Triển khai Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia trên địa bàn tỉnh
Để triển khai thực hiện
kịp thời, hiệu quả Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 08/7/2024 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn
đến năm 2050, ngày 04/9, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 687/KH-UBND.
Kế
hoạch xác định rõ vai trò, trách nhiệm chủ trì và phối hợp của các Sở, ban,
ngành cấp tỉnh, địa phương và đơn vị có liên quan trong triển khai thực hiện
Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Cụ thể, UBND tỉnh giao các Sở, ban,
ngành; UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với UBND cấp xã và các đơn vị liên quan
xây dựng, cập nhật phương án phân vùng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng sinh học trên địa bàn tỉnh; định hướng mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi
trường cấp quốc gia, cấp tỉnh đã được định hướng trong Quy hoạch bảo vệ môi
trường quốc gia vào Quy hoạch tỉnh và tổ chức thực hiện.
Sở
TN&MT chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã và các đơn vị liên quan
xây dựng Quyết định về xác định vị trí, ranh giới của vùng bảo vệ nghiêm ngặt,
vùng hạn chế phát thải trên địa bàn quản lý đã được xác định trong Quy hoạch
tỉnh. Rà soát, thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp tỉnh
thống nhất, đồng bộ với mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc
gia; triển khai thực hiện chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn
tỉnh...
UBND
cấp huyện, Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND cấp
xã bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải tập trung theo Quy hoạch tỉnh; thực
hiện việc giao đất để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải tập
trung trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, rà soát các khu xử lý chất thải tập trung
trên địa bàn; đề xuất UBND tỉnh đầu tư nâng cấp, cải tạo đối với khu xử lý chất
thải tập trung không đáp ứng về quy hoạch, công nghệ và môi trường.
Sở
Tài chính, Sở KH&ĐT, UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với các Sở, ban,
ngành liên quan, UBND cấp xã bố trí kinh phí hoặc chủ động tìm kiếm, huy động
các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, vận hành, hệ thống thu gom,
lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải; hệ thống các công trình
biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải trên địa bàn...
UBND
tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức thành viên, đoàn viên, hội viên,
các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường hiệu quả. Đồng
thời, tăng cường vai trò phản biện, giám sát việc thực hiện các chủ trương,
chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Ngày 8/7/2024, Phó Thủ tướng Trần
Hồng Hà ký Quyết định số 611/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc
gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu của Quy hoạch bảo vệ
môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm chủ động
phòng ngừa, kiểm soát được ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải
thiện được chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa
dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của
nhân dân trên cơ sở sắp xếp, định hướng phân bố hợp lý không gian, phân vùng
quản lý chất lượng môi trường; định hướng thiết lập các khu bảo vệ, bảo tồn
thiên nhiên và đa dạng sinh học; hình thành các khu xử lý chất thải tập trung
cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh; định hướng xây dựng mạng lưới quan trắc và
cảnh báo môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh; phát triển KT-XH bền vững theo
hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp, hài hòa với tự
nhiên và thân thiện với môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
PQ (tổng hợp)