Hội nghị phổ biến Nghị định số 95 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật tín ngưỡng, tôn giáo
Sáng 18/12, UBND tỉnh tổ chức Hội
nghị phổ biến Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật tín ngưỡng, tôn giáo. Dự hội
hội nghị có các đồng chí: Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ
tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Viết Hưng – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội
vụ; lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan; lãnh đạo các địa phương và cán bộ
làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo cấp huyện.
Đại biểu tham dự hội
nghị
Quang cảnh hội nghị
Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ ra đời đã
đánh dấu mốc quan trọng trong đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho các
tổ chức, cá nhân; phát huy được vai trò, hiệu quả trong công tác quản lý nhà
nước về tín ngưỡng, tôn giáo; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tôn giáo, cộng
đồng có tín ngưỡng thực hiện, đảm bảo quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình.
Tuy nhiên,
sau gần 06 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, Nghị định số 162 đã
bộc lộ một số tồn tại, bất cập, khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà
nước về tín ngưỡng, tôn giáo, cũng như khó khăn cho các tổ chức, cá nhân tôn
giáo, tín ngưỡng trong quá trình thực hiện.
Nhằm khắc phục các tồn tại, bất cập, trên cơ sở kế thừa các quy định phù
hợp của Nghị định số 162, ngày 29/12/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
95/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/3/2024, thay thế Nghị định số 162.
Phó Chủ tịch Thường
trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh phát biểu
Phát biểu khai mạc Hội
nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hồng Vinh cho biết: Việc quán triệt, phổ biến Nghị định số 95 và thông
tin về tình hình tôn giáo là nội dung rất quan trọng, giúp lãnh đạo các Ban, Sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành
phố, thị xã và lãnh đạo các phòng, ban liên quan làm
công tác tôn giáo nắm vững, cập nhật thông tin, nhất là những điểm mới nhằm
khắc phục các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, tổ chức triển khai thực
hiện kịp thời, hiệu quả, đưa pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, đảm bảo
quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về tín ngưỡng, tôn giáo.
Phó Chủ tịch Thường trực
UBND tỉnh yêu cầu các đại biểu nghiêm túc, chú ý theo
dõi, tiếp thu đầy đủ những nội dung, chương trình đề ra. Quá trình tiếp
thu nếu có vấn đề chưa rõ, đề nghị các đại biểu thẳng thắn trao đổi, thảo luận
để thống nhất trong nhận thức và hành động; từ đó triển khai thực hiện có hiệu
quả trong thời gian tới.
TS Nguyễn Thị Định –
Trưởng phòng Pháp chế - Thanh tra, Ban Tôn giáo Chỉnh phủ phổ biến nội dung
Nghị định số 95
Tại hội
nghị, các đại biểu được nghe TS Nguyễn Thị Định – Trưởng phòng Pháp chế - Thanh
tra, Ban Tôn giáo Chỉnh phủ phổ biến nội dung Nghị định số 95/2023/NĐ-CP.
Đại diện các Ban,
ngành, các địa phương tham dự hội nghị
Nghị định số 95 gồm: 06 Chương, 33 Điều
(tăng 08 Điều so với Nghị định số 162/2017/NĐ-CP); ban hành được kèm theo 50
biểu mẫu (tăng 03 biểu mẫu so với Danh mục biểu mẫu kèm theo Nghị định số
162/2017/NĐ-CP), kết cấu lại Chương II thành 03 mục, bổ sung tên Chương III,
Chương V.
Trong từng điều khoản cụ thể, Nghị
định số 95/2023/NĐ-CP đã tập trung sửa đổi, bổ sung, làm rõ một số quy định chi
tiết thi hành theo hướng cụ thể, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Nghị định số
95/2023/NĐ-CP được ban hành với nhiều quy định mới, theo đó tạo điều kiện
cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, phù hợp với thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Các điều
khoản bổ sung mới bao gồm: Trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện của nhóm
sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam
(tại Điều 7); trình tự, thủ tục thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung
của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam (tại Điều 8); đình chỉ toàn
bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc (tại
Điều 12); phục hồi hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo
trực thuộc (tại Điều 13); đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo
(tại Điều 16); phục hồi hoạt động đào tạo cho cơ sở đào tạo tôn giáo (tại Điều
17); tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các
khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo; sửa chữa, cải tạo, nâng
cấp xây dựng mới cơ sở tôn giáo; tổ chức các nghi lễ tôn giáo hoặc cuộc lễ tôn
giáo; xuất bản, nhập khẩu kinh sách, văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo
(tại Điều 26); hình thức tổ chức hoạt động tôn giáo, hoạt động quyên góp, tiếp
nhận tài trợ (tại Điều 27); điều khoản chuyển tiếp (tại Điều 30). Bổ sung khoản
4 Điều 3; điểm d khoản 4 Điều 15; điểm c, khoản 4 Điều 19; khoản 7, 8 Điều 25.