Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành một số luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV
Chiều 25/12, Chính phủ tổ chức Hội nghị
quán triệt, triển khai thi hành một số luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ
họp thứ 8 Quốc hội khoá XV. Các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị: Phạm Minh Chính
– Thủ tướng Chính phủ; Trần Thanh Mẫn – Chủ tịch Quốc hội cùng chủ trì hội
nghị.
Tại điểm cầu tại tỉnh Nghệ An, đồng chí
Nguyễn Đức Trung – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Tham dự hội nghị
có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan.
Quang cảnh
hội nghị tại điểm cầu tỉnh Nghệ An
Tại
kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), Quốc hội đã hoàn thành khối lượng nhiệm vụ lập
pháp lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay, với việc thông qua 18 luật, 04 nghị
quyết quy phạm pháp luật, cho ý kiến lần đầu về 10 dự án luật và xem xét nhiều
báo cáo quan trọng khác. Các nội dung được xem xét, quyết định thuộc nhiều lĩnh
vực với nhiều vấn đề quan trọng, góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp
luật đầy đủ, toàn diện, giải quyết căn cơ những điểm nghẽn, bất cập, vướng mắc
trong thực tiễn; tạo động lực thúc đẩy sự phục hồi và phát triển kinh tế, đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ phát triển mới. Trong số 18
luật, 04 nghị quyết, có 01 luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2024; 02
luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025; 01 luật có hiệu lực từ ngày
15/01/2025, 01 luật có hiệu lực từ ngày 01/02/2025, 02 luật có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2025; 01 luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2026, 02 nghị quyết
có hiệu lực từ từ ngày 01/4/2025, các nghị quyết còn lại có hiệu lực thi hành
kể từ ngày Quốc hội thông qua.
Bí thư Tỉnh
uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung chủ trì tại điểm cầu Nghệ An
Chính
phủ đã kịp thời phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền
đối với những vấn đề đột xuất, phát sinh, vượt thẩm quyền, qua đó đảm bảo tiến
độ, chất lượng trình, trong đó có 07 luật, 04 nghị quyết quan trọng được Quốc
hội xem xét, thông qua theo quy trình, thủ tục rút gọn hoặc theo quy trình tại
một kỳ họp. Trên cơ sở đó, các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội thông
qua với tỷ lệ tán thành cao trên 90% (có luật thông qua với tỷ lệ 100% đại biểu
như Luật Phòng không nhân dân hay Luật công chứng có 450/453 đại biểu biểu
quyết thông qua). Nhiều luật, nghị quyết đã thể hiện tinh thần phân
cấp, phân quyền mạnh mẽ, chuyển từ tư duy quản lý sang kiến tạo phát
triển, triệt để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp, như
Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật sửa 04 luật trong lĩnh vực đầu tư, Luật sửa 09
luật trong lĩnh vực tài chính, ngân sách... Đây cũng là kỳ họp Quốc hội có số
lượng luật được thông qua lớn nhất, bằng 29,5% (18/61) tổng số luật được Quốc
hội ban hành từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Nhiều
dự thảo luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đã giảm đáng kể số lượng các
chương, điều, khoản so với dự thảo trình ban đầu, như Luật Công chứng (sửa
đổi) giảm 02 chương, 03 điều, Luật Điện lực (sửa đổi) giảm 49 điều, Luật Đầu tư
công (sửa đổi) giảm 09 điều, Luật Quy hoạch đô thị và Nông thôn giảm 06 điều…
Các đại biểu
tại điểm cầu tỉnh Nghệ An nghiên cứu tài liệu
Nội
dung các luật, nghị quyết bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính
thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật, bảo đảm yêu cầu pháp luật được thực
hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm
tính minh bạch, không tạo kẽ hở cho các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lợi ích
nhóm, lợi ích cục bộ trong từng dự án, dự thảo,... khơi thông mọi nguồn lực để
đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tại
hội nghị, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận làm
rõ một số nội dung trọng tâm của Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập;
Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế;
Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Dự trữ quốc gia; Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy
hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu
thầu và công tác triển khai thi hành đảm bảo khơi thông nguồn lực, phát triển
đất nước… và công tác chuẩn bị triển khai thi hành Luật trong thời gian tới.
Thủ tướng
Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận hội nghị. (Ảnh: Báo Chính phủ)
Kết
luận hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính – Thủ tướng Chính phủ cho biết, qua quá
trình thực hiện trong năm 2024 có 03 bài học kinh nghiệm được rút ra gồm: Kịp
thời thể chế hoá những chủ trương, đường lối của Đảng nhất là những vấn đề mới,
những vấn đề khó, nhạy cảm; Thực hiện nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng
thực tiễn khách quan, lấy thực tiễn làm thước đo trong quá trình phát hiện, xử
lý xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực thi pháp luật.
Thủ
tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương,
nâng cao có trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường công tác truyền thông, các
chủ thể có liên quan, nhất là sự phối hợp giữa các cơ quan, giữa người đứng đầu;
tổ chức thực thi pháp luật. Trong quá trình tổ chức thực hiện, công việc còn
rất nhiều, đòi hỏi quyết tâm cao thì phải quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực rồi thì
phải nỗ lực lớn hơn nữa, quyết liệt rồi thì phải quyết liệt hơn nữa mới có thể
đảm bảo đúng về tiến độ và nâng cao chất lượng như ban hành các văn bản dưới
luật hướng dẫn người dân, doanh nghiệp, toàn xã hội thực hiện; toàn hệ thống
chính trị tổ chức thực hiện với tinh thần lấy người dân làm trung tâm, làm chủ
thể.
Thủ
tướng Chính phủ đề nghị tiếp tục quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách,
các nghị quyết kết luận của Trung ương; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới, quy định của Bộ Chính trị
về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng tiêu cực. Bám sát yêu cầu, nhiệm
vụ cụ thể để triển khai đối với từng luật, nghị quyết được thông qua; bố trí
nguồn lực chuẩn bị các điều kiện đáp ứng yêu cầu vừa phải tổ chức thực hiện
theo kế hoạch vừa bố trí nguồn lực. Tăng cường công tác quán triệt, phổ biến,
giới thiệu các chính sách nội dung của luật, nghị quyết và các văn bản quy định
chi tiết hướng dẫn thi hành bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú về các cơ
quan tổ chức, người dân, doanh nghiệp hiểu đúng, đầy đủ các quy định từ đó tự
giác chấp hành. Tăng cường giám sát kiểm tra phòng ngừa ngăn chặn kịp thời và
kiên quyết xử lý các hành vi tham nhũng tiêu cực, khắc phục triệt để tình trạng
đùn đẩy né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ công chức, viên
chức…
Kim Oanh