Lấy ý kiến về dự thảo Quy chế phối hợp trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Sở Tư pháp đang lấy ý kiến các cá nhân, tổ chức về dự thảo Quyết định ban hành Quy chế phối hợp trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.
Theo dự thảo, đối tượng áp dụng của quy chế gồm: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh (các sở, ban, ngành); UBND các huyện, thành phố, thị xã (UBND cấp huyện); UBND các xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) trên địa bàn tỉnh; Người có thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền lập biên bản; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (VPHC).
Quy chế phối hợp được thực hiện trên nguyên tắc: Tuân thủ các quy định pháp luật về xử lý VPHC. Đảm bảo sự phối hợp kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất và có hiệu quả giữa các cơ quan có liên quan trong việc triển khai và thực hiện các hoạt động về công tác thi hành pháp luật về xử lý VPHC trên địa bàn tỉnh. Việc phối hợp dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân theo quy định; đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động riêng của từng cơ quan, đơn vị, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Phát huy tính chủ động, tích cực và đề cao trách nhiệm của các cơ quan phối hợp.
Các nội dung phối hợp bao gồm: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ pháp luật về xử lý VPHC; kiểm tra, thanh tra công tác thi hành pháp luật về xử lý VPHC. Tiếp nhận, xem xét, giải quyết và trả lời phản ánh, kiến nghị; thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý VPHC. Thống kê, báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý VPHC. Thẩm định, đánh giá hồ sơ vi phạm hành chính…
Hình thức phối hợp: Trao đổi ý kiến bằng văn bản; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác xử lý VPHC theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp. Tổ chức các hoạt động liên ngành; sơ kết, tổng kết. Tổ chức kiểm tra liên ngành việc thi hành pháp luật về xử lý VPHC. Tổ chức các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật về xử lý VPHC: Biên soạn tài liệu; tổ chức tọa đàm, hội nghị, cuộc thi, tập huấn chuyên sâu...
Dự thảo cũng quy định rõ nội dung và trách nhiệm phối hợp trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý VPHC; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xử lý VPHC; công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý VPHC; phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý VPHC; phối hợp giải quyết, kiểm tra hồ sơ VPHC; tổ chức thi hành quyết định xử phạt VPHC, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; phối hợp xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý VPHC; thống kê xử lý VPHC…
Mời độc giả xem và góp ý dự thảo quyết định tại đây.
PT (Tổng hợp)