image banner

image advertisement image advertisement

Họp bàn phương án xây dựng Bia chứng tích tại Cống Hiệp Hòa

Sáng 20/6, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan để cho ý kiến về việc xây dựng Bia chứng tích Cống Hiệp Hòa. Đồng chí Bùi Đình Long – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Anh-tin-bai

Quang cảnh buổi làm việc

Tại Công văn số 3257-CV/TU ngày 05/6/2018, Tỉnh ủy Nghệ An đồng ý cho chủ trương xây dựng Bia chứng tích công trình Cống Hiệp Hòa năm 1978. Nội dung công văn cụ thể như sau: “Xem xét Công văn số 1278-CV/BTGTU ngày 29/5/2018 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về tham mưu đề xuất tổ chức lễ cầu siêu và xây dựng Bia chứng tích công trình Cống Hiệp Hòa năm 1978, Thường trực Tỉnh ủy có ý kiến: Đồng ý chủ trương để Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ cầu siêu và xây dựng Bia chứng tích công trình Cống Hiệp Hòa năm 1978 như đề xuất tại Công văn số 1278-CV/BTGTU ngày 29/5/2018 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy”.

Anh-tin-bai

Bí thư Tỉnh đoàn Lê Văn Lương báo cáo kết quả triển khai Công văn số 3257-CV/TU của Tỉnh ủy

Theo báo cáo của Bí thư Tỉnh đoàn Lê Văn Lương, tối ngày 9/6/2018, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Sở NN&PTNT, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức lễ cầu siêu cho 98 thanh niên tử nạn tại Cống Hiệp Hòa năm 1978. Cuối năm 2018, Tỉnh đoàn đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập đoàn khảo sát vị trí địa điểm để tham mưu xây dựng Bia chứng tích. Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã tiến hành thiết kế các nội dung liên quan đến bia chứng tích và xác định nguồn vốn để xây dựng Bia chứng tích công trình Cống Hiệp Hòa thuộc Dự án Jica 2 và  gửi xin ý kiến của các sở, ngành liên quan.

Tuy nhiên, sau khi rà soát lại, ngày 12/10/2022, Sở Nông nghiệp và PTNT có Công văn số 3671/SNN-QLXD “về việc dừng thực hiện xây dựng Bia tưởng niệm Cống Hiệp Hòa thuộc gói thầu KC1-Hợp phần 1- Dự án Jica 2”. Công văn nêu rõ lý do: Việc thực hiện hạng mục trên chưa phù hợp với nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi và không phù hợp với mục tiêu tổng quát của dự án. Do vậy, để đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và không trái với quy định của Nhà tài trợ, Sở Nông nghiệp và PTNT không thể sử dụng nguồn vốn vay JICA để đầu tư xây dựng và dừng thực hiện hạng mục Bia chứng tích cống Hiệp Hòa, thuộc Dự án Khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An (JICA2)… Vì thế hiện nay, nội dung xây dựng bia chứng tích Cống Hiệp Hòa chưa thực hiện được.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đều khẳng định việc xây dựng Bia chứng tích Cống Hiệp Hòa có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các đại biểu đã cũng thảo luận về việc lựa chọn đơn vị làm chủ đầu tư, nguồn vốn thực hiện dự án…

Anh-tin-bai

Bí thư Huyện ủy Đô Lương Bùi Duy Đông cho biết, huyện Đô Lượng xin nhận trách nhiệm làm chủ đầu tư dự án, xem đây là một nhiệm vụ chính trị tỉnh giao cho huyện. Về nguồn vốn thực hiện gồm nguồn vốn ngân sách tỉnh, vốn ngân sách huyện và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

Anh-tin-bai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long kết luận

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, kết luận buổi làm việc, đồng chí Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý giao huyện Đô Lương làm chủ đầu tư dự án. Đồng thời, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao huyện Đô Lương phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh để xây dựng báo cáo trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy để xin ý kiến. Trong báo cáo cần nêu rõ 3 phương án xây dựng gồm: Bia chứng tích, Bia tượng niệm, Đài tượng niệm Cống Hiệp Hòa để Ban Thường vụ Tỉnh ủy lựa chọn; đồng thời khái toán quy mô, dự toán kinh phí đầu tư xây dựng công trình.

Cống Hiệp Hòa được xây dựng từ năm 1934, nằm trên hệ thống nông giang dẫn nước từ Bara Đô Lương tưới tiêu cho những cánh đồng các huyện Đô Lương, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An). Trải qua thời gian bị lắng cặn và chiến tranh tàn phá, lưu lượng nước qua đây không đủ để tưới tiêu cho Diễn - Yên - Quỳnh nên phải mở rộng cống. Cuối năm 1977, tỉnh Nghệ Tĩnh (cũ) chủ trương nạo vét, sửa chữa sông Đào và mở rộng khai thông Cống Hiệp Hòa do bom Mỹ đánh phá hư hỏng nặng, dòng chảy bị thu hẹp, không đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Để kịp có nước tưới cho vụ chiêm xuân, tỉnh Nghệ Tĩnh đã huy động 21.000 dân công, TNXP của 07 huyện cùng với sự hỗ trợ của bộ đội Quân khu 4. Tuy nhiên, khi công trình gần hoàn thành thì lúc 12h05 ngày 3/1/1978, một tiếng nổ lớn vang lên trên công trường thủy lợi Cống Hiệp Hòa. Tai nạn đã làm 98 người chết, 132 người bị thương.

 

PT

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image