Xử lý kiên quyết, áp dụng các hình phạt cao nhất đối với các vi phạm trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
Là
yêu cầu của UBND tỉnh tại Công văn số 3016/UBND-KT ngày 17/4 về việc tăng cường
các giải pháp đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ tín dụng
nhân dân.
Công văn nêu rõ: Trong thời gian
qua, hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn tỉnh đã từng bước phát
triển bền vững, lớn mạnh, hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích nhằm tương trợ,
nâng cao đời sống của các thành viên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại
địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải khắc
phục.
Tập trung thực hiện các giải pháp
nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, công tác quản trị… của các QTDND trên địa bàn
Để tiếp tục tăng cường, củng cố và
phát triển hiệu quả mô hình QTDND trong thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu các Sở,
ban, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thực
hiện hiệu quả Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ, các
nhiệm vụ được giao về việc triển khai thực hiện Đề án "Cơ cấu lại hệ thống
các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025" trên địa
bàn tỉnh và các Công văn của UBND tỉnh về
việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg.
Cụ thể, UBND tỉnh yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam Chi nhánh tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả các nội
dung chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc chấn chỉnh, tăng
cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo an ninh, an toàn
trong hệ thống QTDND; chỉ đạo, giám sát các QTDND trên địa bàn thực hiện tốt
các nội dung tại Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025
của các đơn vị. Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực tài chính,
chất lượng tín dụng, công tác quản trị, điều hành, kiểm soát, kiểm toán nội bộ;
kịp thời rà soát và điều chỉnh Phương án phù hợp với thực tiễn. Thường xuyên
thông tin cảnh báo cho các QTDND về những phương thức, thủ đoạn, hành vi vi
phạm mới trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng để biết và phòng ngừa.
Đồng
thời, tăng cường công tác giám sát hoạt động của các QTDND theo quy định, nâng
cao khả năng phát hiện, cảnh báo sớm những dấu hiệu hoạt động thiếu an toàn,
rủi ro, yếu kém, vi phạm pháp luật. Xử lý kiên quyết, áp dụng các hình phạt cao
nhất theo quy định các vi phạm tái diễn hoặc vi phạm chậm khắc phục. Phối
hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có
liên quan để thực hiện các giải pháp ổn định hoạt động của các QTDND.
Cùng
với đó, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương tăng
cường trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các
QTDND; hỗ trợ hoạt động của các QTDND đảm bảo ổn định, an toàn đúng quy định
của pháp luật, có phương án xử lý các QTDND yếu kém; tăng cường công tác quản
lý đối với cán bộ, nhân sự làm việc tại các QTDND; ngăn ngừa các vi phạm, rủi
ro đạo đức; phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền đối với hoạt
động của các QTDND; ổn định tâm lý người dân, đảm bảo tình hình an ninh trật tự
trên địa bàn khi có vấn đề nảy sinh.
Xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi
vi phạm pháp luật trong hoạt động của các QTDND
UBND tỉnh đề
nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh đẩy nhanh quá trình xét
xử đối với các vụ án liên quan đến các QTDND; xử lý nghiêm đối với các hành vi
vi phạm pháp luật trong hoạt động. Giao Công an tỉnh phối hợp chặt chẽ với
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh, các cơ quan có liên quan và chính
quyền địa phương xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động
của các QTDND; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hỗ trợ, phối hợp với các cơ quan
chức năng trong việc thu hồi vốn, tài sản của các QTDND theo quy định.
Các Sở: KH&ĐT, Xây dựng, TN&MT kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh các thủ tục đầu tư, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các QTDND theo đúng quy định khi có đề
nghị của đơn vị, nhằm tạo điều kiện cho các QTDND có trụ sở làm việc, đảm bảo
hoạt động ổn định, lâu dài.
UBND các huyện,
thành phố, thị xã chủ động,
tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh trong việc
giám sát, hỗ trợ hoạt động của các QTDND trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo
UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của các
QTDND, kịp thời xử lý các sự cố phát sinh tại các QTDND. Hướng dẫn các QTDND xử
lý các khó khăn, tồn tại trong hoạt động, nhất là các vấn đề về thu hồi nợ xấu,
nợ quá hạn, quy hoạch đất đai, trụ sở làm việc.
Liên minh Hợp tác xã tỉnh phát huy vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các QTDND hoạt
động theo đúng quy định; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh
tỉnh và các Sở, ngành có liên quan tham mưu và tổ chức thực hiện công tác đào
tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho các QTDND, đặc biệt là các thành viên trong Hội
đồng quản trị, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát và cán bộ nghiệp vụ.
Các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tiếp tục bám sát nội dung định hướng, chỉ đạo của Ngân hàng
Nhà nước các cấp, các cơ quan chức năng, cấp ủy và chính quyền địa phương trong
quá trình hoạt động. Đảm bảo thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, không chạy theo
lợi nhuận đơn thuần, chú trọng nâng cao tính tương trợ, liên kết giữa các thành
viên, tập trung vào mục tiêu hỗ trợ thành viên phát triển sản xuất kinh doanh,
dịch vụ và cải thiện đời sống. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần
mềm, hệ thống an ninh, đảm bảo an toàn trong hoạt động đáp ứng yêu cầu quản
trị, quản lý tài chính, hạch toán, kế toán và chế độ báo cáo theo quy định của
pháp luật...
Kim Oanh
(tổng hợp)