Hội nghị đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển năm 2024
Chiều
02/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các Cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát
triển năm 2024. Cùng tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang; Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương; đại
diện Đại sứ quán Việt Nam tại các nước trên thế giới.
Tại điểm cầu
Nghệ An, đồng chí Nguyễn Đức Trung – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ
trì hội nghị. Cùng tham dự có đồng chí Bùi Đình Long – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan.
Quang cảnh tại điểm cầu Nghệ An
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung chủ trì tại điểm cầu Nghệ An
Cần
phải lắng nghe, thấu hiểu; cùng chia sẻ nhận thức, hành động; cùng làm, cùng
hưởng, cùng phát triển
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính cho biết Hội nghị được tổ chức sau 01 năm thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW
của Bộ Chính trị về thực hiện ngoại giao kinh tế. Theo Thủ tướng Chính phủ, một
trong 3 động lực phát triển kinh tế truyền thống là tiêu dùng, xuất khẩu, đầu
tư đang được thúc đẩy, ngoài ra có các động lực mới như kinh tế xanh, kinh tế
tuần hoàn, kinh tế số... các động lực này liên quan đến doanh nghiệp ở nước
ngoài.
Bài học rút ra trong 30 năm đổi mới là kết hợp sức
mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại; phát huy tiềm lực của đất nước; phát
huy sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp, sức mạnh nội lực và ngoại
lực để xây dựng đất nước.
Hội nghị được
tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ảnh: chinhphu.vn)
Trong bối cảnh hiện nay, quan điểm của Chính phủ là
phát triển nhanh nhưng phải bền vững, phát triển hài hòa giữa chính trị - văn
hóa, an ninh – quốc phòng, hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp, Nhà
nước. Các đối tác cũng phải hài hòa. Bởi vậy cần phải lắng nghe, thấu hiểu;
cùng chia sẻ nhận thức, hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng phát triển với
các đối tác, doanh nghiệp và người dân.
Hội
nhập và liên kết kinh tế quốc tế được đẩy mạnh sâu rộng
Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi
Thanh Sơn cho biết: Triển khai Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 20/2/2023 của Chính
phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022-2026 thực hiện
Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát
triển đến năm 2030, công tác ngoại giao kinh tế (NGKT) đã được Bộ Ngoại giao
cùng các Bộ, ngành, địa phương triển khai toàn diện, đi vào chiều sâu, thực
chất, mở ra các hướng đi mới, mang tính đột phá, đóng góp thiết thực vào phát triển
kinh tế - xã hội.
Quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng và khuôn khổ
quan hệ với 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện được củng cố, nâng tầm,
nâng cấp. Từ đầu năm 2023 đến nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ Đối tác chiến
lược toàn diện với 04 đối tác chủ chốt, nâng tổng số Đối tác chiến lược toàn
diện lên 07 nước. Nội dung thúc đẩy mở cửa thị trường xuất khẩu, tăng cường thu
hút nguồn lực trong các lĩnh vực mới như kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng,
nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, lao động... được lồng ghép trong mọi hoạt
động đối ngoại Cấp cao với các đối tác lớn tại Đông Bắc Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, các
đối tác tiềm năng ở Nam Á, Đông Âu...
Hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế được đẩy mạnh
sâu rộng, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam, gắn với thu hút các
nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế. Các
Bộ, ngành tiếp tục phối hợp triển khai 16 FTA đã ký kết; thúc đẩy đàm phán CEPA
với UAE, các FTA với EFTA, Mercosur...; tích cực vận động các nước công nhận
quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam; chủ động, tích cực tham gia và đóng
góp trách nhiệm, hiệu quả tại các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương quan trọng
như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, Mekong, G7, G77, WEF...; thúc đẩy các sáng kiến
và khả năng hợp tác mới; tham mưu chủ trương tham gia các sáng kiến liên kết
kinh tế quốc tế, bảo đảm lợi ích quốc gia.
Các
hoạt động NGKT đã góp phần đưa
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta cả năm 2023 đạt 683 tỷ USD, trong đó
xuất siêu khoảng 28 tỷ USD, nhiều nhất từ trước tới nay; thu hút FDI đạt gần
36,6 tỷ USD, tăng 32,1% trong bối cảnh thương mại, đầu tư toàn cầu bị thu hẹp;
vốn FDI thực hiện đạt gần 23,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Tại
Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, các Bộ trưởng, lãnh đạo các
Bộ, các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cùng với lãnh đạo
các địa phương, doanh nghiệp đã thảo luận sâu rộng, đóng góp nhiều ý kiến, giải
pháp để triển khai hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ về NGKT trong thời gian tới.
Theo đó, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần có kế
hoạch phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; có chính sách thúc đẩy phát triển
năng lượng sạch; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp FDI; nâng tần suất các
chuyến bay đi đến một nước; mở rộng thị trường xuất khẩu hoa quả; tháo gỡ các
rào cản song phương... Đồng thời đề nghị Chính phủ thực hiện tổng lực ngoại
giao để thu hút các doanh nghiệp Việt kiều về đầu tư bán dẫn tại Việt Nam; kết
nối với các Trường đại học ở nước ngoài để đào tạo nhân lực...
Chương trình đối ngoại của các cấp phải
có nội dung, chương trình, kế hoạch, sản phẩm cụ thể
Thủ tướng
Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận (Ảnh: chinhphu.vn)
Trước
khi kết luận, Thủ tướng Chính phủ chuyển lời chúc mừng, thăm hỏi ân cần và gửi
tới niềm mong muốn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến các cơ quan
đại diện Việt Nam ở nước ngoài hãy làm hết sức mình vì sự phát triển của đất
nước.
Thủ
tướng Chính phủ đề nghị các Bộ, ngành, các cơ quan trong chức năng, nhiệm vụ
của mình cần đẩy mạnh 3 “phát huy”. Đó là phát huy thế và lực của đất nước
trong đẩy mạnh thu hút đầu tư và xuất khẩu ra nước ngoài; đẩy mạnh, phát huy
sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại để đẩy mạnh NGKT kết hợp với ngoại giao văn hoá gắn với du lịch, giao lưu nhân
dân; phát huy tính năng động, sáng tạo, thông minh, linh hoạt của người Việt
Nam để đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, sản xuất; phát huy tối
đa yếu tố khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, lập nghiệp để phát triển trong bối
cảnh hiện nay.
Nhắc
lại 3 “cùng”: Cùng lắng nghe, thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn; cùng làm, cùng
hưởng, cùng phát triển, Thủ tướng nhấn mạnh thực hiện 3 “cùng” là để phục vụ
phát triển đất nước và tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tác của
chúng ta.
Thủ
tướng yêu cầu cần phải tập trung vào 4 trọng tâm lớn trong thời gian tới. Đó là
chương trình đối ngoại của các cấp phải có nội dung, chương trình, kế hoạch,
sản phẩm cụ thể. Cùng với đó, củng cố động lực tăng trưởng truyền thống, cần bổ
sung đẩy mạnh động lực tăng trưởng mới; khai thác tối đa tiềm năng, cơ hội nổi
trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước; đẩy mạnh và khai thác tối đa các FTA đã
ký kết. Đồng thời huy động nguồn lực của 6 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.
Đi vào
nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần tích cực, chủ động chuyển tải
thông điệp đến đối tác Quốc tế về tinh thần cầu thị, lắng nghe của Đảng, Nhà
nước, các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp của nước ta với các đối tác nước
ngoài.
Đôn
đốc triển khai thực hiện các thỏa thuận đã cam kết, ký kết trong quá trình
triển khai thực hiện Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư và Nghị quyết số 21 của Chính
phủ và phải lượng hóa các nội dung thực hiện; đồng thời kiến nghị cấp có thẩm
quyền giải quyết những vấn đề còn vướng mắc.
Củng
cố quan hệ thương mại, đầu tư đối với các thị trường lớn, chủ chốt; đa dạng hóa
thị trường; chú trọng các thị trường tiềm năng như UE, Trung Đông, Châu Phi... Tạo
đột phá trong thu hút đầu tư ở lĩnh vực mới như bán dẫn, năng lượng sạch; thúc
đẩy và đón tiếp chu đáo các đoàn doanh nghiệp, tập đoàn lớn từ nước ngoài vào
Việt Nam. Nâng cao tính nhạy bén, kịp thời trong nghiên cứu, tham mưu chiến
lược; làm việc có trọng tâm, trọng điểm để có thể nắm bắt xu thế, đáp ứng được những
gì đối tác cần.
Thủ
tướng Chính phủ nhấn mạnh: Ngoại giao kinh tế trong năm 2024 phải có đột phá
với tinh thần đổi mới trong tư duy, sáng tạo trong sách lược, thống nhất trong
nhận thức vai trò; cơ hội phải nắm bắt, vướng mắc phải tháo gỡ, giải pháp phải
đột phá, triển khai phải quyết liệt để có hiệu quả bền vững.
Phan Quỳnh