo”, “Giáo xứ, giáo họ bình yên, không người vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội, đoàn kết chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Dân vận khéo”,… tiếp tục được nhân rộng. Nhiều mô hình hoạt động có hiệu quả và có sức lan tỏa lớn, góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết, phát triển kinh tế và tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.

Anh-tin-bai

Đại diện Công an tỉnh tham luận về công tác nắm tình hình và tham mưu xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật gây phức tạp về an ninh, trật tự liên quan đến tôn giáo

Anh-tin-bai

Đ/c Bùi Công Vinh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tham luận về công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là di tích đã được xếp hạng

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đưa ra những giải pháp để thực hiện tốt hơn nữa công tác tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn trong những tháng cuối năm 2023. Đó là công tác nắm tình hình và tham mưu xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật gây phức tạp về an ninh, trật tự liên quan đến tôn giáo; thực trạng tình hình và công tác quản lý hoạt động truyền đạo trái pháp luật vùng miền núi, biên giới; những khó khăn, vướng mắc trong giải quyết nhu cầu đất đai tôn giáo liên quan đến quy hoạch đất đai giai đoạn 2021 – 2030; công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là di tích đã được xếp hạng; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, giáo dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn; công tác nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hoạt động vi phạm pháp luật của Pháp luân công;…

Anh-tin-bai

Đ/c Lê Hồng Vinh – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh đánh giá cao công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn của các cấp, các ngành, địa phương trong 06 tháng đầu năm 2023.

Thời gian tới, dự báo hoạt động của các tôn giáo chủ yếu theo xu hướng thuần túy, chấp hành pháp luật, hợp tác với chính quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương triển khai đồng bộ, đa dạng các biện pháp, hình thức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Làm tốt công tác vận động, tranh thủ, quan tâm, gần gũi các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo để giải quyết các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng. Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, cập nhật thông kinh nghiệm công tác tín ngưỡng, tôn giáo cho đội ngũ cán bộ làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo các cấp, cốt cán cơ sở vùng giáo.

Đồng thời quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của các tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật. Đối với từng vụ việc cụ thể có vướng mắc, cần nghiên cứu để chỉ đạo tháo gỡ, áp dụng đúng quy định pháp luật để giải quyết thấu đáo, hợp lý, hợp tình nhu cầu chính đáng của các giáo hội tôn giáo. Tiếp tục quan tâm công tác quy hoạch đất đai, kế hoạch sử dụng đất đối với các tổ chức tôn giáo; triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội đối với vùng giáo còn khó khăn.

Các cấp, các ngành, địa phương chỉ đạo, làm tốt công tác nắm tình hình từ sớm, thực hiện kịp thời chế độ báo cáo, qua đó chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả. Tiếp tục quan tâm bố trí đủ cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo đồng thời có kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết pháp luật về lĩnh vực tôn giáo và các lĩnh vực liên quan để đối thoại, trả lời thỏa đáng các đề nghị của chức sắc, chức việc và tín đồ, nhất là giải quyết các vụ việc tụ tập đông người khiếu kiện, xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường, đất đai, xây dựng, giải phóng mặt bằng...

Đối với các huyện miền núi (nhất là huyện miền núi cao) cần chú trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tôn giáo trái phép, nhất là hoạt động truyền đạo, mua bán đất đai, tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái quy định pháp luật.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 4 tổ chức tôn giáo đang hoạt động gồm: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Pháp luân công. Trong đó, Công giáo có khoảng hơn 293.000 tín đồ; 205 chức sắc gồm 3 Giám mục và 202 linh mục; có Tòa giám mục Giáo phận Vinh, 345 nhà thờ xứ, họ đạo. Phật giáo có hơn 150.000 tín đồ phật tử, 71 chùa, 01 niệm Phật đường; 120 tăng, ni; 43 chùa có sư trụ trì. Tin lành có khoảng 428 tín đồ, người theo 9 hệ phái khác nhau. Pháp luân công có 659 người tham gia, sinh hoạt tại 32 điểm nhóm, có mặt ở 18/21 huyện, thành, thị. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới, "tà đạo", "đạo lạ".

H.B 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image