image banner

image advertisement image advertisement

Hội nghị giám sát chuyên đề thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ với Lào

Chiều 11/1, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tổ chức Hội nghị giám sát chuyên đề thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ với Lào.

Các đồng chí: Vũ Hải Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Thái Thanh Quý - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội: Nguyễn Mạnh Tiến, Đôn Tuấn Phong, Lê Anh Tuấn đồng chủ trì hội nghị.

Anh-tin-bai

Quang cảnh hội nghị

Tổ chức quản lý chặt chẽ theo kết quả phân giới cắm mốc trên thực địa, đảm bảo ổn định đường biên giới Việt Nam - Lào

Việt Nam và Lào có vị trí và tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh và phát triển của nhau với đường biên giới chung dài gần 2.340 km, đi qua 10 tỉnh của Việt Nam và 10 tỉnh của Lào, điểm khởi đầu của đường biên giới là ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc, điểm kết thúc là ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia.

Năm 1977, mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào được ghi nhận bằng việc hai nước ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác và Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước. Thực hiện Hiệp ước hoạch định đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào năm 1977, trong giai đoạn 1978 - 1987, hai nước đã cơ bản hoàn thành công tác phân giới cắm mốc (PGCM) trên thực địa với 214 cột mốc/199 vị trí mốc. Từ năm 1995 - 2003, hai bên đã hoàn thành việc lập bộ bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/50.000 và giải quyết toàn bộ các khu vực tồn đọng sau PGCM.

Sau khi hoàn thành công tác hoạch định và PGCM trên thực địa, hai bên đã tổ chức quản lý chặt chẽ theo kết quả PGCM trên thực địa, đảm bảo ổn định đường biên giới hai nước. Thành quả công tác PGCM giữa hai nước thể hiện đúng nguyên tắc trong quan hệ hai nước: Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như lợi ích chính đáng của mỗi bên, phù hợp với luật pháp quốc tế và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước vì một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển lâu dài, là biểu tượng mẫu mực về chính sách láng giềng hữu nghị của nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào.

Tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai, hệ thống mốc giới gồm 199 vị trí mốc đã bộc lộ một số hạn chế, như mật độ cột mốc tương đối thưa, bình quân 10 km một mốc, cá biệt có những nơi trên 40 km mới có một mốc; nhiều mốc đã xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2008, Chính phủ hai nước phê duyệt Dự án Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào. Dự án được hoàn thành vào ngày 16/3/2016 với sự kiện hai nước tổ chức buổi Lễ Tổng kết song phương công bố hoàn thành Dự án. Cũng tại buổi lễ này, Chính phủ hai nước đã ký kết hai văn kiện pháp lý quan trọng là “Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc gia giữa nước CHXNCN Việt Nam và nước CHDCNC Lào” và “Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào”.

Kể từ khi ký kết 02 văn kiện pháp lý, hệ thống điều ước quốc tế về biên giới trên đất liền giữa hai nước cơ bản đã hoàn thiện. Hai bên nhận thấy các điều ước đã ký kết phù hợp và đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn quan hệ về biên giới giữa hai nước, đã phát huy được hiệu quả cao trong công tác quản lý đường biên, mốc giới trong tình hình mới. Hai bên đã tổ chức quản lý và bảo vệ biên giới theo kết quả công tác tăng dày, tôn tạo mốc quốc giới Việt Nam – Lào.

Năm 2023, hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ, không ngừng củng cố, giữ vững an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh khu vực biên giới, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới nói riêng và hai nước nói chung. Về tổng thể phát triển cửa khẩu, ngày 14/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1200/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đây là hành lang pháp lý quan trọng để các địa phương quy hoạch các cửa khẩu của mình và là cơ sở quan trọng để trao đổi với phía bạn Lào phối hợp triển khai.

Tuy nhiên, quá trình triển khai các văn kiện pháp lý trên không tránh khỏi những bất cập, hai bên cũng đã phát hiện Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền còn có một số điểm chưa thật đầy đủ hoặc rõ ràng nên chưa giải quyết được triệt để các vấn đề phát sinh mới như chăn thả gia súc, gia cầm, trồng trọt..., vượt quá đường biên giới, vượt biên trái phép, xâm canh, xâm cư...

Anh-tin-bai

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà phát biểu

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Vũ Hải Hà – Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội mong muốn cùng với các Bộ, ban, ngành, các địa phương có chung đường biên giới với Lào đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam với Lào, qua đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đường biên, mốc giới, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển lâu dài giữa hai nước.

Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác quản lý đường biên, mốc giới

Anh-tin-bai

Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Vũ Văn Hưng kiến nghị cần có chính sách đặc thù, tiếp tục đầu tư các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh trong khu vực biên giới

Anh-tin-bai

Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Sơn La Nguyễn Văn Chiến đề nghị Ủy ban Quốc hội sớm thống nhất với phía nước bạn Lào để ban hành các mẫu giấy tờ xuất cảnh, nhập cảnh  

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Trị... đã báo cáo việc tổ chức thục hiện các điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ trên địa bàn các tỉnh. Các đại biểu đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ có chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới; quan tâm, ưu tiên các chương trình, dự án đầu tư, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu, lối mở, đặc biệt là đường giao thông ra biên giới, ra cửa khẩu.

Đồng thời, đề nghị Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành Trung ương trao đổi, thống nhất với phía Lào giao các cơ quan chức năng của hai nước sớm trao đổi, thống nhất mẫu Giấy tờ cấp cho cư dân biên giới sử dụng để xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào theo đúng quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai bên biên giới. Đồng thời, thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp các tài liệu về công tác quản lý biên giới; phân bổ kinh phí cho các ngành, đơn vị để nâng cao hiệu quả, chất lượng trong công tác tuyên truyền phân giới, cắm mốc, quản lý biên giới; trước mắt hàng năm tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý biên giới trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào.

Anh-tin-bai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long phát biểu

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Nghệ An cũng là tỉnh có đường biên giới trên bộ dài nhất cả nước với 468,281km (trong đó có 123,662 km trên sông, suối) gồm 105 vị trí mốc/116 mốc và 44 cọc dấu, tiếp giáp với 03 tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bo Ly Khăm Xay, nước CHDCND Lào. Trong thời gian qua, nhìn chung tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới tỉnh Nghệ An ổn định, chủ quyền lãnh thổ được giữ vững; hệ thống đường biên, mốc quốc giới, cọc dấu và các dấu hiệu đường biên giới được giữ nguyên trạng. Tỉnh luôn triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả các Điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam – Lào, đặc biệt là Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào và Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào ký ngày 16/3/2016.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ủy ban Đối ngoại Quốc hội kiến nghị, đề xuất đối với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương liên quan sớm tham mưu ban hành quy trình xây dựng, sửa chữa đối với các mốc quốc giới và cọc dấu biên giới bị hư hỏng thuộc phân công quản lý của bên Việt Nam để các địa phương có cơ sở chủ động triển khai thực hiện. Đồng thời, các cấp có thẩm quyền nghiên cứu, cho phép lực lượng Bộ đội Biên phòng của hai bên được cấp Giấy phép xuất nhập cảnh vùng biên giới cho cư dân biên giới theo đúng quy định của Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào.

Anh-tin-bai

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Đôn Tuấn Phong phát biểu

Phát biểu bế mạc hội nghị, đồng chí Đôn Tuấn Phong - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội cho biết, trên cơ sở báo cáo và ý kiến thảo luận của các đại biểu, Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Đối ngoại sẽ tổng hợp tiếp thu để hoàn thiện Báo cáo giám sát của Đoàn.

Kim Oanh

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image