Đặc sắc Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Từ Làng Sen đến Thành phố Hồ Chí Minh”
Tối 19/5, tại sân vận động Làng Sen - xã Kim Liên, huyện Nam
Đàn, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An
phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình
nghệ thuật đặc biệt bế mạc Lễ hội Làng Sen 2024 với chủ đề “Từ Làng Sen đến
Thành phố Hồ Chí Minh”.
Về dự lễ bế mạc, có các đồng chí: Thiếu
tướng Nguyễn Ngọc Hà – Phó Tư lệnh Quân khu 4; Nguyễn Văn Thông – Phó Bí Thường
trực Tỉnh ủy; Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy. Các đồng chí Ủy viên Ban
Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Nam Đình – Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn
Thị Thu Hường – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Ngọc Kim Nam – Trưởng Ban Dân
vận Tỉnh ủy; Thiếu tướng Bùi Quang Thanh – Giám đốc Công an tỉnh; Phan Đức Đồng
– Bí thư Thành ủy Vinh; các đồng chí Tỉnh ủy viên: Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch
UBND tỉnh; Võ Văn Dũng – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Trần Thị Mỹ Hạnh –
Giám đốc Sở VH&TT.
Về phía thành phố Hồ Chí Minh có
đồng chí Trần Thế Thuận – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VH&TT. Tham dự chương
trình có đại diện Sở VH&TT các tỉnh: Thanh Hóa, Hà Tĩnh.
Các đại biểu dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt bế mạc Lễ hội Làng Sen năm
2024
Hằng năm, vào mỗi dịp sinh nhật Bác ngày
19/05, Lễ hội Làng Sen lại được tổ chức để Nhân dân cả nước nói chung, Nhân dân
Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ
Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Bên cạnh
đó, lễ hội còn đóng góp thiết thực vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn
hóa Hồ Chí Minh và những di sản văn hóa của dân tộc.
Ca khúc “Con đường thế kỷ ngày ấy
người đi” được trình bày tại lễ bế mạc
Lễ hội Làng Sen năm nay cũng là dịp Kỷ
niệm 55 năm ngày Bác Hồ gửi Bức thư cuối cùng cho Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
Nghệ An (21/7/1969 – 21/7/2024) và 55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ (1969 –
2024). Đây là dịp mang ý nghĩa vô cùng
đặc biệt để Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh cùng cả
nước nỗ lực thực hiện di huấn thiêng liêng của Người.
Các nghệ sĩ
trình bày ca khúc “Lễ hội Làng Sen nhớ Bác”…
Tháng
Năm, như một lời hẹn, những nẻo đường về với Kim Liên, huyện Nam Đàn lại rộn
lên những bước chân mang theo muôn vàn nỗi nhớ, thành kính và tri ân của người
dân đất Việt hướng về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ai ai cũng đều bồi hồi và nô nức khi được trở về quê hương
của Người trong dịp đặc biệt này. Về
để được nghe, được lớn lên và trưởng thành từ những câu chuyện kể về thân thế
và sự nghiệp của Người. Về để tưởng nhớ đến Bác, một vị Lãnh tụ vĩ đại, cả cuộc
đời đã dành trọn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng một Việt Nam độc
lập - tự do - hạnh phúc.
… và ca khúc “Di
chúc Bác Hồ” được nghệ sĩ NSUT Thế Vỹ trình bày
Đối với tỉnh nhà, Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm, sự quan tâm sâu đậm và dõi theo từng bước phát
triển của quê hương. Trong suốt 50 năm xa quê, Người luôn gửi đến đồng chí,
đồng bào những lời động viên và khuyến khích. Trích từ Thư của Người gửi đồng
bào tỉnh nhà vào tháng 8 năm 1949: “Mong đồng bào tiếp tục thi đua và giúp nhau
thi đua làm cho Nghệ An thành một tỉnh kiểu mẫu trong mọi công việc kháng chiến
và kiến quốc”…
Ca khúc “Miền
Nam mãi nhớ ơn Người” được nghệ sĩ Thùy Tinh trình bày
đầy cảm xúc
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt
cho đồng bào miền Nam. Miền
Nam tuy xa cách, nhưng lòng Bác Hồ luôn bên cạnh đồng bào miền Nam. Bác nói: “Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi”… Và với
đồng bào miền Nam, hình ảnh Bác Hồ luôn in sâu trong tim với vô vàn niềm tin
yêu, kính trọng, luôn mong ngày đón Bác vào thăm “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ
nhà/ Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”…
Đông đảo người dân xã Kim Liên đến xem chương trình nghệ
thuật đặc biệt
Tỉnh Nghệ An không chỉ đa dạng về địa
hình, bản sắc văn hóa mà còn được biết đến như một xứ sở của lễ hội truyền
thống, đặc biệt là các lễ hội gắn với di sản văn hóa. Thông qua các Lễ hội,
những nền văn hóa được hồi sinh, tái tạo và truyền giao từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Thực hiện làm theo lời Bác, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Nghệ An
vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các di sản văn hóa, phát triển bền vững
trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Với Lễ hội Làng Sen, đây là một lễ hội được
tổ chức vừa dung dị, thiêng liêng như những lễ hội cổ truyền, lại vừa mang tính
chất của những ngày hội lớn toàn dân tộc, truyền tải và tô rõ hơn vẻ đẹp văn
hóa Hồng – Lam.
Hòa chung
không khí Lễ hội Làng Sen, nhân dịp sinh nhật Bác, xuất phát từ trách nhiệm,
tình cảm với quê hương Bác Hồ, Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng tham dự và
giới thiệu đến Lễ hội Làng Sen những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất phương
Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Bản sắc văn hóa Thành phố Hồ
Chí Minh vốn là quá trình tụ cư và hội nhập văn hóa nhanh chóng của người dân
tộc Chăm, Hoa, Khmer với người dân tộc Kinh bản địa. Là nơi hội tụ, giao hòa nhưng không làm thay đổi những nét văn hóa riêng
của từng cộng đồng; vẫn nuôi dưỡng tất cả, từ đó, tạo nên sự phong phú, đa dạng
của văn hóa thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu.
Chương trình nghệ thuật gồm 3 phần: Tháng 5 nhớ Bác; hội làng bên sông Lam; từ Làng Sen
đến thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia biểu diễn của các NSND, NSƯT đến
từ thành phố
Hồ Chí Minh
và Nghệ An.
Các nghệ sỹ đến từ thành phố mang tên
Người đem đến Chương trình nghệ thuật những tiết mục đặc sắc
Sau nhiều năm hình thành và phát
triển, Lễ hội Làng Sen nay đã trở thành một ngày hội lớn không chỉ của người
dân xứ Nghệ, mà còn là của cả nước. Lễ hội cũng là dịp để ngợi ca quê hương
Nghệ An, ngợi ca thành phố Hồ Chí Minh – thành phố mang tên Bác không ngừng đổi
mới, hội nhập và phát triển. Đồng thời, đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh
Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh đến với cả nước và bạn bè quốc tế. Tại đây,
nhiều hoạt động thiết thực tạo điều kiện cho người dân thụ hưởng và sáng tạo
các giá trị văn hóa, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững của đất nước…
PT