Trên địa bàn tỉnh hiện có 47 dân tộc thiểu số cùng sinh sống với tổng số
là 491.267 người, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh (số liệu thống
kê năm 2019), tạo nên cộng đồng đa dạng
bản sắc văn hóa các dân tộc trên quê hương tỉnh
Nghệ An.
Các đại biểu
xem trưng bày ảnh về hoạt động công tác dân tộc tỉnh Nghệ An giai đoạn
2019-2024
Nhìn lại 05 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại
biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ III, có thể khẳng định rằng cấp ủy, chính quyền các
cấp phối hợp các ban, ngành liên quan quan tâm phát triển kinh tế - xã hội,
giải quyết các vấn đề cấp bách, nâng cao đời sống của người dân. Các chương
trình, đề án, dự án, chính sách tại địa bàn dân tộc thiểu số, miền núi
(DTTS-MN) trên tất cả các lĩnh vực như: Giáo dục và đào tạo, y tế và chăm sóc
sức khỏe, văn hóa, thể thao, du lịch, nông nghiệp và phát triển nông thôn, lao
động việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới... được triển
khai, thực hiện đúng mục tiêu, địa bàn, đối tượng, phát huy hiệu quả, góp phần
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng DTTS-MN.
Đại hội được
nghe ông Lộc Vĩnh Thương -
Người có uy tín bản Chôm Lôm, xã Lạng Khê, huyện Con Cuông tham luận với chủ đề
"Vai trò người có uy tín trong
công tác tuyên truyền vận động trong dòng họ, người dân giữ gìn phong tục tập
quán, bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào DTTS"
Nhiều chính sách xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế
ở vùng DTTS-MN, như: Tín dụng ưu đãi hộ nghèo, tăng cường công tác khuyến nông,
khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo
nghề đã triển khai thực hiện có hiệu quả, quan tâm phát triển hệ thống thương
mại, dịch vụ, tạo điều kiện cho đồng bào hình thành và phát triển những mặt
hàng có giá trị trao đổi, mua bán trên thị trường. Thông qua những chính sách, dự
án biện pháp cụ thể gắn với sự nỗ lực vươn lên từ ý chí, nghị lực của đồng bào
các dân tộc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng DTTS-MN ngày càng phát
triển, quốc phòng - an ninh luôn được củng cố; bản sắc văn hoá luôn được duy
trì và phát huy; hệ thống chính trị ngày càng được củng cố và phát triển về mọi
mặt; khối đại đoàn kết giữa các dân tộc luôn được tăng cường tạo sự chuyển biến
rõ rệt về tư tưởng, ý thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về thực hiện công
tác dân tộc. Phần lớn đồng bào các DTTS đã có chuyển biến về nhận thức, có ý
chí tự lực vươn lên thoát nghèo. Qua đó đã xuất hiện nhiều tấm gương tập thể,
cá nhân điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh trên địa bàn vùng DTTS-MN.
Xây
dựng vùng đồng bào DTTS tỉnh Nghệ An giàu về kinh tế, đậm đà bản sắc
dân tộc, vững về quốc phòng, an ninh
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
Hầu A Lềnh phát biểu
Phát
biểu tại Đại hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chúc mừng những kết quả đã
đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Nghệ An trong
thời gian qua, đặc biệt biểu dương ghi nhận sự cố gắng nỗ lực của đồng bào các DTTS đã chung sức, đồng lòng phát huy tiềm
năng, thế mạnh vùng DTTS–MN, góp sức
cùng nhân dân cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ đất nước
hiện nay.
Tại Đại hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy
ban Dân tộc đề nghị Đảng bộ, chính
quyền, quân và dân các DTTS tỉnh Nghệ
An quyết tâm phấn đấu đạt được những thành tựu cao hơn, to lớn hơn, mạnh dạn đổi mới sáng tạo, xác định cụ thể nhiệm
vụ, giải pháp thực hiện cho giai đoạn 2024-2029.
Cụ thể, các
cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội, cán bộ, đảng
viên cần tiếp tục nghiên cứu, nâng cao nhận thức sâu sắc các quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, đại đoàn kết dân tộc
và chính sách dân tộc.
Cùng với đó, tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các DTTS, thực hiện hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất
là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS- MN giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn
tỉnh. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội
với đảm bảo quốc phòng, an ninh, nhất là các địa bàn xung yếu, vùng biên giới. Tập
trung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào DTTS- MN, nhất là ở các xã vùng xa, vùng
đặc biệt khó khăn. Tiếp tục quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống tốt đẹp, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các DTTS...
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tin tưởng với vị trí
chiến lược, có nhiều tiềm năng, lợi thế, 48 dân tộc anh em tiếp tục phát huy
truyền thống quê hương cách mạng, đoàn kết, hăng hái thi đua lao động sản xuất,
tương trợ giúp đỡ nhau vượt qua mọi trở ngại, xây dựng vùng đồng bào DTTS
tỉnh Nghệ An giàu về kinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc, vững về quốc
phòng, an ninh, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đảng bộ tỉnh, mục tiêu
trong Quyết tâm thư của Đại hội.
Thực hiện tốt 5 “giữ”
Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý phát biểu
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, phát biểu
tại Đại hội, Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý trân trọng ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, những
thành tích mà cấp uỷ, chính quyền và đồng bào các DTTS của tỉnh đã đạt được trong thời gian qua.
Bày
tỏ thống nhất cao với phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp tực hiện công tác dân
tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2024-2029 được nêu trong Báo cáo chính trị và
các ý kiến tham luận tại Đại hội, ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bí thư Tỉnh ủy
đã gợi mở và nhấn mạnh một số nội dung mong muốn đồng bào các DTTS của tỉnh
thực hiện tốt trong thời gian tới.
Bí
thư Tỉnh ủy mong đồng bào giữ tình đoàn kết, tiếp tục phát huy cao độ khối đại
đoàn kết, tạo thành sức mạnh để vượt qua khó khăn, thử thách, cùng nhau xây
dựng bản làng ấm no, quê hương giàu đẹp.
Cùng
với đó, mong đồng bào giữ tài nguyên đầu nguồn, luôn nêu cao ý thức giữ rừng,
giữ nước đầu nguồn như chính cuộc sống của mình. Cùng nhau lên án và chặn đứng
tệ nạn khai thác, chặt phá rừng, khai thác tài nguyên trái phép. Nỗ lực thay
đổi tập tục canh tác theo hướng bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến tài
nguyên đầu nguồn, góp phần quan trọng phòng chống thiên tai và biến đổi khí
hậu.
Với
47 dân tộc thiểu số cùng chung sống trên địa bàn tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy mong muốn
đồng bào hãy luôn nâng niu, tự hào và giữ gìn văn hóa của dân tộc mình. Đó là
truyền dạy cho con cháu mình biết yêu, biết nói, biết viết chữ của tổ tiên để
lại; biết hát các bài hát, nhảy các điệu múa, nấu các món ăn, mặc các trang
phục của dân tộc mình trong mỗi sự kiện, lễ hội quan trọng.
Bí
thư Tỉnh ủy cũng bày tỏ mong muốn đồng bào tự tin, tự lực, tự cường, vượt khó
vươn lên. “Để có những vườn cây ăn quả dọc những sườn đồi, những vườn dược liệu
quý hiếm, có giá trị cao dưới tán rừng, những đàn gia súc, gia cầm số lượng
lớn... thì ý chí, quyết tâm vượt khó của bà con ta phải đủ lớn, dám mạnh dạn
thay đổi và lao động không ngừng” – Bí thư Tỉnh ủy bày tỏ.
Với
tuyến biên giới dài hơn 468 km của tỉnh, ngoài lực lượng chức năng, đồng bào các
DTTS chính là những “tai mắt”, là “cột mốc sống” vùng biên cương, Bí thư Tỉnh
ủy mong mỗi đồng bào luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tích cực tham
gia tuần tra canh gác, tố giác tội phạm; tham gia các hoạt động đối ngoại Nhân
dân hai bên biên giới Việt – Lào, góp phần giữ được “trong ấm ngoài êm”.
Tại
Đại hội lần này, Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho
cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành để thực hiện tốt công tác dân tộc, chính
sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng Bằng khen và kỷ niệm chương cho các tập
thể, cá nhân
Chủ tịch UBND tỉnh
Nguyễn Đức Trung trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể
Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Bùi Đình Long trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân
Tại
Đại hội, Ủy ban Dân tộc đã tặng Bằng khen cho 01 tập thể và 05 cá nhân; tặng kỷ
niệm chương cho 05 cá nhân; UBND tỉnh cũng đã tặng Bằng khen cho 6 tập thể và
24 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách
phát triển dân tộc giai đoạn 2019-2024.
Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Bùi Đình Long phát biểu bế mạc Đại hội