Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung thăm và làm việc tại huyện Kỳ Sơn
Trong chương trình làm việc với các
huyện miền núi cao, sáng 26/5, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đã có buổi
làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Kỳ Sơn. Cùng tham dự buổi làm việc có lãnh
đạo Đoàn kinh tế - quốc phòng 4; lãnh đạo các sở, ngành.
Quang cảnh buổi làm
việc
Trước khi
bước vào làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Kỳ Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn
Đức Trung cùng đoàn công tác đã đi thăm mô hình nuôi cá tầm; trồng cây dược
liệu dưới tán rừng; kiểm tra khu Quy
hoạch tổ hợp du lịch sinh thái gắn với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp ứng
dụng công nghệ cao tại xã Na Ngoi; kiểm tra điểm đầu dự án đường giao thông
liên xã từ xã Tây Sơn đến xã Na Ngoi.
Chủ tịch UBND tỉnh
Nguyễn Đức Trung đã đến thăm mô hình cá Tầm thương phẩm của Đoàn kinh tế - quốc phòng
4, mỗi năm cho sản lượng 3 – 4 tấn cá thương
phẩm, ngoài chi phí cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng/năm.
Huyện vùng
núi cao Kỳ Sơn cách thành phố Vinh 250 km. Diện tích tự nhiên 209.264,5 ha, với
203,409 km đường biên giới. Toàn huyện có 20 xã và 01 thị trấn, trong đó có 11 xã biên giới tiếp
giáp với nước bạn Lào.
Kỳ Sơn đã thực hiện tốt “3 yên, 3 giữ”
Đ/c Nguyễn Hữu Minh –
Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn phát biểu
Báo cáo tại
buổi làm việc, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Nguyễn Hữu Minh cho biết: Năm 2021,
cùng với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng
ủng hộ và nỗ lực của toàn thể nhân dân, sự quan tâm giúp đỡ của
Trung ương và tỉnh, kinh tế - xã hội của huyện nhà đã đạt được những kết
quả quan trọng. Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội hoàn thành ở mức cao,
trong số 26 chỉ tiêu cơ bản có 17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Thu
nhập bình quân đầu người đạt 24,8 triệu đồng/người/năm (tăng 7,83% so với năm
2020). Thu ngân sách trên địa bàn đạt 21 tỷ đồng, bằng 113,82% dự toán HĐND
huyện giao. 5 tháng đầu năm 2022, thu ngân sách trên địa bàn huyện ước đạt 11,3
tỷ đồng, đạt 60,4% so với kế hoạch HĐND huyện giao; đạt 74,5% kế hoạch tỉnh
giao.
Công tác phòng, chống COVID-19 được tập trung chỉ đạo
quyết liệt, đồng bộ, ứng phó nhanh, cơ bản kiểm soát được tình hình. Các lĩnh
vực văn hóa - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội được quan tâm. Tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Công tác đối ngoại
hợp tác hữu nghị với các huyện nước bạn Lào được duy trì và không ngừng phát
triển.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung thăm mô hình trồng khảo
nghiệm cây dược liệu quý của Tập đoàn TH tại núi Pu Xai Lai Leng, xã Na Ngoi
Riêng về
kinh tế, trong năm qua, huyện tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ
để xây dựng các mô hình kinh tế gắn liền với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng,
có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thổ nhưỡng của huyện. Điển hình như mô
hình trồng cây Đẳng sâm tại xã Tây Sơn; mô hình trồng thâm canh giống lúa
SL9 tại các xã Nậm Cắn, Mỹ Lý; mô hình sản xuất thử nghiệm một số giống cây ăn quả ôn đới nhập nội tại bản Mường Lống 2, xã Mường Lống; mô
hình trồng cây dược liệu:
Giảo cổ lam, Hoài Sơn, Mướp đắng rừng; mô hình
trồng và sơ chế cây Đương quy Nhật và Đan sâm theo hướng GACP-WHO. Bên cạnh đó, huyện phối hợp
với các Sở, ngành, các nhà tài trợ tổ chức khảo sát, phát triển sản phẩm du
lịch mạo hiểm chinh phục đỉnh Phu Xai Lai Leng, du lịch cộng đồng tại xã Mỹ Lý
và Mường Lống. Năm
2021 đã tạo việc làm mới cho 781 lao động.
Đ/c Vi Hòe – Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn phát biểu
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Huyện ủy Vi Hòe cho
biết, trong thời gian qua, Kỳ Sơn đã thực hiện tốt “ 3 yên, 3 giữ” – Yên địa
bàn, yên dân, yên biên giới; giữ đất, giữ rừng và giữ người theo chỉ đạo của
đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý tại Đại hội Đảng bộ huyện Kỳ Sơn nhiệm
kỳ 2020-2025. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận thì vẫn tồn tại tình trạng trông chờ ỷ lại của một số cán bộ, đảng viên
và người dân; người dân chưa thật sự cố gắng để thoát nghèo. Mặc dù đạt được
một số kết quả, nhưng kinh tế của huyện Kỳ Sơn vẫn chưa có chuyển biến rõ nét.
Trên địa bàn mới chỉ có 2 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP; việc bao
tiêu sản phẩm còn khó khăn.
Tại buổi làm
việc, lãnh đạo huyện đề xuất UBND tỉnh, các sở, ngành quan tâm, hỗ trợ nguồn
lực cho huyện xây dựng cơ sở hạ tầng về trường học, đường giao thông. Đồng thời
đề nghị tỉnh ban hành cho huyện Kỳ Sơn cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế -
xã hội trên địa bàn.
Trước các
kiến nghị, đề xuất của huyện, lãnh đạo các sở, ngành đã có trả lời cụ thể, đồng
thời nêu lên một số vấn đề huyện cần phải thực hiện trong thời gian tới như: Phải
coi trọng chất lượng y tế cơ sở; phát triển du lịch để tạo sinh kế cho bà con
thông qua du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng và du lịch
mạo hiểm; cần phải có cơ chế đặc thù riêng để giúp người dân trên địa bàn xây
dựng các mô hình sinh kế bền vững thông qua doanh nghiệp; xử lý những vấn đề liên
quan đến an ninh biên giới; đầu tư các tuyến đường trên địa bàn…
Kỳ Sơn cần có tư duy mới để biến
những bất lợi thành lợi thế phát triển của địa phương
Chủ tịch UBND tỉnh
Nguyễn Đức Trung yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy Kỳ Sơn tiếp tục phát huy tinh
thần đoàn kết, thống nhất để thực hiện mọi nhiệm vụ
Phát biểu
kết luận buổi làm việc, theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung thì Kỳ Sơn
không chỉ là huyện khó khăn nhất của tỉnh mà còn là một trong những địa phương
khó khăn nhất của cả nước với vị trí của huyện miền núi cao, có đường biên giới
dài, địa hình hiểm trở, diện tích đất ở và đất sản xuất rất hạn chế... “Với
điều kiện đó mà lãnh đạo huyện Kỳ Sơn đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực
hiện hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an
ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị thì rất đáng được ghi nhận và biểu
dương, nhất là trong thời gian vừa qua trong bối cảnh dịch COVID -19 hết sức
phức tạp” - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung nhấn mạnh.
Chia sẻ với
khó khăn khách quan của huyện, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, UBND tỉnh, các sở,
ngành sẽ chung tay cùng với Kỳ Sơn để tháo gỡ khó khăn, khắc phục những điểm
nghẽn để đưa kinh tế - xã hội huyện phát triển.
Chủ tịch UBND tỉnh kiểm
tra phân khu chức năng tại khu vực trồng dược liệu dưới tán rừng tại xã Na Ngoi
của Tập đoàn TH
Về nhiệm vụ
trong thời gian tới, theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung khi Kỳ Sơn đã
nhìn nhận là huyện nghèo nhất, khó khăn nhất, có nhiều bất lợi nhất thì cố gắng
làm sao phải có góc nhìn mới, tư duy mới để biến những bất lợi thành lợi thế
phát triển của địa phương. Để tiếp tục thực hiện tốt “3 giữ, 3 yên”, và thực
hiện được mục tiêu phát triển bền vững dựa trên yếu tố sinh thái
bền vững và sinh kế bền vững đối với các huyện miền núi nói chung và huyện Kỳ
Sơn nói riêng thì trước hết Ban Thường vụ Huyện ủy Kỳ Sơn cần tiếp tục phát huy tinh
thần đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vượt khó, quyết tâm để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra, nhất là 3 đột phá
phát triển, 4 vùng kinh tế trọng điểm và 01 tuyến du lịch. Đồng thời rà soát lại các mục tiêu để có điều
chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn để tập trung thực hiện.
Để phát
triển kinh tế, huyện cần phải rà soát các quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng
đất, bởi diện tích đất sản xuất trên địa bàn rất khan hiếm do đó cần phải rà
soát sử dụng quỹ đất hiệu quả; cùng với đó rà soát lại quy hoạch 3 loại rừng
(rừng trồng, rừng sản xuất, rừng đặc dụng), quy hoạch khoáng sản.
Chủ tịch UBND tỉnh cùng
đoàn công tác đã đến kiểm tra khu Quy hoạch tổ hợp du lịch sinh thái gắn với
phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Na Ngoi do
Công ty Cổ phần tập đoàn Thiên Minh Đức đầu tư
Đối với phát
triển kinh tế, huyện cần tập trung cho lĩnh vực nông lâm nghiệp và phát triển
du lịch. Đối với nông lâm nghiệp, từ các mô hình của doanh nghiệp và Đoàn kinh
tế - quốc phòng 4 có thể nhân rộng và làm thay đổi tư duy và tập quán sản xuất của bà con trên địa
bàn, từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Song cần phải quan tâm
đến hoạt động bao tiêu sản phẩm. Đối với phát triển kinh tế rừng, cần phải thực
hiện phát triển dược liệu dưới tán rừng, phía các tập đoàn, công ty cần tạo
điều kiện từng bước đưa người dân vào cùng tham gia để tạo sinh kế bền vững.
Về phát
triển kinh tế du lịch, huyện cần tận dụng và phát huy những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử, danh lam,
thắng cảnh trên địa bàn để phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch
sinh thái, du lịch mạo hiểm; đồng thời phải kết nối được các tuyến du lịch
trong vùng, trong tỉnh.
Về lĩnh vực
công nghiệp, tập trung phát triển các cụm
công nghiệp trên địa bàn một cách hợp lý,
Về huy động
và sử dụng nguồn lực, huyện cần quản lý và sử dụng nguồn lực có trọng tâm, trọng
điểm, đầu tư xây dựng các dự án động lực có sức lan tỏa và tạo ra giá trị thúc
đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đồng thời quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu
để phục vụ đời sống người dân như đường giao thông, điện, nước sạch. Tập trung
sử dụng và lồng ghép, thực hiện hiệu quả các chương trình MTQG trên địa bàn
huyện.
Huyện Kỳ Sơn
là địa bàn bị tác động rất nhiều bởi thiên tai như lũ ống, lũ quét. Các khu vực
có nguy cơ sạt lở cần phải cảnh báo và có phương án di dân để đảm bảo an toàn
tính mạng và tài sản của người dân – Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND tỉnh
Nguyễn Đức Trung đánh giá cao hoạt động vì người nghèo của Đồn Biên phòng xã Na
Ngoi
Bên cạnh đó,
huyện cần quan tâm chăm lo công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân; đầu tư cơ
sở vật chất cho các trạm y tế cấp xã; quan tâm công tác giảm nghèo, phải thoát
nghèo bền vững; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân
tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Bên cạnh đó,
huyện cần thực hiện tốt công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy; nâng cao đạo đức công
vụ và tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức để hoạt động phục vụ
người dân và doanh nghiệp hiệu quả.
Là địa bàn
trọng điểm về quốc phòng an ninh, huyện cần tăng cường giữ vững mục tiêu đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an
toàn xã hội, giữ vững an ninh biên giới. Đồng thời tăng cường phối hợp và làm
sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đoàn kết, hợp tác, hữu nghị truyền thống với
các huyện biên giới với nước bạn Lào.
Phan Quỳnh