Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Sáng 19/7,
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia
về chuyển đổi số chủ
trì Hội nghị Thường trực Chính phủ về
chuyển đổi số với các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự hội nghị có các đồng chí Phó Thủ tướng
Chính phủ; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành.
Tại điểm cầu
Nghệ An, đồng chí Bùi Đình Long – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì
hội nghị. Tham dự hội nghị có các thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của
tỉnh.
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Nghệ An
Để thúc đẩy, tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động
chuyển đổi số, trong thời gian qua, Bộ TT&TT, các Bộ, ngành, địa phương đã
nỗ lực, quyết tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện thể chế nhằm tạo lập
hành lang pháp lý nhằm kiến tạo sự phát triển trên không gian mới (không gian
số). Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số cũng bộc lộ một số hạn chế, tồn
tại cần bổ sung, hoàn thiện môi trường pháp lý bởi chuyển đổi số là nội dung
mới ở nước ta. Có nhiều nội dung, vấn đề mới trước đây chưa có, trong giai đoạn
từ năm 2020 đến nay đã được các Bộ, ngành, địa phương chung tay giải quyết,
hoàn thiện môi trường pháp lý để triển khai như: Về dịch vụ công trực tuyến
toàn trình; về giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; về kết
nối, chia sẻ dữ liệu trong cơ quan nhà nước; về đấu thầu qua mạng; về định danh
và xác thực điện tử; về lưu trữ điện tử,…
Báo cáo
về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) năm 2022, Việt Nam xếp hạng 55 toàn
cầu, trong khi Singapore xếp thứ 2, Malaysia 29, Thái Lan 31. Về xếp hạng an
toàn, an ninh mạng toàn cầu, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 25/194 quốc gia, vùng
lãnh thổ được xếp hạng. Còn theo đánh giá của Việt Nam, chỉ số chuyển đổi số
quốc gia (DTI) tăng đều qua các năm, đến năm 2022 đạt 0,71 điểm; các chỉ số
thành phần về Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số vẫn duy trì tốc độ tăng
trưởng cao từ 45% - 55%.
Về giải
quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và
doanh nghiệp, nếu năm 2019 mới chỉ đạt gần 11% thì từ năm 2020 đến nay có bước
tăng trưởng đột phá, đến nay đạt 55%, tăng gấp 5 lần so với cả giai đoạn trước
2020; tỉ lệ hồ sơ trực tuyến ở năm 2019 chỉ khoảng 5%, thời điểm hiện tại, tỉ
lệ này đạt 43% (tăng hơn 8 lần).
Số lượng doanh nghiệp công nghệ thông tin đang hoạt
động ước đạt khoảng 45.500 doanh nghiệp, về cơ bản không đổi so với năm 2022.
Năm 2023, Việt Nam có hơn hơn 1,5 nghìn doanh nghiệp công nghệ số, Việt Nam có
doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng hơn 7% so với năm 2022; tổng
doanh thu từ thị trường nước ngoài ước đạt 7,5 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2022.
Báo cáo của Google đánh giá tốc độ tăng trưởng Thương
mại điện tử của Việt Nam từ 2019 đến 2023 là khoảng 25% mỗi năm. Đặc biệt trong
6 tháng đầu năm 2024, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, cụ thể: Tổng doanh
số toàn sàn bán lẻ trực tuyến 6 tháng đầu năm 2024 đạt trên 129 nghìn tỷ đồng,
tăng 80% so với cùng kỳ năm 2023. Các nền tảng số quốc gia đang được các Bộ,
ngành triển khai. Bộ Công an đã triển khai nền tảng định danh và xác thực điện tử,
Bộ Tài chính đã triển khai nền tảng hóa đơn điện tử, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
đã triển khai nền tảng VSSID trên toàn quốc, Toà án nhân dân tối cao đã triển
khai nền tảng Trợ lý ảo, Bộ NN&PTNT đang triển khai thử nghiệm nền tảng dữ
liệu số nông nghiệp tại Đồng Tháp,…
Tình hình xã hội số giai đoạn 2022 - 2024 có những
chuyển biến tích cực, trong đó tỷ lệ người dân ở độ tuổi trưởng thành có chữ ký
số hoặc chữ ký điện tử tăng từ mức 3% lên 13,5% (tăng gần gấp 4 lần); tỷ lệ dân
số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ
chức được phép khác đạt 87,08% (tăng thêm 20% từ mức tỷ lệ của năm 2020). Về
phát triển công dân số, đến tháng 12/2023, Bộ Công an đã cấp trên 84,7 triệu
thẻ CCCD gắn chip; đã kích hoạt 45,4 triệu tài khoản định danh (đạt 67,5% so
với tổng hồ sơ tiếp nhận). Có 34 địa phương đã hoàn thành cấp tài khoản định
danh điện tử và có tỉ lệ kích hoạt định danh điện tử cao nhất cả nước. Ứng dụng
VNeID đã được tích hợp thêm các tiện ích: Sổ sức khỏe điện tử; giấy phép lái
xe; ví điện tử; kê khai, đăng ký, nộp thuế; thông tin sổ bảo hiểm xã hội và
nhiều tiện ích khác…
Tại hội nghị, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương đã
thảo luận về các giải pháp để xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số,
phục vụ phát triển kinh tế số.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ
Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyển đổi số đã và đang trở thành yếu tố then chốt
trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; chuyển đổi số đã trở thành
phong trào, là xu thế; chuyển đổi số được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn
diện, xuyên suốt... Người dân và doanh nghiệp đã bắt đầu thói quen sử dụng
chuyển đổi số và đã đạt được một số kết quả khả quan.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, theo Thủ tướng Chính
phủ điều quan trọng nhất có tính quyết định nhất, mang tính chiến lược, lâu
dài, cơ bản là các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải
tiên phong, gương mẫu để thức đẩy chuyển đổi số trong phạm vi, chức năng, nhiệm
vụ quyền hạn của mình về quản lý với quyết tâm cao nhất.
Đồng thời tập trung phát triển nhân lực số, công dân
số, kỹ năng số và tài năng số. Ưu tiên nguồn lực để phát triển cho chuyển đổi
số, cho kinh tế số, con người số, xã hội số. Phát triển hạ tầng số toàn diện,
phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả. Quản lý điều hành phải số hóa và sử dụng trí tuệ
thông minh.
Khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách, thể chế cho
chuyển đổi số theo hướng tăng cường phân cấp phân quyền, phát huy sáng tạo của
các cấp, các ngành. Tăng cường phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi
cho cấp dưới. Đẩy mạnh việc giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người
dân và doanh nghiệp; xóa bỏ cơ chế xin cho và chống tiêu cực tham nhũng trong
chuyển đổi số.
Trong quá trình thực hiện phải mạnh dạn, vừa làm vừa
rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội; tăng tốc bức phá
với khí thế tiến công mạnh mẽ với tinh thần “5 đẩy mạnh, 5 đảm bảo gắn với 5
không”.
Trong đó, 5 đẩy mạnh gồm: Đẩy mạnh thống nhất nhận
thức và hành động; đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; đẩy mạnh đầu
tư cho hạ tầng số quốc gia thông suốt, phù hợp, hiệu quả; đẩy mạnh an ninh an
toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu; đẩy mạnh xây dựng văn hóa số, con người số, kỹ
năng số và nhân lực số.
5 đảm bảo gồm: Đảm bảo triển khai chuyển đổi số, Đề án
06 đồng bộ hiệu quả; đảm bảo nguồn lực cho chuyển đổi số quốc gia; đảm bảo 100%
dịch vụ công trực tuyến, thiết yếu cho người dân tiếp cận dễ dàng, an toàn,
thuận tiện; đảm bảo nhân lực cho chuyển đổi số và các nhân lực các ngành kinh
tế số mới nổi; bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp và nhà nước,
nhà đầu tư.
5 không gồm: Không nói không, không nói khó, không nói
có mà không làm, không bàn lùi chỉ bàn làm; không để ai bị bỏ lại phía sau
trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia; không dùng tiến mặt, hướng tới mọi
giao dịch điện tử; không giấy tờ hướng tới số hóa quản lý; không để người dân,
doanh nghiệp mất nhiều thời gian, công sức, kinh phí…
PT