Đưa ra giải pháp về quản lý và sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa
Tiếp tục nội dung kỳ họp thứ 25, sáng
nay (6/12), HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tiến hành phiên chất vấn
và trả lời chất vấn. Bà Trần Thị Mỹ Hạnh – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đăng
đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề về giải pháp thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ làng,
bản, khối phố văn hóa; tỷ lệ xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hóa, thể
thao đạt tiêu chí theo quy định và chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 18/NQ-HĐND
ngày 13/12/2020 của HĐND tỉnh.
Tham dự phiên chất vấn có các đồng chí: Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ
tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Thông - nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh
ủy, đại biểu HĐND tỉnh; Võ Thị Minh Sinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An và các đồng
chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ
tịch HĐND, UBND tỉnh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh.
Các đồng chí: Hoàng
Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Nam
Đình – Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Như Khôi – Phó Chủ tịch HĐND
tỉnh cùng điều hành Kỳ họp
Giám đốc Sở VH&TT
Trần Thị Mỹ Hạnh trả lời chất vấn
Đại biểu Lục Thị Liên –
đơn vị Con Cuông đặt câu hỏi
Đại biểu Lục
Thị Liên – đơn vị Con Cuông phản ánh: Theo chỉ tiêu của Nghị quyết
số 18/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 -2025: Tỷ lệ
làng, bản, khối phố văn hóa: là 71 - 73%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn có
thiết chế văn hóa, thể thao đạt tiêu chí theo quy định của Bộ VHTT&DL là
82%. Đến năm 2023 tỷ lệ làng, bản, khối phố văn hóa mới chỉ đạt 68,7%; tỷ lệ
xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hóa, thể thao đạt tiêu chí theo quy định mới
đạt 76,3%. Tỷ lệ tăng trung bình hàng năm của 2 chỉ tiêu này là 1,2% và 2,5%.
Có ý kiến cho rằng việc đánh giá chỉ tiêu này chưa khách quan, chưa thực chất,
đề nghị bà Giám đốc Sở VH TT cho biết về đánh giá này?
Trả lời câu
hỏi của bà Lục Thị Liên, Giám đốc Sở VH&TT Trần Thị Mỹ Hạnh cho biết việc
triển khai thực hiện các chỉ tiêu về thiết chế văn hóa được Sở tham mưu rất bài
bản thông qua các văn bản chỉ đạo, các cơ chế chính sách hỗ trợ. Các địa phương
cũng đã rất trách nhiệm trong việc phối hợp rà soát để thực hiện các chỉ tiêu.
Thừa nhận có tình trạng, có lúc có nơi thực hiện chưa thực chất, song về tổng
thể tỉnh Nghệ An là một trong những địa phương triển khai thực hiện tốt các chỉ
tiêu về thiết chế văn hóa và cũng được Bộ VHTT&DL lựa chọn là địa phương
điển hình thực hiện tốt phong trao xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Đại biểu Trần Thị Thanh
Huyền – đơn vị Thanh Chương đặt câu hỏi
Đại biểu Trần Thị Thanh Huyền – huyện Thanh Chương cho rằng trong báo
cáo của Sở VH&TT có đề cập đến phần hạn chế tồn tại đó là nhiều thiết chế văn
hóa bị xuống cấp, không được đầu tư đồng bộ, quy mô nhỏ lý do là vì địa phương
còn nhiều khó khăn, chưa huy động được nguồn lực để xây dựng, nâng cấp. Song thực tế
cho thấy, ở một số địa phương khác việc quản lý sử dụng các thiết chế văn hóa
còn bất cập, dẫn đến gây
lãng phí, nhất là sân vận động cấp huyện, cấp xã, thôn chỉ dành mở cửa vào một
số ngày lễ, ngày kỷ niệm. Đại biểu Huyền đề nghị Giám đốc Sở VH&TT cho biết
ý kiến của mình về vấn đề này?
Trước vấn đề
đại biểu Huyền phản ánh, bà Trần Thị Mỹ Hạnh cho biết hiện nay, một đơn vị cấp
huyện chưa có Trung tâm văn hóa huyện, 15 xã chưa có nhà văn hóa cộng đồng, 22
xã chưa có sân vận động, 30 thôn chưa có nhà văn hóa chủ yếu là các thôn, bản
vùng miền núi cao. Bà Hạnh thừa nhận tồn tại tình trạng sử dụng thiết chế văn
hóa còn lãng phí, bất cập như phản ánh của đại biểu Huyền ở việc sử dụng sân
vận động. Lý do dẫn đến việc này, theo bà Trần Thị Mỹ Hạnh có thể là do huyện
quy hoạch vị trí sân vận động không ở khu vực trung tâm, như sân vận động của
huyện Con Cuông đặt gần bãi rác, bãi tha ma đã không phát huy hiệu quả. Bên
cạnh đó, việc sử dụng cho thuê, cho sử dụng sân vận động đang bị vướng vào quy
định sử dụng tài sản công. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc
quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa này vì thế chưa có kế hoạch, quy chế sử
dụng hợp lý, hiệu quả.
Trước thực
trạng với những bất cập đã được chỉ ra, ngành đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội
nghị bàn giải pháp phát huy hiệu quả thiết chế văn hóa – thể thao cơ sở trên
địa bàn tỉnh. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý, sử dụng
và khai thác phát huy có hiệu quả thiết chế văn hóa thể thao cơ sở trên địa bàn
tỉnh. Tuy nhiên Quy chế này chưa được ban hành do vướng vào một số quy định,
tới đây Sở sẽ tiếp tục kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương để ban hành Quy
chế, đồng thời tiếp tục phối hợp với các địa phương giám sát để phát huy hiệu
quả các thiết chế hiện có.
Đại biểu Trần Thị Khánh
Linh – đơn vị Thành phố Vinh đặt câu hỏi
Trả lời ý kiến của đại biểu Trần Thị Khánh Linh – thành phố Vinh về việc
Trung tâm Văn hóa tỉnh, Trung tâm thi đấu tỉnh xuống cấp, chưa xứng tầm, Bảo
tàng thì hê thống hiện vật lưu giữ chưa phong phú, Giám đốc Sở VH&TT thừa
nhận về thực tế của tình trạng này. Trung tâm văn hóa tỉnh về quy quy mô cũng
như cơ sở vật chất, trang bị bên trong còn chưa xứng tầm với một thiết chế văn
hóa cấp tỉnh. Hay như Trung tâm huấn luyện, thi đấu, nơi ở của các vận động
viên cũng đã bị xuống cấp rất nhiều. Bảo tàng Nghệ An đã mở cửa đi vào hoạt động
nhưng chưa có kho đảm bảo điều kiện để lưu giữ, bảo quản các hiện vật quốc gia.
Trước thực trạng này, ngành đã tham mưu và đã được đưa vào trong Quy hoạch tỉnh
Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 danh mục 3 dự án quan trọng của
tỉnh đó là: Xây dựng Khu liên hợp thể thao vùng Bắc Trung bộ và Trung tâm đào
tạo huấn luyện thể thao tỉnh Nghệ An; Xây dựng, cải tạo, nâng cấp thiết chế
Trung tâm Văn hóa tỉnh, trung tâm nghệ thuật truyền thống, các bảo tàng, thư viện;
Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các thiết chế văn hóa – thể thao trên địa bàn.
Ngành sẽ tập trung bám sát Quy hoạch đã được phê duyệt để tham mưu cho tỉnh các
giải pháp về huy động nguồn lực theo hướng thu hút đầu để triển khai thực hiện.
Trước ý kiến
của đại biểu Linh về việc cho biết đâu là giải pháp căn cơ, đủ mạnh
để có thể xây dựng hệ thống thiết chế cấp tỉnh đảm bảo xây dựng thành phố Vinh trở
thành thành phố văn minh, hiện đại, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của
tỉnh và vùng Bắc Trung bộ, Giám đốc Sở VH&TT cho biết ngành tham gia tích cực
vào việc triển khai xây dựng các nội dung liên quan đến vấn đề này. Đặc biệt,
ngành đang mong muốn thành phố Vinh xây dựng thành phố sáng tạo toàn cầu trình
UNESSCO phê duyệt.
Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn – đơn vị huyện Kỳ Sơn đặt câu hỏi
Trả lời ý kiến của đại biểu Nguyễn Hồng Sơn – huyện Kỳ Sơn về tình trạng
thừa, thiếu các thiết chế văn hóa sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính, Giám
đốc Sở VH&TT Trần Thị Mỹ Hạnh cho biết sau sáp nhập toàn tỉnh có hơn 1.800 thôn,
khối, xóm. Các thiết chế văn hóa thừa về số lượng nhưng lại thiếu về quy mô.
Trước thực trạng này, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo
khắc phục tình trạng này, trong đó tập trung rà soát, triển khai các hoạt động
để phát huy các thiết chế văn hóa. Bà Hạnh
cho biết toàn tỉnh hiện có hơn 800 nhà văn hóa thực hiện nâng cấp và hơn 300
nhà văn hóa được đưa vào quy hoạch xây dựng mới. Trước mắt, Sở đề nghị các địa
phương giữ lại các thiết chế đã có để làm nơi sinh hoạt cộng đồng, đồng thời thực
hiện các nội dung trong Chỉ thị số 28/CT-UBND của UBND tỉnh về quản lý, sử dụng,
phát huy hiệu quả của các thiết chế văn hóa; rà soát, đánh giá để thực hiện quy
hoạch và có phương án xử lý đối với những thiết chế văn hóa thừa, không sử dụng
đến...