image banner

image advertisement image advertisement

Làm rõ các nội dung cử tri quan tâm tại phiên thảo luận tại hội trường

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh khóa XVIII, chiều nay (5/12), HĐND tỉnh tiến hành phiên thảo luận tại hội trường. Các đồng chí: Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Như Khôi – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.

Anh-tin-bai

Quang cảnh phiên thảo luận tại hội trường

Tại phiên thảo luận tại hội trường vào chiều nay, các đại biểu tiếp tục tập trung cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, nhiệm vụ và giải pháp năm 2025; cho ý kiến vào các dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp.

Nhiều vấn đề cử tri quan tâm đã được lãnh đạo các sở, ngành làm rõ

Anh-tin-bai

Bày tỏ lo lắng về tình trạng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, đại biểu Nguyễn Công Văn – huyện Nghi Lộc đề nghị cần tăng cường tính dự báo, phòng ngừa

Anh-tin-bai

Giám đốc Sở GTVT Hoàng Phú Hiền trả lời làm rõ về nội dung liên quan đến tình trạng cột điện nằm trên đường giao thông

Anh-tin-bai

Giám đốc Sở Tài chính Trịnh Thanh Hải giải trình làm rõ nội dung quản lý tình trạng tài sản công sau sáp nhập của các đơn vị hành chính xã, thôn, xóm

Các đại biểu và cử tri quan tâm liên quan đến vấn đề hiện còn nhiều bãi rác gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa được giải quyết, gây bức xúc trong nhân dân; việc thiếu nguyên vật liệu xây dựng tại các huyện miền núi; tình trạng trời mưa lụt dẫn đến sạt lở đất, lũ ống, lũ quét gây ra thiệt hại nghiêm trọng, “mất bò mới lo làm chuồng”, chỉ giải quyết sau khi xảy ra vụ việc chứ chưa có các biện pháp phòng, tránh; việc thu hồi và giao đất nông lâm trường còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khi có tài sản trên đất chưa được xử lý.

Anh-tin-bai

Giám đốc Sở TN&MT Hoàng Quốc Việt cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện quy hoạch các mỏ vật liệu xây dựng, đặc biệt là ở các khu vực miền núi

Lãnh đạo các Sở, ngành đã làm rõ một số nội dung đại biểu quan tâm liên quan đến việc chậm cấp xi măng cho các địa phương đăng ký về đích nông thôn mới ngoài các địa phương đăng ký theo kế hoạch hàng năm; tình trạng chậm trễ trong công tác chi trả, đền bù, giải phóng mặt bằng, khiến tiến độ các dự án bị trì hoãn. Tiêu chí giao biên chế công chức; tình trạng xâm canh, xâm cư đất sản xuất tại hai huyện Quế Phong và Tương Dương; chất lượng đào tạo nghề và đào tạo nghề chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu thị trường, thiếu giáo viên, cơ sở vật chất, nhất là các huyện ở vùng nông thôn, miền núi…

Anh-tin-bai

Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang phát biểu

Trả lời các nội dung đại biểu quan tâm, Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang cho biết, hiện có hơn 16.000 doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu là vừa và nhỏ. Trong năm vừa qua, tình hình giải thể doanh nghiệp có tăng với hơn 32% so với cùng kỳ, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động tăng hơn 86%, doanh nghiệp hoạt động trở lại giảm 19,4% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng 38,9%.

Theo Giám đốc Sở KH&ĐT, nguyên nhân chủ yếu số doanh nghiệp rút khỏi thị trường ở mức cao do tổng nhu cầu tiêu dùng trong nước và thế giới phục hồi chậm, khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, khả năng phục hồi tài chính hạn hẹp. Qua khảo sát, đa số doanh nghiệp dừng hoạt động cơ bản là các doanh nghiệp nhỏ lẻ, hiệu quả hoạt động thấp trong nhiều năm và đang trong quá trình cơ cấu lại.

Thời gian qua, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo Sở tập trung quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp với quan điểm doanh nghiệp phát triển thì tỉnh phát triển. Các Sở, ngành tập trung quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trong bối cảnh nhiều quy định chồng chéo nhưng vẫn quyết tâm tháo gỡ bằng mọi giá trong khả năng có thể nhất. Doanh nghiệp cũng thấy được rằng tỉnh đã đồng hành cùng với các doanh nghiệp xử lý các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp.

Thời gian tới, Sở KH&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành và địa phương tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp. Các Sở, ngành cần tập trung tháo gỡ, kịp thời giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc; tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính Tiếp tục thực hiện hiệu quả phát triển doanh nghiệp theo quy định của Trung ương và của tỉnh, nhất là giảm phí, thuế, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nhiều nguồn vốn.

Theo Giám đốc Sở KH&ĐT, bên cạnh việc hỗ trợ của nhà nước, thì các doanh nghiệp cần phải thay đổi phù hợp với tình hình thực tiễn, thích ứng trong điều kiện hội nhập. Mặc dù tỉnh đã thu hút được nhiều dự án vốn FPI nhưng thời gian qua khả năng liên kết giữa doanh nghiệp của Nghệ An và các doanh nghiệp FDI trong toàn quốc chưa thực hiện được. Về phía cơ quan nhà nước sẽ tiếp tục giải quyết nội dung này.

Về giải ngân vốn đầu tư công, ngay từ đầu năm, tỉnh rất quyết tâm, quyết liệt chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tổng thể chung về giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh nằm trong top khá, có nhiều kết quả nổi bật; nhiều công trình trọng điểm đã được đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả, đảm bảo tiến độ kịp thời. Báo cáo giám sát của HĐND tỉnh đã đánh giá cao nội dung này, tuy nhiên một số tồn tại đã được nêu ra, hiện Sở KH&ĐT đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, chủ đầu tư để tháo gỡ, tạo mọi điều kiện quyết tâm thực hiện hoàn thành 95% vốn đầu tư công trong năm 2024 này. Hai nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa đạt yêu cầu. Việc kéo dài vốn từ năm 2021, 2022 sang năm 2023 khá lớn; các giải pháp của các chủ đầu tư thực hiện 2 chương trình MTQG đưa ra rất quyết liệt, tin tưởng đạt được kết quả như mong đợi.

Anh-tin-bai

Giám đốc Sở NN&PTNT Phùng Thành Vinh phát biểu

Về nội dung phục hồi “sức khoẻ” đất nông nghiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT Phùng Thành Vinh đã chỉ rõ một số nguyên nhân gây ra sự thái hoá đất, trong những năm qua, Chính phủ, Bộ NN&PTNT cũng như tỉnh Nghệ An rất quan tâm về nội dung này. Trong đó, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều Quyết định phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh… Tỉnh đã thực hiện các mô hình nông nghiệp cũng như ban hành các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm mang lại hiệu quả trong việc cải tạo đất. Sở NN&PTNT cũng đã tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng sử dụng đất nông nghiệp, xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với tiêu thụ sản xuất, tiếp tục tham mưu cơ chế chính sách thu hút các nhà đầu tư lĩnh vực nông nghiệp. Qua thực tiễn cho thấy, cần giảm vụ sản xuất để có thời gian cho đất phục hồi, tăng chất lượng cây trồng.

Liên quan đến tiến độ cấp xi măng đối với các xã đăng ký nông thôn mới (NTM) đăng ký thêm ngoài các xã đăng ký theo tiến độ hàng năm, theo Giám đốc Sở NN&PTNT, mỗi lần thực hiện đấu thầu xi măng ngoài việc thẩm định giá còn nhiều nội dung, cần khoảng 6-7 tháng để hoàn thành, tiến độ sẽ chậm. Các xã đăng ký về đích NTM thêm trong năm, hiện đang tổ chức đấu thầu, khả năng trong quý I sẽ hỗ trợ được xi măng. Đồng thời mong muốn các địa phương chia sẻ với tỉnh trong điều kiện khó khăn nhưng luôn tạo điều kiện cho các xã đăng ký thêm được cấp xi măng kịp thời.

Về sạt lở ven sông, ven biển, núi, trong thời gian qua, tỉnh rất quan tâm đến vấn đề này, Sở chủ động đánh giá trên địa bàn tỉnh hiện có 449 điểm có nguy cơ sạt lở. Vừa qua, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành đề cương đánh giá lại nguy cơ sạt lở này, trong đó đều có các đánh giá về chất lượng các công trình chống sạt lở, diễn biến sạt lở, kiểm soát phân tích, đánh giá các nguyên nhân, hệ thống kiểm soát sạt lở. Theo thứ tự ưu tiên cần khoảng 3.200 tỷ để thực hiện. Thực hiện Nghị quyết số 09/2024/NQ-HĐND ngày 7/6/2024 Quy định chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình bố trí ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2024 - 2030, Sở đã phối hợp đánh giá các hộ dân cư có nguy cơ ảnh hưởng bởi sạt lở, đã bố trí trong năm 2024 và năm 2025 với 43,2 tỷ đồng để thực hiện bố trí xen kẹt các khu dân cư ảnh hưởng tại khu vực sạt lở. Đề nghị các địa phương tổng hợp nhu cầu và xây dựng các dự án theo kế hoạch đầu tư công, sớm triển khai nhằm khắc phục sự các ảnh hưởng bởi sạt lở.

Đại biểu đã tích cực, chủ động tham gia, có những ý kiến sâu sát, phù hợp với thực tiễn

Anh-tin-bai

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu kết luận phiên thảo luận tại hội trường

Thay mặt chủ toạ kỳ họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu đánh giá: Các vị đại biểu đã tích cực, chủ động tham gia và có những ý kiến sâu sát, phù hợp với thực tiễn; phản ánh đúng ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của cử tri toàn tỉnh đến với kỳ họp.

Đa số các ý kiến phát biểu đều đồng tình các báo cáo, dự thảo Nghị quyết UBND tỉnh trình tại kỳ họp, thống nhất với đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 tích cực và toàn diện. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đồng tình, nhất trí với đánh giá về một số tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2024.

Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: Đại biểu thống nhất với mục tiêu và chỉ tiêu cơ bản và 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp UBND tỉnh đã đề ra. Qua thảo luận tại tổ và thảo luận tại hội trường, các đại biểu đề nghị sau khi HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, UBND tỉnh cần đề ra kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện theo lộ trình phù hợp, khoa học đầu tư nguồn lực phù hợp để thực hiện phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra. Đồng thời, thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cấp các ngành trong việc thực hiện các chỉ tiêu này.

Về hoạt động của UBND tỉnh, các ý kiến thảo luận ghi nhận và đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm cụ thể, kịp thời của UBND tỉnh. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước. Việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri cần phải tập trung hơn về chất lượng và hiệu quả.

Về hoạt động của HĐND tỉnh, các ý kiến thảo luận đều thống nhất đánh giá cao kết quả, sự đổi mới về nội dung, phương pháp hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh. Đề nghị HĐND tỉnh tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, quan tâm nâng cao chất lượng các kỳ họp, chất lượng ban hành các nghị quyết của HĐND tỉnh và tăng cường giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết đã ban hành, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trên các lĩnh vực; giám sát việc triển khai thực hiện giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Đối với các dự thảo nghị quyết, báo cáo trình kỳ họp, các đại biểu thống nhất với 41 dự thảo nghị quyết. Riêng qua thảo luận tại tổ có 06 ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết cụ thể: Dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; Dự thảo Nghị quyết về kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn Ngân sách trung ương thực hiện 03 Chương trình MTTQ năm 2025 trên địa bàn tỉnh; Dự thảo Nghị quyết giao biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh năm 2025; Dự thảo Nghị quyết quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở; Dự thảo Nghị quyết quy định về mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện chính sách đầu tư trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; Dự thảo Nghị quyết đặt tên đường, tên cầu và điều chỉnh tên, chiều dài các tuyến đường trên địa bàn thị xã Thái Hòa (đợt 2)…

Trong phiên họp ngày 5/12 có 10 lượt ý kiến của cử tri phản ánh, kiến nghị qua đường dây điện thoại trực tuyến với 15 vấn đề, thuộc 03 lĩnh vực, cụ thể: Lĩnh vực quản lý đất đai, môi trường, bồi thường, giải phóng mặt bằng có 03 ý kiến; lĩnh vực quản lý xây dựng, Giao thông, đô thị có 05  ý kiến; lĩnh vực chế độ, chính sách có 02 ý kiến.

NPV

 

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image