image banner

image advertisement

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan làm việc với lãnh đạo huyện Kỳ Sơn

Trong chương trình làm việc tại Nghệ An, sáng nay (30/7), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã đi thị sát nắm tình hình tại địa bàn một số xã và làm việc với lãnh đạo huyện Kỳ Sơn.

Cùng đi về phía tỉnh có các đồng chí Tỉnh ủy viên: Nguyễn Như Khôi –Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phùng Thành Vinh –Giám đốc Sở NN&PTNT.

Anh-tin-bai

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đến thăm xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn để nắm bắt tình hình cuộc sống của bà con ở nơi đây

Anh-tin-bai

Tại xã Tây Sơn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác vào thăm rừng Pơ mu có diện tích hơn 100 ha

Báo cáo tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Kỳ Sơn cho biết: Vào các tháng 7,8,9 hàng năm, trên địa bàn huyện thường xuyên xuất hiện những cơn mưa cục bộ với lưu lượng trên 190 mm, gây ra hiện tượng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình giao thông, nhà ở, làm chết nhiều vật nuôi, thiệt hại lớn đến nông nghiệp và các công trình công cộng khác.

Anh-tin-bai

Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn Nguyễn Hữu Minh báo cáo

Riêng cơn lũ quét xảy ra vào tháng 10/2022 đã làm chết 01 người, ước thiệt hại về nhà ở gần 90 tỷ đồng; thiệt hại về giáo dục ước hơn 6 tỷ đồng; thiệt hại về nông nghiệp trên 18 tỷ đồng; ước thiệt hại về giao thông trên 180 tỷ đồng. Tài sản của người dân ước thiệt hại hơn 12 tỷ đồng...

Trên địa bàn huyện, hiện tại khu dân cư đoạn qua khối 4, khối 5 thị trấn Mường Xén vết nứt đã sạt xuống đến tận người dân gây mất an toàn cho tính mạng và tài sản của người dân. Tình hình sạt lở tại địa bàn thị trấn Mường Xén và xã Tà Cạ đang tiếp tục diễn ra. Theo lãnh đạo huyện, để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho bà con, việc đầu tư xây dựng hệ thống kè Chỉnh trị lòng khe Huồi Giảng và sạt lở núi đoạn qua bản Sơn Hà, Hòa Sơn, xã Tà Cạ là rất cấp bách.

Điều mong mỏi của lãnh đạo huyện cũng như bà con nơi đây là sớm xây dựng khu tái định cư cho nhân dân các vùng bị sạt lở nghiêm trọng, tuy nhiên các vị trí được lựa chọn tái định cư đang vướng vào đất rừng tự nhiên. Do điều kiện về địa hình, địa chất trên địa bàn không thể lựa chọn vị trí nào tốt hơn và hầu như quy hoạch vào vị trí nào cũng bị ảnh hưởng đến đất rừng. Huyện đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị liên quan hỗ trợ địa phương trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng một cách nhanh nhất để sớm đảm bảo điều kiện khởi công xây dựng công trình.

Anh-tin-bai

Bí thư xã Tây Sơn Vừ Rả Tênh đề nghị được xây dựng tuyến đường vào xã để giúp người dân đi lại cũng như vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa của bà con sản xuất.

Anh-tin-bai

Chủ tịch UBND xã Tà Cạ Vi Văn Mằn cho biết, hiện rất cần đất ở cho người dân đề nghị cấp trên triển khai sớm.

Anh-tin-bai

Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo đánh giá cao công tác bảo vệ rừng tại huyện Kỳ Sơn; trả lời về kiến nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng. Qua buổi khảo sát, thị sát tình hình sạt lở vào chiều hôm qua 29/7, lãnh đạo Cục Lâm nghiệp đã đưa ra một số giải pháp về chống sạt lở ở những nơi địa hình dốc cao

Anh-tin-bai

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương Ngô Đình Sơn, với điều kiện của Huyện nên tập trung xây dựng cấp thôn bản để phù hợp với nguồn lực

Anh-tin-bai

Cục Phó Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn – Bộ NN&PTTN Vũ Văn Tiến đề nghị huyện Kỳ Sơn rà soát tổng hợp các công trình để đưa vào vốn đầu tư trung hạn; làm tốt công tác quy hoạch nhất là quy hoạch bố trí dân cư để phân loại đất ở, đất sản xuất và đất rừng hợp lý tránh việc điều chỉnh do đánh giá địa chất, địa hình chưa sát

Anh-tin-bai

Chuyên gia về lĩnh vực du lịch Ngô Quang Khang chia sẻ cách làm du lịch, đưa sản phẩm địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng

Anh-tin-bai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ phát biểu

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ cho biết, với những khó khăn của một địa bàn huyện miền núi cao, phía tỉnh luôn quan tâm để có giải pháp, chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Kỳ Sơn nói riêng, trong đó có phát triển kinh tế rừng. Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Bộ NN&PTNT có hướng dẫn phát triển kinh tế dưới tán rừng và một số nội dung liên quan đến chính sách dành cho những xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn.

Anh-tin-bai

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi phát biểu

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi cũng bày tỏ trăn trở khi cùng có những khó khăn về địa hình núi cao, hiểm trở nhưng tỉnh Hà Giang, hay tỉnh Sơn La đều có sự phát triển, nhất là du lịch. Nhưng với  vùng núi Nghệ An, có những nơi người dân sống giữa rừng nhưng lại thiếu đất sản xuất. Bởi vậy, cách thoát nghèo ở nơi đây vẫn là sự học, rất cần có chính sách để đầu tư cho giáo dục, nhất là giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cũng theo Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chính sách cho đồng bào dân tộc miền núi có rất nhiều, song có quá nhiều Bộ, ngành thực hiện chính sách nên chưa phát huy được sức mạnh của chính sách do đó cần phải có chính sách đồng bộ và sát thực với nhu cầu của người dân như chính sách trợ giá...

Anh-tin-bai

Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu

Qua nắm bắt công tác phòng chống thiên tai, công tác xây dựng nông thôn mới, công tác bảo vệ và phát triển rừng Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết: Bộ NN&PTNT luôn trăn trở làm sao để vùng nông thôn luôn có sự phát triển. Đặc biệt, khi đến với tỉnh Nghệ An, về với huyện Kỳ Sơn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ với khó khăn của bà con nơi đây, với vai trò của mình Bộ NN&PTNT sẽ nghiên cứu giải pháp và có chính sách để hỗ trợ huyện Kỳ Sơn phát huy nội sinh có sự phát triển bền vững.

Đối với công tác phòng chống thiên tại, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan bên cạnh những giải pháp kỹ thuật cần có tư duy mở để có thể tạo nên sinh cảnh tại các công trình chống sạt lở và những câu chuyện trước đó để thu hút du khách tham quan, tìm hiểu.

Anh-tin-bai

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị HĐND tỉnh cùng với UBND tỉnh nghiên cứu để có giáo trình phù hợp dành cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số bên cạnh giáo trình chung

Bày tỏ quan tâm khi được nghe giới thiệu về cây BonBo – đặc sản của xã Tây Sơn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh đó chính là một điểm khác biệt giữa các địa phương cần được bảo tồn, phát huy giá trị bằng việc chăm chút cho sản phẩm hơn nữa.

Trong phát triển kinh tế rừng, quan trọng nhất là tạo ra không gian kinh tế rừng; làm sao là chuyển biến nhận thức, thay đổi tư duy người dân không phải là người đi làm thuê mà chính là chủ rừng, khi làm chủ tự khắc người dân có trách nhiệm với công việc của mình, sẽ sáng tạo, linh hoạt để tận dụng không gian, hệ sinh thái rừng phát triển sinh kế cho mình...

Với hơn 54% hộ nghèo trên địa bàn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Tỉnh cũng như huyện cần quan tâm đến công tác truyền thông để có nhiều chương trình đưa lại thông tin đến với bà con.

Anh-tin-bai

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trao đổi trực tiệp với lãnh đạo xã Tây Sơn trong việc bảo tồn và phát triển rừng Pơ mu và các sản vật của địa phương

Ngoài các vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp ở vùng miền núi, điều mà được Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cũng hết sức quan tâm đến vấn đề bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn trong xu thế phát triển. Câu chuyện văn hóa, tri thức gắn rất chặt vào sự phát triển. Chính những yếu tố này sẽ tạo nên bản sắc. Ngay trong chương trình giáo dục phải có thêm giáo trình riêng đề phù hợp với đối tượng vùng miền, cũng như đồng bào các dân tộc.

Đặt câu hỏi, Kỳ Sơn mong muốn mọi người nghĩ đến bằng niềm thương xót hay thương mến, thương nhớ, ... Nếu là thương mến, thương nhớ thì đó là chính là thành công của lãnh đạo và bà con nơi đây. Bộ trưởng bày tỏ mong muốn đội ngũ cán bộ huyện Kỳ Sơn cần vẽ ra nhiều bức tranh sinh động về mảnh đất và con người nơi đây,  Kỳ Sơn không chỉ là vùng đất khó khăn mà còn có nhiều vẻ đẹp khác đáng được khám phá về phong cảnh, về phong tục tập quán, văn hóa của các đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn.

Anh-tin-bai

Dịp này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã tặng hai ngôi nhà tình thương cho người cao tuổi đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn

Ngay như thực hiện các dự án tái định cư cũng cần tôn trọng văn hóa trong xây dựng các ngôi nhà, bởi đó là mái ấm, nếp nhà để tránh tình trạng các khu tái định cư được xây dựng xong người dân không đến ở. Chia sẻ câu chuyện về một ngôi làng tại Nhật Bản chỉ với 30 hộ dân trồng rau nhưng trở thành ngôi làng du lịch nổi tiếng trên thế giới, Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn, đồng thời cho biết sau chuyến công tác này, Bộ NN&PTNT sẽ có chương trình hợp tác với tỉnh Nghệ An, huyện Kỳ Sơn nghiên cứu, hỗ trợ xây dựng mô hình để từ đó nhân rộng ra cho các huyện miền núi khác trong cả nước. Mô hình được xây dựng và xây dựng thành công thể hiện khát vọng và niềm tự hào của lãnh đạo và bà con nhân dân, để làm sao khi mọi người trên đất nước cũng như thế giới nghĩ đến Kỳ Sơn một huyện miền núi xa xôi, có rất nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo và bà con nơi đây đã hiện thực hóa để có một mô hình đầy ấn tượng, mang lại giá trị kinh tế lớn và để mọi người thương mến và thương nhớ Kỳ Sơn.

Anh-tin-bai

Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Bộ trưởng Lê Minh Hoan và những chia sẻ của các thành viên trong đoàn công tác về những ý kiến gợi mở định hướng phát triển cho huyện trong thời gian tới, Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn Vi Hòe cho biết huyện luôn cố gắng để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; thực hiện tốt 3 yên “Yên dân, yên địa bàn và yên biên giới”

Phan Quỳnh

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image