image banner

image advertisement image advertisement

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung làm việc với Ban Dân tộc tỉnh

Chiều 4/10, đồng chí Nguyễn Đức Trung – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Ban Dân tộc tỉnh để nghe kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian qua và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các Sở, ban, ngành.

Anh-tin-bai

Quang cảnh buổi làm việc

Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng lên

Những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An đã có những bước khởi sắc rõ rệt. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tích cực chăm lo sản xuất kinh doanh, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, tích cực.

Trong giai đoạn 2021-2025, công tác dân tộc và chính sách dân tộc có nhiều nhiệm vụ mới, nặng nề và được sự kỳ vọng lớn của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đặc biệt, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gồm: 10 dự án, 14 tiểu dự án, 36 nội dung hỗ trợ đầu tư do Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan thường trực Chương trình, nhiều đầu mối chủ trì, quản lý, tổ chức thực hiện với 08 Sở, ngành và 12 huyện, thị xã.

Anh-tin-bai

Đ/c Vi Văn Sơn – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh báo cáo công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 được thực hiện trên địa bàn 12 huyện, thị xã, gồm 131 xã (76 xã khu vực III, 55 xã khu vực I) theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và 588 thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Trong hai năm 2022, 2023, UBND tỉnh đã giao các đơn vị thực hiện 2.144.218,5 triệu đồng (trong đó, vốn đầu tư phát triển là 998.976,5 triệu đồng, đạt 88,82% kế hoạch; vốn sự nghiệp là 1.145.242 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch); còn lại 125.681,5 triệu đồng vốn đầu tư phát triển chưa giao. Tính đến ngày 10/9/2023, vốn đầu tư phát triển đã giải ngân là 328.585,19 triệu đồng, đạt 29,22% tổng kế hoạch (lũy kế đến ngày 30/12/2022 là 60.072,19 triệu đồng; vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là 159.214 triệu đồng; vốn năm 2023 là 109.299 triệu đồng).

Vốn sự nghiệp đã giải ngân là 42.328,92 triệu đồng, đạt 3,69% tổng kế hoạch (lũy kế đến ngày 30/12/2022 là 25.066,89 triệu đồng; vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là 17.150,03 triệu đồng; vốn năm 2023 là 112 triệu đồng).

Hiện nay, Ban Dân tộc tỉnh đang triển khai thực hiện các chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025... Ban Dân tộc tỉnh đã tập trung thực hiện công tác cải cách hành chính; củng cố tổ chức bộ máy, biên chế; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân…

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện một số chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn chậm, chưa thật sự bền vững. Một số mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình MTQG, nhất là các mục tiêu xã hội khó đạt theo kế hoạch đề ra; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao; tội phạm và tệ nạn xã hội còn tiềm ẩn phức tạp, nhất là tội phạm ma túy và buôn bán người. Việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian qua còn chậm và lúng túng; tiến độ giải ngân các nguồn vốn thực hiện chưa đạt yêu cầu theo kế hoạch đề ra. Công tác cải cách hành chính còn có mặt hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động của ngành có chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số hiện nay…

Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo các Sở, ngành đánh giá cao công tác phối hợp với giữa Ban Dân tộc tỉnh và các đơn vị trong thực hiện các chương trình, đề án phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các đại biểu đề nghị Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục quan tâm phát triển giáo dục, y tế, văn hóa tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục kêu gọi các nguồn vốn đề xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông…

Anh-tin-bai

Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Phan Văn Hoan đề nghị Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục nắm bắt các khó khăn để tham mưu các giải pháp tháo gỡ đồng thời tăng cường công tác kiểm tra các nội dung thuộc Chương trình MTQG

Anh-tin-bai

Giám đốc Sở VH&TT Trần Thị Mỹ Hạnh đề nghị cần xây dựng và nhân rộng các mô hình bảo tồn văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số để không bị mai một; đồng thời thời quan tâm đến hệ thống thiết chế của các địa phương

Anh-tin-bai

Giám đốc Sở NN&PTNT Phùng Thành Vinh đề nghị cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tiếp tục tham mưu các cơ chế, chính sách để phát triển vùng đồng bào dân tộc miền núi

Anh-tin-bai

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung kết luận buổi làm việc

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước xác định công tác dân tộc có vị trí hết sức quan trọng; hiện nay, đa số đồng bào dân tộc tập trung ở khu vực miền núi, vùng khó khăn.

Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự nỗ lực của Ban Dân tộc tỉnh trong thực hiện các nhiệm vụ được giao với tinh thần “vượt khó và đoàn kết”, đóng góp vào kết quả chung của tỉnh; đồng thời biểu dương những cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc các cấp. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ban Dân tộc tỉnh xác định rõ vị trí, vai trò của công tác dân tộc trong điều kiện của tỉnh để triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. Tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh các cơ chế, chính sách về công tác dân tộc. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục chính trị để nâng cao nhận thức cho người làm công tác dân tộc và đồng bào dân tộc để vươn lên thoát nghèo, có sinh kế bền vững.

Tập trung triển khai đồng bộ, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện các Chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc. Thực hiện lồng ghép các nguồn lực, thông qua đó góp phần nâng cao mức sống, tiếp cận công bằng giáo dục, y tế, văn hóa… cho đồng bào; thu hẹp khoảng cách khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm đến công tác tập huấn nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc tại địa phương.

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phối hợp với các ngành trong thực hiện các Chương trình, đề án, dự án liên quan đến công tác dân tộc. Quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đơn thư khiếu nại liên quan đến địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tăng cường công tác theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; cung cấp thông tin, báo cáo về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt là các điểm nóng về an ninh trật tự, tình hình thiên tai, dịch bệnh, môi trường... giải quyết những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Uỷ ban Dân tộc xem xét, giải quyết. Thực hiện tốt công tác đối ngoại…

Đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số. Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc; quan tâm nâng cao đời sống cho cán bộ làm công tác dân tộc.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An­­­­­­ có diện tích 13.745 km2, chiếm 83% diện tích tự nhiên; dân số 1.197.628 người, chiếm 36%, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 491.267 người, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh, gồm 47 dân tộc thiểu số, trong đó có 05 dân tộc thiểu số có lịch sử sinh sống lâu đời trên địa bàn là Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu.

PT

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image