Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ kiểm tra tình hình sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Tân kỳ và Diễn Châu
Chiều nay (26/4), đồng chí Nguyễn Văn Đệ – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình sản xuất trồng trọt tại các huyện Tân Kỳ, Diễn
Châu. Cùng đi có đồng chí Võ Thị Nhung – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường;
lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; lãnh đạo các địa phương.
Tại huyện Tân Kỳ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ cùng
đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình sâu đo gây hại
trên cây keo tại xã Nghĩa Hành.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ
cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình sâu đo gây hại trên cây keo tại xã Nghĩa
Hành, huyện Tân Kỳ
Sâu đo gây hại trên cây keo tại xã Nghĩa
Hành
Trung
tuần tháng 4/2024, tại Nghĩa Hành đã xuất hiện sâu ăn lá cây keo với hơn 31 ha
keo bị gây hại. Năm nay, sâu đo hại keo có xu hướng phát triển lan rộng sang diện
tích khác liền kề. Ngoài 250 ha keo tại địa bàn cũ là xóm Nguyễn Trãi (trong đó
có 60 ha có mật độ sâu gây hại cao), đã xuất hiện thêm sâu trên diện tích khoảng
50 ha rừng liền kề (11 ha có mật độ cao) tại xóm Đội Cung.
Diện tích cây keo bị sâu đo tàn phá
Huyện
Tân Kỳ đã tổ chức phun phòng trừ 60 ha ở xóm Nguyễn Trãi, kết quả sau phun thuốc
phòng trừ hiệu quả, diệt sâu chết trên 90%. Riêng diện tích tại xóm Đội Cung
không tổ chức phun trừ diệt sâu gây hại, đến nay sâu đã ở tuổi 5, vào nhộng. Dự
báo trong thời gian tới, lứa sâu tiếp theo sẽ nở, tiếp tục gây hại trên diện
tích này và có xu hướng lan rộng sang diện tích liền kề khác.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ
cùng đoàn công tác kiểm tra lúa vụ Xuân ở huyện Diễn Châu
Hiện nay các trà lúa Xuân ở xã Minh
Châu, huyện Diễn Châu đã vào thời kỳ chắc hạt
Tiếp
đó, Đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Diễn
Châu. Hiện hơn 8.500 ha lúa Xuân của Diễn Châu đang sinh trưởng phát triển thuận
lợi, trà lúa sớm đang bắt đầu trỗ ráo, trà sau đang ở giai đoạn cúi trỗ. Thời
gian qua, một số đối tượng sâu bệnh hại khô vằn, lem lép hạt, bạc lá xuất hiện
nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, một diện tích lúa khá lớn ở hầu hết các giống
đã bị trắng đầu bông do thời kỳ làm đòng gặp
trung chăm sóc, cung cấp đủ nước cho
lúa trổ bông, phơi mao chín; đồng thời phun phòng trừ trên diện tích nhiễm bệnh
khô vằn và bệnh lem lép hạt do hiện nay lúa trổ gặp thời tiết âm u, nắng không
đều.
Sau
khi kiểm tra tại các huyện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ chỉ đạo ngành
Nông nghiệp và Môi trường phân công cán bộ phối hợp chặt chẽ với các địa phương
bám đồng ruộng, thường xuyên điều tra, phát hiện và hướng dẫn nông dân chăm sóc,
phòng trừ sâu bệnh hại trên các loại cây trồng kịp thời, hiệu quả. Đặc biệt chú
ý các dịch hại chính trên lúa cũng như các loại cây trồng khác, tuy nhiên cần
lưu ý chỉ phòng trừ khi cần thiết, không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt,
trên cây keo, phải chủ động theo dõi, phát hiện, khoanh vùng và chỉ đạo phòng
trừ theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. Các
xã, chủ rừng có diện tích trồng keo chủ động phối hợp với cơ quan chuyên
môn cấp tỉnh, huyện để kiểm tra, phát hiện và bao vây phòng trừ kịp thời trên những diện tích có mật độ sâu cao, có khả năng gây trụi lá. Lưu ý, do cây rừng có
tán cao nên để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng thuốc, các địa phương, chủ rừng cần phối hợp để sử dụng máy phun bột hoặc drone để phun rải đều lên toàn bộ tán lá.