image banner

image advertisement image advertisement

Cần có những giải pháp quyết liệt, cụ thể giải quyết những vấn đề hạn chế trong việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Chiều 28/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Phiên giải trình việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2021 đến nay.

Các đồng chí: Nguyễn Như Khôi – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Chu Đức Thái – Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đồng chủ trì. Tham dự phiên giải trình có đồng chí Bùi Đình Long – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, các Sở, ngành, đơn vị liên quan.

Anh-tin-bai

Quang cảnh phiên giải trình

Anh-tin-bai

Giám đốc Sở LĐTB&XH Đoàn Hồng Vũ giải trình việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề

Anh-tin-bai

Phó Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Lục Thị Liên tổng hợp đánh giá báo cáo của UBND tỉnh về việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay

Hiện trên địa bàn tỉnh có 6 khu công nghiệp, 22 cụm công nghiệp với hơn 395 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và 189 làng nghề, trong đó có 10 làng nghề truyền thống và 179 làng nghề. Trong thời gian qua, với sự tích cực trong thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đi vào hoạt động hiệu quả, đã đóng góp ngân sách khoảng 4.605 tỷ đồng/năm và giải quyết việc làm cho hơn 86.517 lao động. Những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các Sở, ban, ngành, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã đạt được những kết quả tích cực. Giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh đã tổ chức triển khai nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ tại hơn 1.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tính đến ngày 31/3/2024, có 8.881 lượt người hưởng chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với số tiền là 82.216 triệu đồng. Có 1.054.378 người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; tổng số thu quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp là 219.224 triệu đồng...

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động về ATVSLĐ tuy đã được triển khai thực hiện nhưng hiệu quả còn chưa cao. Công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong một số lĩnh vực, địa phương chưa thường xuyên, hiệu quả còn hạn chế. Ý thức chấp hành các quy định về ATVSLĐ của một bộ phận người lao động chưa tốt. Tình trạng tai nạn lao động vẫn còn xảy ra khá nhiều, làm nhiều người lao động bị thương vong, nhiều người lao động bị bệnh nghề nghiệp gây ảnh hưởng suy giảm sức khỏe, tính mạng của người lao động. Giai đoạn 2021 – 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 44 vụ tai nạn lao động làm 59 người bị nạn, trong đó có 20 người chết, 17 người bị thương nặng, 22 người bị thương nhẹ. Trong năm 2023, qua khám bệnh và điều tra bệnh nghề nghiệp đã phát hiện 82 người lao động bị bệnh nghề nghiệp. Việc xử lý các vụ việc tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp ở một số đơn vị còn nhiều vướng mắc, khó khăn như vụ việc xảy ra tại Công ty TNHH Châu Tiến...

Anh-tin-bai

 Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Nguyễn Thị Thu Nhi đề xuất công tác quản lý nhà nước cần được tiến hành quyết liệt hơn nữa để đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong việc thực hiện Luật ATVSLĐ

Anh-tin-bai

Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Thương làm rõ vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Anh-tin-bai

Đại tá Nguyễn Duy Thanh – Phó Giám đốc Công an tỉnh làm rõ hơn về công tác phòng cháy, chữa cháy tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh

Tại phiên giải trình, các Sở, ngành, đơn vị đã làm rõ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, ATVSLĐ, chế độ, chính sách đối với người lao động tại khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; giải pháp trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các vấn đề sai phạm trong thực hiện pháp luật ATVSLĐ; giải pháp tăng cường đảm bảo ATVSLĐ trong các làng nghề...

Anh-tin-bai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long phát biểu

Phát biểu tại phiên giải trình, đồng chí Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tính đến thời điểm này, tỉnh đã nỗ lực, cố gắng trong công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ, hệ thống văn bản tương đối đầy đủ, rõ... tuy nhiên, vẫn còn phải nỗ lực hơn nữa mới đáp ứng được công tác ATVSLĐ. UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngành thực hiện nghiêm túc hơn trong việc xử lý, xử phạt, kể cả việc đóng cửa đối với các doanh nghiệp vi phạm trong việc thực hiện ATVSLĐ. Đồng thời, kiến nghị Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo các Ban HĐND tỉnh tiếp tục triển khai công tác giám sát, đánh giá nội dung UBND tỉnh đã và đang triển khai để cùng thực hiện tốt công tác này.

Anh-tin-bai

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi phát biểu

Kết luận phiên giải trình, đồng chí Nguyễn Như Khôi – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh có những giải pháp quyết liệt, cụ thể để khắc phục, giải quyết những vấn đề tồn tại, hạn chế đã nêu trong báo cáo. Trong đó, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về Luật ATVSLĐ, Chỉ thị 31-CT/TW, sử dụng các nguồn lực để tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ gắn với kiểm tra chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền tới được người lao động. Rà soát, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý, thanh tra ATVSLĐ; tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh các lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; xử lý nghiêm và kịp thời các sai phạm để ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Đồng thời, chỉ đạo các ngành có liên quan khẩn trương giải quyết các vụ việc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khẩn trương thực hiện các giải pháp để hỗ trợ, giải quyết chế độ đối với những lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giám sát chặt chẽ việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất kinh doanh. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đầu tư, triển khai các biện pháp phòng ngừa, cải thiện môi trường lao động, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Cùng với đó, kiến nghị cơ quan chức năng xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định có liên quan đến việc giải quyết chính sách cho người lao động phù hợp với thực tiễn...

Kim Oanh

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image