Xử lý tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước trong quá trình sắp xếp bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh
Ngày 23/1/2025, UBND
tỉnh đã ban hành Công văn số 637/UBND-KT về việc xử lý tài sản, tài chính, ngân
sách nhà nước trong quá trình sắp xếp bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Tuyệt đối không để xảy
ra tình trạng thất thoát tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước khi thực hiện
sắp xếp.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương
thuộc diện sắp xếp, tinh gọn bộ máy có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận nguyên trạng tài sản, tài chính, ngân
sách nhà nước kịp thời, đúng quy định.
Căn cứ mô hình sắp xếp tổ chức bộ máy được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc diện sắp xếp có trách nhiệm
lập phương án bàn giao, tiếp nhận tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước theo
quy định. Phương án bàn giao, tiếp nhận tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước
phải được bàn bạc tập thể, thống nhất phương thức thực hiện để sau khi sắp xếp
mọi hoạt động của bộ máy nhà nước được thực hiện thông suốt, ổn định, hiệu quả.
Từng cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ
được giao, thực hiện kiểm kê tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước theo chế độ
quy định, lập đầy đủ hồ sơ về tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước trước khi
sắp xếp; đối chiếu với kết quả đã kiểm kê tài sản gần nhất trước đó, thực hiện
đối chiếu các khoản thu, chi ngân sách các nguồn kinh phí bao gồm số chi từ tài
khoản dự toán, số dư tạm ứng, số dư dự toán còn lại, số phát sinh các tài khoản
tiền gửi, số dư tài khoản tiền gửi, tạm thu, tạm giữ... để xác định tài sản,
tiền vốn,... thừa, thiếu và xác định trách nhiệm để xử lý dứt điểm trước thời
điểm sắp xếp. Khi bàn giao, tiếp nhận tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước
giữa các cơ quan, đơn vị phải lập biên bản bàn giao tiếp nhận giữa các bên theo
quy định.
Cơ quan, đơn vị bàn giao thực hiện bàn giao đầy đủ, trung
thực hồ sơ, chứng từ và các tài liệu liên quan đến tình hình tài chính, tài
sản, công nợ (nếu có) của các cơ quan, đơn vị cho cơ quan tiếp nhận bàn giao và
chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung, tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ, chứng
từ, tài liệu theo quy định. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát tài
sản, tài chính, ngân sách nhà nước khi thực hiện sắp xếp.
Dự toán chi ngân sách đối với đơn vị hành chính hình thành
sau sắp xếp được tính trên cơ sở cộng gộp dự toán chi ngân sách của các đơn vị
hành chính trước khi sắp xếp theo định mức phân bổ tại Nghị quyết số
21/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh và các chính sách, chế độ hiện
hành. Việc phân bổ dự toán chi đối với đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp
do HĐND các cấp quyết định phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc diện sắp xếp chịu trách
nhiệm toàn diện đối với các vấn đề về tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước
năm 2024 trở về trước và của năm 2025 tính đến thời điểm sáp nhập; đồng thời,
chịu trách nhiệm về việc đề xuất điều chỉnh nguồn tài chính còn lại năm 2025 đã
được giao.
Công tác bàn giao, tiếp nhận phải đảm bảo không làm ảnh hưởng
đến hoạt động chung và công việc chuyên môn của các cơ quan, đơn vị. Không lợi
dụng việc bàn giao để xóa bỏ trách nhiệm của cơ quan bàn giao, cơ quan tiếp
nhận bàn giao.
Tạm dừng việc triển
khai cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc trong thời gian xây dựng Đề án sắp xếp,
tinh gọn tổ chức bộ máy
Các cơ quan, đơn vị thuộc diện sắp xếp có trách nhiệm thực
hiện kiểm kê, phân loại đối với tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của cơ
quan, đơn vị theo các nhóm tài sản như sau: Tài sản của cơ quan, đơn vị (bao
gồm cả tài sản đang sử dụng để cho thuê, liên doanh, liên kết, khai thác). Tài
sản phát hiện thừa/thiếu qua kiểm kê. Tài sản không phải của cơ quan (tài sản
nhận giữ hộ, tài sản mượn, tài sản thuế của tổ chức, cá nhân khác,...); cập
nhật biến động đến khi Đề án/Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
Tạm dừng việc triển khai cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc,
mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc và thuê mới tài sản trong thời gian
xây dựng Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cho đến khi hoàn thành Đề án
hoặc có văn bản hướng dẫn mới (trừ trường hợp đã thực hiện tổ chức lựa chọn nhà
thầu và trường hợp thực sự cần thiết khác, cơ quan, đơn vị phải báo cáo cơ
quan, người có thẩm quyền để xem xét, quyết định).
Trên cơ sở kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, các cơ quan,
đơn vị thuộc diện sắp xếp có trách nhiệm: Xử lý tài sản phát hiện thừa/thiếu
qua kiểm kê (ghi nhận vào tài sản của cơ quan, đơn vị đối với tài sản phát hiện
thừa; ghi giảm tài sản trên sổ kế toán và không tổng hợp vào tài sản của cơ
quan, đơn vị đối với tài sản phát hiện thiếu). Trả lại tài sản cho tổ chức, cá
nhân khác đối với tài sản giữ hộ, mượn.
Chấm dứt việc thuê tài sản (nếu được sự thống nhất của bên
cho thuê và việc chấm dứt thuê không làm ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan,
đơn vị). Bảo vệ, bảo quản tài sản của cơ quan, đơn vị theo quy định; tránh để
mất, thất thoát tài sản.
Tài sản của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả tài sản phát hiện
thừa qua kiểm kê) và tài sản thuê của tổ chức, cá nhân khác mà không chấm dứt
việc thuê được quản lý, xử lý theo các trường hợp như sau: Trường hợp hợp nhất
cơ quan, đơn vị hoặc hợp nhất các cơ quan, đơn vị và chuyển một số chức năng,
nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị khác, cơ quan, đơn vị sau sắp xếp được kế thừa
quyền quản lý, sử dụng tài sản đã tiếp nhận, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ theo
Hợp đồng thuê tài sản, cho thuê, liên doanh, liên kết, khai thác tài sản (nếu
có).
Không để tình trạng bỏ
trống, không sử dụng, sử dụng sai mục đích, sử dụng kém hiệu quả gây lãng phí,
thất thoát tài sản
Sau khi hoàn thành việc sắp xếp, cơ quan, đơn vị sau sắp xếp
có trách nhiệm: Bố trí sử dụng tài sản theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài
sản công; thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật,
bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Xác định tài sản dôi dư (không còn nhu cầu sử dụng
theo cơ cấu tổ chức bộ máy mới) hoặc thuộc trường hợp phải xử lý theo quy định
pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công để lập hồ sơ đề nghị xử lý, báo cáo
cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý theo quy định; không để
tình trạng bỏ trống, không sử dụng, sử dụng sai mục đích, sử dụng kém hiệu quả
gây lãng phí, thất thoát tài sản.
Tiếp tục thực hiện các nội dung chưa hoàn thành đối với các
tài sản đã có Quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền trước khi sắp
xếp mà đến thời điểm sắp xếp chưa hoàn thành việc xử lý.
Trường hợp thay đổi cơ quan quản lý cấp trên, các cơ quan,
đơn vị đang quản lý, sử dụng tài sản lập hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản,
trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp kết thúc hoạt động và chuyển chức năng, nhiệm vụ
sang cho một cơ quan, đơn vị khác: Các cơ quan, đơn vị tiếp nhận nhiệm vụ được
kế thừa quyền quản lý, sử dụng tài sản của cơ quan, đơn vị kết thúc hoạt động
(bao gồm cả quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng thuê tài sản, cho thuê, liên doanh,
liên kết, khai thác tài sản (nếu có)) và có trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản
được thực hiện tương tự trường hợp quy định.
Trường hợp việc chuyển chức năng, nhiệm vụ gắn với chuyển cơ
quan, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó sang cơ quan, đơn vị khác: Các cơ
quan, đơn vị tiếp nhận nhiệm vụ được kế thừa quyền quản lý, sử dụng tài sản của
cơ quan, đơn vị kết thúc hoạt động (bao gồm cả quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng
thuê tài sản, cho thuê, liên doanh, liên kết, khai thác tài sản (nếu có)) và có
trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản được thực hiện tương tự trường hợp quy định.
Trường hợp việc chuyển chức năng, nhiệm vụ mà không gắn với
chuyển cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó sang cơ quan, đơn vị
khác: Trường hợp còn cơ quan quản lý cấp trên thì cơ quan, đơn vị kết thúc hoạt
động có trách nhiệm bàn giao tài sản cho cơ quan quản lý cấp trên. Cơ quan quản
lý cấp trên có trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản theo quy định của pháp luật
về quản lý, sử dụng tài sản công.
Trường hợp không còn cơ quan quản lý cấp trên thì cơ quan,
đơn vị kết thúc hoạt động có trách nhiệm bàn giao tài sản cho cơ quan được giao
chủ trì lập Đề án/Phương án sắp xếp. Cơ quan được giao chủ trì lập Đề án/Phương
án sắp xếp có trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về
quản lý, sử dụng tài sản công.
Trường hợp không còn cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan chủ
trì lập Đề án/Phương án sắp xếp sẽ kết thúc hoạt động sau khi Đề án/Phương án
được phê duyệt thì cơ quan, đơn vị kết thúc hoạt động có trách nhiệm bàn giao
tài sản cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định.
Cơ quan tiếp nhận tài sản có trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản theo quy định
của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Trong thời gian chưa xử lý tài sản, cơ quan, đơn vị được giao
tiếp nhận tài sản để quản lý, xử lý có trách nhiệm bố trí cho cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động đang sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động
sự nghiệp và các tài sản khác để thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm không
làm gián đoạn, ảnh hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động theo quy định.
Thời điểm chốt số liệu để bàn giao tính đến ngày quyết định
của cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án sắp xếp có hiệu lực…
PT (Tổng hợp)